Ukraine nhận tên lửa diệt hạm Harpoon và lựu pháo M109, thề bảo vệ vững chắc Odessa
Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov tuyên bố tên lửa diệt hạm Harpoon do Đan Mạch cung cấp sẽ giúp Kiev giành lại vùng biển quan trọng ở Biển Đen và bảo vệ an toàn thành phố cảng chiến lược Odessa.
Tên lửa Harpoon phóng từ đất liền. Ảnh: Navalnews
Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov ngày 28/5 tuyên bố rằng Kiev “vẫn sẽ thắng” trong cuộc xung đột với Nga. Giống như các quan chức Ukraine khác, ông Reznikov đặt hy vọng vào vũ khí do nước ngoài cung cấp, đặc biệt là tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch.
Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản Harpoon sẽ được Đan Mạch chuyển giao cho Ukraine. Đan Mạch đang vận hành biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II có khả năng tấn công chiến hạm trên biển, cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này từng biên chế mẫu RGM-84A Block I với tính năng kém hơn trong thập niên 1990, trước khi đưa chúng vào niêm cất năm 2003.
Trong một bài đăng dài trên Facebook, Bộ trưởng Reznikov cho biết Ukraine đã bắt đầu nhận tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch và lựu pháo tự hành từ Mỹ. Ông cảm ơn “một số” quốc gia đã bổ sung đạn pháo 155 ly cho Ukraine và ca ngợi Mỹ về lô lựu pháo M777 155 ly mới chuyển gần đây cùng hơn 100 máy bay không người lái các loại.
Lựu pháo M777 đã được Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Twitter
Ông Reznikov nói: “Tôi cũng muốn thông báo rằng khả năng phòng thủ bờ biển của đất nước chúng ta sẽ không chỉ được tăng cường bởi các tên lửa Harpoon – chúng sẽ được sử dụng bởi các nhóm Ukraine đã huấn luyện”. Trước đó, hôm 23/5, sau cuộc họp trực tuyến với các đồng minh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo Đan Mạch sẽ gửi một số lượng không xác định các tên lửa này tới Ukraine.
Boeing’s A / U / RGM-84 Harpoon là tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ, với tầm bắn ước tính khoảng 300km. Nó được hướng dẫn radar chủ động và lướt trên bề mặt cho đến khi đạt được mục tiêu, tại thời điểm đó nó có thể thực hiện cơ động ‘bật lên’ và tấn công từ trên cao. Các trạm phóng thường được phóng từ tàu nổi hoặc máy bay tấn công, nhưng bệ phóng có thể được tháo ra khỏi tàu để sử dụng trên bờ.
“Tôi tin tưởng rằng ‘tình anh em’ quân sự của Harpoon và Neptune sẽ giúp chúng tôi giải phóng và khiến vùng Biển Đen của chúng tôi an toàn trở lại, cũng như bảo vệ Odessa một cách đáng tin cậy” ông Reznikov tuyên bố.
Neptune là loại tên lửa hành trình do Ukraine sản xuất. Kiev tuyên bố rằng đã sử dụng tên lửa này để tấn công và đánh chìm soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga, tàu tuần dương Moskva, hồi tháng 4. Nga bác bỏ tuyên bố này.
Video đang HOT
Ông Reznikov không phải là quan chức Ukraine đầu tiên đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc chiếm lại vùng biển của nước này ở Biển Đen, nơi hầu như nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Nga kể từ đầu cuộc xung đột. Sau khi việc chuyển giao tên lửa Harpoon của Đan Mạch được công bố hôm 23/5, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã đăng dòng tweet rằng Mỹ đang “chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hạm đội Biển Đen”, một tuyên bố mà Lầu Năm Góc lập tức phủ nhận.
Nỗ lực trước đó của Ukraine nhằm chiếm lại một tiền đồn ở Biển Đen là Đảo Rắn đã thất bại. Nga cho biết, cuộc tấn công vào hòn đảo diễn ra hồi đầu tháng đã khiến Ukraine thiệt hại 30 máy bay không người lái, 14 máy bay và 3 tàu.
Kiev cáo buộc Nga phong tỏa thành phố cảng quan trọng Odessa, ngăn các chuyến hàng thực phẩm ra vào Ukraine. Moskva nói rằng các vấn đề hậu cần bắt nguồn từ việc Ukraine đặt thuỷ lôi ở Biển Đen, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga hôm 25/5 cho biết họ đã rà phá một phần bãi thuỷ lôi trên biển Azov, mở đường cho tàu thuyền dân sự. Một hành lang hải quân rộng 5km khác ở Biển Đen đã được Hải quân Nga duy trì một thời gian và vẫn rộng mở cho các hoạt động giao thông.
Tháng 7/2016, tàu chiến USS Coronado (LCS 4) lần đầu phóng tên lửa vượt chân trời Harpoon Block 1C. Ảnh: US Navy
Harpoon được biến đến là loại tên lửa chống hạm thành công nhất trên thế giới và đang được biên chế cho lực lượng vũ trang của trên 30 nước.
Tên lửa Harpoon có thể được phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, các khẩu đội phòng không ven biển cũng như từ các máy bay hải quân như F/A-18A-F, máy bay chống ngầm Lockheed P-3C Orion và máy bay do thám. Việc phóng Harpoon từ tàu chiến, tàu ngầm và hệ thống phòng không ven bờ phải cần đến bộ phận đẩy phụ, trong khi việc phóng tên lửa này từ trên không sẽ không cần bộ phận hỗ trợ đẩy và động cơ sẽ được kích hoạt ngay sau khi tách khỏi máy bay.
Theo nhà sản xuất Boeing, hiện có hơn 600 tàu, 180 tàu ngầm, 12 loại máy bay khác nhau cùng một số phương tiện phóng trên đất liền trên khắp thế giới được tích hợp tên lửa Harpoon.
Giới chuyên gia nhận định mẫu tên lửa này có thể uy hiếp các tàu chiến Nga hoạt động ngoài khơi Ukraine và hạn chế một phần hoạt động phong tỏa đường biển đang diễn ra.
Hiện chưa rõ phiên bản Harpoon vừa được Đan Mạch chuyển giao cho Ukraine. Đan Mạch đang vận hành biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II có khả năng tấn công chiến hạm trên biển, cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này từng biên chế mẫu RGM-84A Block I với tính năng kém hơn trong thập niên 1990, trước khi đưa chúng vào kho năm 2003.
“Đây là bước đi quan trọng giúp tăng cường năng lực và cường độ tác chiến của lực lượng Ukraine. Tên lửa Harpoon có thể đe dọa các tàu chiến Nga trên Biển Đen”, hãng tin Reuters dẫn đánh giá của Tom Karako, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ.
Trong khi đó, lô lựu pháo M777 mà Mỹ vừa chuyển cho Ukraine cũng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong nỗ lực của Kiev ở Donbass. Tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, khả năng cơ động và ngụy trang dễ dàng hơn là ưu điểm của những khẩu lựu pháo M777 mà Ukraine mới nhận.
Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa tầm xa cho Ukraine
Hôm 27/5, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine sẽ tăng lên đáng kể nếu Mỹ cung cấp cho Kiev hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS của Mỹ phóng pháo trong cuộc tập trận quân sự "Sư tử châu Phi" hôm 9/6/2021, ở vùng Grier Labouihi, Maroc. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), trước đó, một số hãng truyền thông Mỹ đã đưa tin Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) tới Ukraine.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên, ông Antonov cho biết trước tiên điều này cần phải được xác minh và cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào.
Đại sứ Nga bày tỏ hy vọng rằng "ý thức chung sẽ thắng thế và Washington sẽ không thực hiện bước đi khiêu khích như vậy". Antonov cũng nói thêm ông và các đồng nghiệp từ Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần cảnh báo giới chức Mỹ rằng động thái bơm vũ khí cho Ukraine có thể "làm tăng nguy cơ leo thang xung đột".
Nhà ngoại giao Nga cho rằng nếu thông tin trên là đúng sự thật và Chính quyền ông Biden có ý định gửi các hệ thống tên lửa M270 MLRS và M142 HIMARS tới Kiev, quân đội Ukraine sẽ có khả năng tấn công các thành phố của Nga. Ông nhấn mạnh đây là điều không thể chấp nhận được đối với Moskva.
Ông Antonov tuyên bố với việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Mỹ sẽ hủy hoại triển vọng hòa bình ở quốc gia Đông Âu này. Ông cũng lưu ý rằng Washington đang ngày càng can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột, có thể gây ra "những hậu quả khó lường đối với an ninh toàn cầu".
Quan chức này kêu gọi Chính quyền của Tổng thống Biden nên chấm dứt "hoạt động viện trợ vũ khí vô nghĩa và gây rủi ro cao" cho Ukraine. Đồng thời, nhà ngoại giao hối thúc giới chức Kiev và Washington "chấp nhận thực tế", điều này có thể giúp "đạt được tiến bộ trên con đường giải quyết xung đột bằng ngoại giao".
Binh sĩ Mỹ ngồi trên Hệ thống tên lửa đa phóng (MLRS) sau sự kiện bắn đạn thật của Lữ đoàn Pháo binh dã chiến số 41 của Quân đội châu Âu tại Đức. Ảnh: CNN
Phát biểu của đại sứ Nga được đưa ra ngay sau khi tờ New York Times đăng tải một bài báo dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, cho biết chính quyền ông Biden đã bật đèn xanh cho việc chuyển giao hệ thống tên lửa phóng loạt tầm xa do Mỹ sản xuất cho Ukraine. Tờ báo nói rằng một thông báo có thể được đưa ra sớm nhất là vào tuần tới.
Các nguồn tin được trích dẫn trong bài báo cáo cho biết hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS có thể được đưa vào đợt viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine, cùng với pháo cỡ 155 mm mà Washington đang cung cấp cho Kiev.
Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng John Kirby từ chối bình luận về thông tin này. Thông tin tương tự cũng xuất hiện hôm 26/5 trên kênh CNN của Mỹ.
Trước đó, Ukraine đã kêu gọi Mỹ cung cấp cho nước này hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS, hoặc loại tên lửa hạng nhẹ hơn M270 MLRS, nhằm giúp giúp lật ngược tình thế trong cuộc xung đột với Nga.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Mỹ vào đầu tháng này, cho đến gần đây, Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn cân nhắc gửi hệ thống vũ khí này cho Ukraine, với lo ngại Điện Kremlin có thể coi đó là một hành động khiêu khích. MLRS có tầm bắn xa hơn và khả năng phá hủy lớn hơn so với những vũ khí mà Mỹ đã chuyển tới Kiev. Điều đặc biệt khiến giới chức lo ngại là khả năng quân đội Ukraine sử dụng những vũ khí này để tấn công các mục tiêu ở Nga, theo một số hãng truyền thông.
Hôm 27/5, ngay sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba cho biết trên Twitter: "Vũ khí hạng nặng nằm trong chương trình nghị sự của Ukraine và nhiều loại vũ khí khác đang được gửi cho chúng tôi".
Mặc dù quân đội Ukraine đã sở hữu các hệ thống tên lửa tương tự do Liên Xô thiết kế, nhưng HIMARS được cho là có tầm bắn xa, chính xác hơn, linh hoạt hơn và có thể được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật và dẫn đường bằng vệ tinh. Mỗi tên lửa được nạp sẵn vào các ống phóng dùng một lần và có thể nhanh chóng lắp lên xe tải và vứt bỏ sau khi bắn, điều này giúp hệ thống vận hành dễ dàng hơn so với các mẫu cũ do Liên Xô thiết kế.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, Mỹ đã tích cực viện trợ quân sự cho Kiev. Đầu tháng này, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật cho thuê với mục đích xúc tiến quá trình gửi thiết bị quân sự tới quốc gia châu Âu này. Vào tuần trước, ông Biden cũng đã thông qua đạo luật chi thêm 40 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.
Việc chuyển giao GMLRS được thực hiện theo một phần của gói viện trợ vũ khí gần 40 tỉ USD cho Ukraine, sẽ được công bố vào tuần tới. Thông tin này được New York Times trích dẫn từ các quan chức Mỹ giấu tên.
Chính quyền Mỹ chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine. Các hệ thống được đề cập có thể là M31 GMLRS. Tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) được phóng từ xe bánh lốp ở California, Mỹ vào tháng 12/2020. Ảnh: Getty Hãng tin TASS dẫn nguồn tờ New York Times...