Ukraine ngấm đòn sau vụ đối đầu với Nga ở eo biển Kerch
Cảng thương mại quan trọng của Ukraine tại thành phố Mariupol đã trở thành “nạn nhân” trong căng thăng Nga-Ukraine khi gần như mọi hoạt động ở đây bị đình trệ và các công nhân mô tả tình hình tại đây vô cùng tồi tệ.
Cảng Mariupol, Ukraine bình thường có hàng chục tàu neo đậu nhưng nay vắng tanh vì căng thẳng nga-Ukraine.
Kể từ khi xung đột nổ ra ở phía Đông Ukraine, khi phe ly khai thân Nga giành quyền kiểm soát một phần khu vực Donbas, cảng thương mại Mariupol của Ukraine đã mất đi nguồn thu kếch xù từ các chuyến hàng than khi các tàu chở than không còn cập cảng. Việc Nga xây dựng cây cầu bắc qua eo biển Kerch đến Crimea càng khiến tình hình tồi tệ hơn khi ngày càng ít tàu buôn cập cảng Mariupol, theo BBC.
Nhưng cú đánh cuối cùng và đau đớn nhất đối với nền kinh tế địa phương ập đến vào tháng trước khi Nga nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến và 24 thủy thủ Ukraine ở eo biển Kerch ngoài khơi bán đảo Crimea vì vi phạm lãnh hải nước này.
Video đang HOT
Sự cố trên đã khiến quan hệ giữa Nga và Ukraine leo thang nghiêm trọng. Trong hơn 1 tuần sau sự cố, các tàu thương mại bị chặn tại điểm vào eo biển Kerch để tới Mariupol và một cảng khác của Ukraine ở phía tây, Berdyansk. Mặc dù sau đó các tàu thương mại đã được tự do đi qua eo biển Kerch nhưng cảng quan trọng của Ukraine đã ngấm đòn.
“Hiện gần như không có tàu nào cập cảng”, giám đốc cảng Oleksandr Oleynyk chia sẻ và giải thích thêm rằng, vì mỗi tàu trung bình chịu thiệt hại nặng từ 15.000 USD đến 20.000 USD/ngày trong trường hợp bị chặn lại, không thể lưu thông nên các công ty không muốn tới cảng nữa.
Kỹ sư Maryna Pereshyvatlova, người đã làm việc ở cảng Mariupol 32 năm lo lắng chia sẻ: “Nếu cứ tiếp tục như vậy, số lượng các công ty vận tải làm việc với chúng tôi sẽ giảm mạnh vào năm tới”.
Theo quan sát của phóng viên BBC, tại một cảng có khả năng chứa được hàng chục tàu mỗi ngày, chỉ có một con tàu đơn độc chất đầy các sản phẩm hướng dương đang neo đậu. Công việc của 4.000 công nhân tại cảng đang bị đe dọa trực tiếp. Họ cần một giải pháp chính trị để giảm bớt căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Theo Danviet
Mỹ tính làm điều này ở Biển Đen "trêu ngươi" Nga
Mỹ đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tàu chiến đi qua lãnh thổ nước này để tới Biển Đen, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine trong khu vực này leo thang nghiêm trọng.
Theo Sputnik, quân đội Mỹ đã đề nghị Bộ Ngoại giao nước này thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch đưa tàu chiến tới Biển Đen. Ba nguồn tin bình luận với hãng tin CNN rằng, động thái này có thể là phản ứng của Mỹ liên quan đến sự cố hải quân giữa Nga và Ukraine ở eo biển Kerch vào ngày 25.11 vừa qua.
Ba tàu hải quân Ukraine đã đi vào vùng lãnh hải của Nga, vi phạm luật pháp quốc tế. Các nhà chức trách Nga đã nổ súng bắt giữ các tàu Ukraine và 24 thủ thủy nước này sau khi họ không đáp ứng yêu cầu dừng lại của Moscow.
Hiện Bộ Ngoại giao Mỹ chưa chính thức xác nhận thông tin chuẩn bị điều tàu chiến đến biển Đen, song úp mở rằng "mọi động thái của Mỹ đang thực hiện sẽ đều phù hợp với điều khoản của Công ước Montreux".
Công ước Montreux năm 1936 quy định tàu hải quân của các quốc gia không có chủ quyền ven biển Đen muốn đi qua các eo biển Bosphorus và Dardanelles, khu vực kết nối biển Đen và Địa Trung Hải, đều phải thông báo trước với Thổ Nhĩ Kỳ nửa tháng.
Như vậy, nếu Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu, các tàu chiến của Mỹ có thể sẽ xuất hiện ở Biển Đen ngay trong tháng 12 này. Điều này được dự đoán là có khả năng làm tăng căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin được CNN trích dẫn thì đề nghị của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ không phải là dấu hiệu cho thấy hành động như vậy sẽ được thực hiện mà thay vào đó, nó sẽ cho Hải quân Mỹ một lựa chọn liệu có đi vào khu vực.
Mỹ đã kêu gọi Nga thả các thủy thủ và trả lại các tàu bị bắt giữ cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina tuần trước sau khi nhận được báo cáo về sự cố ở eo biển Kerch.
Theo Danviet
Nóng Nga-Ukraine: Nga sẽ phải chịu hậu quả? Ukraine đã cung cấp NATO dữ liệu chi tiết về vụ việc xung quanh eo biển Kerch, Nga phải hiểu rằng hành động của nó có hậu quả, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói. Ông không trả lời câu hỏi liệu Liên minh có dự định thực hiện bất kỳ biện pháp cụ thể nào liên quan đến vụ việc hay không....