Ukraine: Nga rút tàu tuần tra cuối cùng của Hạm đội Biển Đen khỏi Crimea
Ngày 16/7, người phát ngôn của Hải quân Ukraine, ông Dmytro Pletenchuk đã xác nhận với báo The Kyiv Independent rằng tàu tuần tra cuối cùng thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Liên bang Nga rời Crimea vào hôm 15/7.
Người phát ngôn của Hải quân Ukraine, ông Dmytro Pletenchuk. Ảnh: mediacenter.org.ua
Theo ông Pletenchuk, con tàu tuần tra này thuộc Dự án 1135 và đó không phải là tàu trang bị tên lửa dùng để tấn công Ukraine mà nó được trang bị các loại vũ khí khác.
Ông Pletenchuk cho biết thêm một trong hai chiếc tàu thuộc loại này của Hạm đội Biển Đen đã rời Crimea “từ lâu” và chiếc còn lại rời thành phố cảng Sevastopol ở bán đảo Crimea vào ngày 15/7.
Ông Pletenchuk nhấn mạnh: “(Động thái này) cho thấy người Nga hiểu rằng họ phải rời Crimea. Ít nhất là các tàu của họ”.
Theo tờ The Kyiv Independent, Ukraine đã nhiều lần tấn công các tàu của Liên bang Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Quân đội Ukraine cho rằng khoảng 30% Hạm đội Biển Đen của Hải quân Liên bang Nga đã bị phá huỷ hoặc bị vô hiệu hóa.
Các cuộc tấn công thành công của Ukraine vào vùng Crimea bị chiếm đóng đã buộc Moskva phải rút phần lớn lực lượng hải quân khỏi bán đảo này về thành phố cảng Novorossiysk của Liên bang Nga, nơi trở thành cảng quan trọng của Hạm đội Biển Đen.
Hồi đầu tháng này, người phát ngôn của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), ông Andrii Yusov, nói với tờ The Kyiv Independent rằng: “Phạm vi ảnh hưởng của Hải quân Liên bang Nga ở Biển Đen đã giảm đáng kể và cả thế giới có thể thấy điều này ngày hôm nay”.
Phía Liên bang Nga chưa đưa ra bình luận về thông tin do ông Pletenchuk đưa ra.
Năm 2014, Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần tuyên bố Ukraine sẽ lấy lại Crimea ‘bằng mọi phương tiện cần thiết’.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tạp chí The Economist, đăng tải vào ngày 1/1/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gửi đi thông điệp: bán đảo Crimea và cuộc chiến ở Biển Đen sẽ trở thành trọng tâm của cuộc xung đột giữa nước này với Liên bang Nga.
Theo ông Zelensky, việc cô lập Crimea và làm suy giảm khả năng quân sự của Moskva “là điều cực kỳ quan trọng” với Ukraine và đó là cách để Kiev giảm số lượng các cuộc tấn công của các lực lượng Liên bang Nga từ Crimea.
Khi xung đột nổ ra, lực lượng hải quân nhỏ bé của Ukraine nhanh chóng tê liệt và gần như bị xóa sổ bởi sự đánh phá của các lực lượng Liên bang Nga, mất toàn bộ tàu mặt nước, từ tàu vận tải cho đến tàu tuần tra.
Trong bối cảnh như vậy, Ukraine chủ yếu sử dụng phương tiện không người lái dưới nước (SUV), tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái (UAV) để tiến hành các cuộc tấn công phối hợp, đạt hiệu quả rất cao, khiến Hạm đội Biển Đen của Nga bị xé nát.
Ngày 6/2/2024, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng Hạm đội Biển Đen của Hải quân Liên bang Nga có tổng cộng 74 tàu chiến khi bắt đầu cuộc xung đột, nhưng cũng từ đó tới khi tuyên bố được đưa ra, quân đội Ukraine đã vô hiệu hóa 24 tàu mặt nước và một tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen.
Nga nói gì sau khi Mỹ công bố kế hoạch đưa tên lửa tầm xa đến Đức?
Nga đã có phản ứng mạnh sau khi Mỹ thông báo kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa tới Đức vào năm 2026.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C ngày 10.7, Mỹ và Đức tuyên bố sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa ở Đức vào năm 2026 để thể hiện cam kết của họ với NATO và phòng thủ châu Âu, theo Reuters.
NATO ngày 10.7 còn thông báo căn cứ phòng không mới của Mỹ ở miền bắc Ba Lan đã sẵn sàng hoạt động. Căn cứ này được thiết kế để phát hiện và đánh chặn những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo như một phần thuộc lá chắn tên lửa rộng hơn của NATO.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trong một cuộc họp báo ở Moscow . Ảnh Reuters
Khi được hỏi về kết quả hội nghị thượng đỉnh NATO, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời: "Liên minh Bắc Đại Tây Dương một lần nữa khẳng định rất rõ ràng bản chất của mình. Đây là một liên minh được thành lập trong kỷ nguyên đối đầu với mục tiêu duy trì sự đối đầu".
Ông Peskov còn nói rằng căng thẳng ở lục địa châu Âu đang leo thang và Điện Kremlin đang theo dõi khi cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tiến gần hơn về phía biên giới Nga.
Điểm xung đột: F-16 đang đến Ukraine; Hạm đội biển Đen mất 'nhà' ở Crimea?
"Tình trạng này buộc chúng tôi phải phân tích rất sâu sắc những quyết định được đưa ra trong cuộc thảo luận (của NATO) đã diễn ra. Đây là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của đất nước chúng tôi. Tình trạng này sẽ đòi hỏi chúng tôi phải có những phản ứng mang tính cẩn thận, phối hợp và hiệu quả để ngăn chặn, chống lại NATO".
Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng Moscow đã đoán trước được động thái tên lửa Mỹ-Đức nói trên mà ông miêu tả là nhằm đe dọa Nga và làm mất ổn định hơn nữa mối quan hệ chiến lược và an ninh khu vực, theo Reuters.
"Công việc cần thiết cho việc chuẩn bị các biện pháp đối phó mang tính cân bằng của các cơ quan nhà nước liên quan của Nga đã được bắt đầu từ trước và đang được thực hiện một cách có hệ thống... trước hết, chúng tôi sẽ phát triển một phản ứng quân sự đối với trò chơi mới này", Hãng tin Interfax dẫn lời ông Ryabkov.
Phương tiện bảo vệ Hạm đội Biển Đen Nga trước xuồng không người lái Ukraine Việc huấn luyện máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) đang được tiến hành trong Hải quân Nga để có thể bảo vệ Hạm đội Biển Đen khỏi các xuồng không người lái của Ukraine. Một chiếc máy bay không người lái của Nga. Ảnh: Sputnik Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, Giám đốc điều hành Trung tâm Giải pháp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel lên tiếng trước thông tin có kế hoạch tấn công Iran

Lý do năng lượng hạt nhân trở lại thành 'cứu cánh' ở châu Âu

Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện

Số ca Covid-19 gia tăng ở Campuchia, Thái Lan

Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc

Ấn Độ thông qua chương trình tiêm kích thế hệ 5 sau xung đột với Pakistan

Trung Quốc tiến hành nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản?

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 đến Tây Thái Bình Dương?

Trung Quốc trở thành chủ nợ của 60 nước đang phát triển

Ông Putin nói Microsoft, Zoom nên bị 'bóp nghẹt' tại Nga

Mỹ tăng số binh sĩ ở Đài Loan, thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc?

Ông Trump muốn biết 'tên và quốc gia' của tất cả sinh viên quốc tế tại Harvard
Có thể bạn quan tâm

Dự đoán T1 - HLE: Trận đấu có thể quyết định tấm vé dự MSI 2025 của hai đội
Mọt game
08:42:06 29/05/2025
Lý Yên lộ ảnh mới: Từ "thiên thần hở hàm ếch" đến thiếu nữ tự tin, quan điểm làm mẹ của Vương Phi gây chú ý
Sao châu á
08:28:56 29/05/2025
Chỉ vì 1 tờ vé số mà gia đình tôi náo loạn, tôi được phen hiểu lòng đứa con dâu lầm lì hay cãi
Góc tâm tình
08:25:48 29/05/2025
Antony bật khóc trong ngày Betis tan mộng vô địch
Sao thể thao
08:20:38 29/05/2025
VinFast EC Van: Xe tải điện cỡ nhỏ nhưng 'gánh việc to' cho tiểu thương phố thị
Ôtô
08:06:33 29/05/2025
16 loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe
08:06:00 29/05/2025
Sau 45 tuổi, có 3 con giáp khổ tận cam lai, Thần tài đến muộn, hậu vận gặp toàn may mắn
Trắc nghiệm
08:05:46 29/05/2025
Nữ chính phim "Khom Lưng": Từng vướng scandal tưởng chấm hết sự nghiệp, ai ngờ trở lại với nhan sắc và diễn xuất khiến cả showbiz dè chừng
Hậu trường phim
07:53:08 29/05/2025
Dàn gái xinh cặp kè Timothée Chalamet: Cả ái nữ nhà Madonna lẫn Johnny Depp, sắp "đám cưới thế kỷ" với Kylie Jenner?
Sao âu mỹ
07:47:59 29/05/2025
Mẹ biển - Tập 48: Biển kể lại ký ức kinh hoàng trên chuyến tàu định mệnh
Phim việt
07:42:20 29/05/2025