Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa siêu vượt âm của Nga
Ngày 24/11, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đã nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.
Theo hãng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021.
Trong đánh giá đầu tiên về tên lửa Oreshnik ngày 22/11, Ukraine nói rằng tên lửa Oreshnik đã tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11, đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu từ vị trí phóng.
Trước đó, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới nhất có tên là Oreshnik để tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine tại Dnipro vào sáng 21/11. Tên lửa này thuộc thế hệ vũ khí tầm trung mới của Nga, có tốc độ đạt Mach 10 (2,5-3 km mỗi giây).
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nói: “Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ khí này”.
Theo ông Putin, cuộc tấn công đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu, ông Putin nêu bật lợi thế chiến lược của công nghệ tên lửa mới của Nga, khẳng định các hệ thống phòng thủ phương Tây, bao gồm cả những hệ thống tại căn cứ Mỹ ở châu Âu, không thể đánh chặn được. Ông coi việc triển khai hệ thống Oreshnik là phản ứng với các hành động ngày càng leo thang của NATO, như Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2019. Ông Putin nói: “Những tên lửa như Oreshnik là câu trả lời của chúng tôi đối với kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của NATO tại châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Sau vụ Nga tấn công thành phố Dnipro, kênh CNN đã phát hình ảnh mảnh vỡ từ tên lửa Oreshnik mà một nguồn tin an ninh Ukraine cung cấp.
Mảnh vỡ tên lửa Nga mà nguồn tin Ukraine chia sẻ với kênh CNN.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào lãnh thổ Nga. Vụ tấn công xảy ra đêm 19/11 theo giờ địa phương, Ukraine đã dùng 6 tên lửa được cho là loại đất đối đất tầm xa ATACMS của Mỹ tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga. Tổng thống Putin ngay sau đó đã thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó nêu rõ Nga sẽ xem mọi cuộc tấn công của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấn công chung.
Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa
Theo báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ), Ukraine có thể thực hiện cuộc tấn công tiếp theo bằng tên lửa do phương Tây cung cấp vào khu vực Rostov của Liên bang Nga, nơi có nhiều cơ sở có thể trở thành mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Trang newsukraine.rbc.ua dẫn thông tin từ tờ WSJ cho rằng các sân bay, kho đạn và bãi huấn luyện của Nga không còn an toàn sau khi các nước phương Tây cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa. Hàng trăm mục tiêu hiện nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa mạnh hơn so với các thiết bị bay không người lái tầm xa mà Ukraine từng sử dụng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) xác định khoảng 200 mục tiêu quân sự nằm trong tầm bắn của tên lửa ATACMS và Storm Shadow.
Nhà phân tích George Barros tại ISW nói rằng đây chỉ là một phần trong số các mục tiêu. Theo ông, Ukraine có thể sử dụng dữ liệu tình báo để tấn công các sở chỉ huy và các cơ sở khác vốn thay đổi vị trí thường xuyên.
Theo ông Barros, loại bỏ một sở chỉ huy lữ đoàn hoặc sư đoàn có thể gây gián đoạn trong vài ngày đối với hàng trăm binh sĩ Nga.
Bài viết trên WSJ nói rằng khu vực Rostov là nơi tập trung nhiều mục tiêu nhất. Có ít nhất bốn sân bay ở đây nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa phương Tây, mặc dù một số sân bay này là sân bay dân sự.
Rostov là nơi tập trung nhiều binh sĩ được vận chuyển tới đây bằng máy bay quân sự lớn. Họ được trang bị đầy đủ rồi lên xe buýt và di chuyển đến khu vực phía Đông Ukraine. WSJ cho rằng tấn công vào khu vực này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và làm gián đoạn một trung tâm tập kết quan trọng của quân đội Nga.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có áp đặt các hạn chế đối với loại mục tiêu hoặc khu vực mà Ukraine được phép tấn công hay không.
Thông tin trên tờ WSJ xuất hiện trong bối cảnh Mỹ gần đây đã cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS tầm xa.
Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên vào lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công này nhắm vào một cơ sở quân sự gần thị trấn Karachev, vùng Bryansk.
Theo Bloomberg, Ukraine cũng lần đầu tiên tấn công một cơ sở ở Kursk bằng tên lửa Storm Shadow.
Sau khi Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga đêm 19/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng đây là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột. Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro (Brazil), ông Lavrov đã nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể sử dụng tên lửa công nghệ cao này mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Ông cũng nhắc lại lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quan điểm của Moskva sẽ thay đổi nếu phương Tây ủng hộ việc mở rộng phạm vi tấn công tới 300 km.
Ngày 23/11, ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cũng cảnh báo Anh và Pháp: "Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho việc đó. Moskva sẽ đáp trả các cuộc tấn công tên lửa vào Nga". Ông cũng bình luận: "Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực".
Sau khi các địa điểm quân sự của Nga ở khu vực Kursk và Bryansk bị tấn công bằng tên lửa của Mỹ và Anh, Nga đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới nhất có tên Oreshnik để tiến hành cuộc tấn công phi hạt nhân nhằm vào nhà máy quốc phòng Yuzhmash của Ukraine tại Dnipro. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng các chính sách khiêu khích của phương Tây có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu xung đột tiếp tục leo thang.
Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động vừa qua.
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine Đồng ruble của Nga tiếp tục suy yếu so với đồng USD ngày 22/11, sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới. Đồng ruble cuae Nga. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Reuters, vào lúc 7 giờ 30 (giờ GMT, tức 14...