Ukraine nhấn mạnh các đảm bảo an ninh trong đàm phán với Nga
Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak ngày 26/3 nêu rõ Kiev khẳng định một hệ thống đảm bảo an ninh cho Ukraine là một trong các nhân tố quan trọng trong các cuộc đàm phán với Nga.
Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak. Ảnh: Ukrainian Presidents Office/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của truyền thông Đức, ông Podolyak nhấn mạnh một hệ thống như vậy “không thể thiếu sự tham gia của Mỹ ở vị trí đầu tiên”. Ông cũng nói thêm rằng các vấn đề như tương lai của Crimea, Donetsk và Luhansk sẽ chỉ do Tổng thống Ukraine và Nga quyết định.
Đầu tháng 3 này, ông Podolyak cho biết Tổng thống Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin có thể sẽ sớm tiến hành hội đàm. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/3 cho biết hiện còn quá sớm để nói về một cuộc hội đàm giữa hai tổng thống vì chưa có đột phá nào tại các cuộc đàm phán cấp dưới.
Video đang HOT
Từ ngày 28/2, các phái đoàn Nga và Ukraine đã tiến hành 3 vòng hòa đàm trực tiếp tại Belarus; cuộc đàm phán gặp thứ 4 đã bắt đầu ngày 14/3 dưới hình thức trực tuyến.
Liên quan vấn đề trên, tờ The Telegraph của Anh ngày 26/3 đưa tin Ngoại trưởng nước này Liz Truss cho biết các lệnh trừng phạt của Anh áp đặt với các cá nhân và công ty Nga có thể được dỡ bỏ nếu Nga rút quân và cam kết chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ý kiến trên của Ngoại trưởng Anh tương tự phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng các trừng phạt chống Nga “không phải là vĩnh viễn” và có thể “được dỡ bỏ” nếu Moskva thay đổi cách hành xử.
Ngoại trưởng Truss cũng cho biết bà đã thiết lập một bộ phận đàm phán đặc biệt thuộc Bộ Ngoại giao Anh để hỗ trợ Ukraine trong các cuộc hòa đàm với Nga.
Nhiều dân thường thiệt mạng do các vụ tấn công của phiến quân ở CHDC Congo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 24/3, các nguồn tin bệnh viện và chính quyền địa phương cho hay 12 người, bao gồm một binh sĩ và 11 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của lực lượng phiến quân ở tỉnh Ituri, phía Đông Bắc CHDC Congo.
Binh sĩ CHDC Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni sau vụ tấn công do nhóm vũ trang Hồi giáo mang tên "Lực lượng dân chủ đồng minh" (ADF). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Vụ tấn công xảy ra vào rạng sáng 24/3 tại ngôi làng Tshotsho thuộc tỉnh này, các tay súng của nhóm phiến quân Hợp tác xã vì sự phát triển của Congo (CODECO) đã giết hại 11 thường dân bằng dao rựa và súng. Theo những nguồn tin trên, đây là vụ tấn công mới nhất của CODECO nhằm trả đũa cho cuộc tấn công của quân đội nhằm vào nhóm này.
Người phát ngôn của quân đội chính phủ, Trung úy Jules Ngongo xác nhận rằng các tay súng trên đã tấn công những người dân bình thường khi họ đang đi lánh nạn.
CODECO là một nhóm phiến quân khét tiếng, đồng thời là giáo phái chính trị - tôn giáo tuyên bố đại diện cho lợi ích của dân tộc Lendu. Cộng đồng Lendu và Hema có mối thù truyền kiếp dẫn đến xung đột khiến hàng nghìn người thiệt mạng trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2003 trước khi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu can thiệp. Bạo lực sau đó tiếp tục tái diễn vào năm 2017 do sự xuất hiện của nhóm CODECO.
Trong khi đó tại CH Trung Phi, các quan chức khu vực cùng ngày cho biết đã có 5 người thiệt mạng trong một vụ tấn công của lực lượng phiến quân nhằm vào một căn cứ của quân đội nước này.
Theo Phó Tỉnh trưởng vùng Ouham-Pende Jean Ulrich Semberkpanga, vụ tấn công này xảy ra trong 4 giờ tại khu vực Nzakoungou gần biên giới với CH Chad và Cameroon. Trong số các nạn nhân của vụ tấn công có 3 dân thường gồm 2 phụ nữ và một trẻ em. Về phía quân đội CH Trung Phi, ông Martin Kossi, Tỉnh trưởng vùng Ouham-Pende cho biết đã có 2 binh sĩ thiệt mạng.
Theo giới chức địa phương, vụ tấn công trên có liên quan đến nhóm phiến quân mang tên "Quay lại, Khai hoang và Phục hồi" (3R), một trong những nhóm vũ trang mạnh nhất trong khu vực tự xưng là dân quân tự vệ Fulani.
Hồi năm 2013, nội chiến đã nổ ra ở CH Trung Phi giữa nhiều nhóm phiến quân và chính quyền nước này. Trong những năm gần đây, xung đột đã lắng dịu đáng kể, song khoảng một năm trước, giao tranh đột ngột bùng phát trở lại khi lực lượng phiến quân tiến hành một cuộc tấn công nhằm lật đổ Tổng thống Faustin Archange Touadera. Trong tuần này, các cuộc đàm phán hòa giải dân tộc được cam kết từ lâu, đã bắt đầu diễn ra, tuy nhiên không nhóm phiến quân nào được mời tham dự, do vậy phe đối lập đã quyết định tẩy chay những cuộc đàm phán trên.
Ba Lan đề xuất cử phái bộ gìn giữ hòa bình tới Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 23/3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông sẽ chính thức đưa ra đề xuất về cử một phái bộ gìn giữ hòa bình tới Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp tới. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu tại Hội...