Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới
Ngày 20/7, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo nước này sẽ nhận khoản vay 1,5 tỷ USD do Chính phủ Nhật Bản bảo lãnh từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên trang Telegram, Thủ tướng Shmyhal cho biết số tiền này sẽ được sử dụng để tăng cường bảo trợ xã hội, hỗ trợ người dân dễ tổn thương trong xung đột và tái thiết nền kinh tế.
Ông Shmyhal cho biết thỏa thuận đã được ký kết giữa WB và Bộ Tài chính Ukraine trong cuộc gặp giữa ông và Phó Chủ tịch WB phụ trách châu Âu và Trung Á, Antonella Bassani. Khoản vay được Chính phủ Nhật Bản bảo lãnh theo chương trình tăng cường tín dụng cần thiết cho Quỹ Tín thác Ukraine.
Thủ tướng Ukraine cho biết WB và các đối tác đã huy động 34 tỷ USD để giúp Ukraine, trong đó hơn 22 tỷ USD đã được giải ngân.
Theo một báo cáo của WB được Chính phủ Ukraine và Ủy ban châu Âu (EC) công bố hồi tháng 9/2022, Ukraine cần tới 350 tỷ USD để tái thiết, gấp 1,6 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 200 tỷ USD của nước này vào năm 2021.
Trong đó, Ukraine sẽ cần 105 tỷ USD để giải quyết các ưu tiên cấp bách, như xây dựng lại các trường học và hơn 500 bệnh viện bị hư hại hoặc bị phá hủy. Nước này cũng phải chuẩn bị cho mùa Đông khắc nghiệt bằng cách sửa chữa nhà cửa, khôi phục hệ thống sưởi và mua khí đốt.
Ukraine lên kế hoạch tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột
Ngày 25/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã công bố chương trình tái thiết, "xây dựng lại hoàn toàn" 6 thị trấn bị tàn phá nặng nề do xung đột tại nước này.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Shmyhal cho biết các thị trấn Borodianka và Moshchun ở ngoại ô thủ đô Kiev, thị trấn Yahidine ở miền Bắc, Trostianets và Tsyrkuny ở miền Đông và Posad-Pokrovske ở miền Nam sẽ được xây dựng lại hoàn toàn trong chương trình tái thiết được thực hiện thí điểm. Ông nêu rõ nhà chức trách Ukraine sẽ xây dựng lại các tòa nhà và công trình nhà ở, với "cách tiếp cận hệ thống, quy hoạch mới và chuyển đổi hoàn toàn các điểm dân cư này".
Thủ tướng Ukraine cho biết dự án trên là một phần trong kế hoạch đẩy nhanh tốc độ tái thiết, mặc dù cuộc xung đột chưa kết thúc. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái thiết đất nước trong năm nay.
Hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính Ukraine cho biết nước này cần khoảng 14,1 tỷ USD trong năm nay để phục vụ cho việc phục hồi nhanh chóng các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột. Trong số tiền này, khoảng 3,3 tỷ USD đã được phân bổ từ ngân sách nhà nước và Chính phủ Ukraine hy vọng sẽ huy động được số tiền còn lại từ các nhà tài trợ và khu vực tư nhân.
Theo Chính phủ Ukraine, cho đến nay, nước này đã nhận được 6 tỷ euro (6,6 tỷ USD) hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Liên minh châu Âu (EU). Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko cho biết các khoản hỗ trợ của EU sẽ giúp chính phủ nước này thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đúng hạn. EU có kế hoạch cung cấp cho Ukraine tổng cộng 18 tỷ euro (19,8 tỷ USD) tài chính ưu đãi trong năm nay.
WB ước tính Syria cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết sau thảm họa động đất Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 20/3 cho biết các trận động đất kinh hoàng hồi tháng 2 vừa qua sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Syria giảm 5,5% trong năm 2023 và nước này cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết. Cảnh đổ nát sau thảm họa động đất tại làng Atarib, tỉnh Aleppo,...