Ukraine nêu lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga
Ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu hai lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga, đó là nước này sẽ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc nếu không sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân, trong đó Ukraine đang thiên về giải pháp thứ nhất.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trước Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Zelensky đã trình bày kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine – Nga, vối điểm cốt lõi là Ukraine muốn được mời gia nhập NATO vô điều kiện và ngay lập tức, và đây sẽ là tiền đề cho tư cách thành viên đầy đủ của NATO. Tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine là điểm chính thứ hai mà ông Zelensky đề xuất. Theo ông Zelensky, khả năng tự vệ của Ukraine phải được “tăng cường theo cách không thể đảo ngược”. Ông gợi ý một số cách để thực hiện mục tiêu này, bao gồm việc tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa… Ông Zelensky cho rằng Ukraine sẽ cần vũ khí hạt nhân nếu không được NATO chấp thuận kết nạp.
Ngoài ra, kế hoạch này còn đề nghị phương Tây đóng vai trò trong việc phát triển tài nguyên khoáng sản tự nhiên của Ukraine và đề xuất quân đội Ukraine có thể thay thế một số lực lượng của Mỹ ở châu Âu. Ông Zelensky cho biết Ukraine đã chia sẻ “mọi thông tin chi tiết” với các đối tác. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine đã có cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại trụ sở của khối này ở Brussels, Bỉ. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, ông Zelensky đã kêu gọi NATO tiếp tục ủng hộ đơn xin gia nhập khối này của Ukraine và tăng cường hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Đáp lại, Tổng thư ký NATO đã trấn an ông Zelensky rằng Ukraine “sẽ gia nhập” liên minh quân sự này “như đã được cam kết lâu nay”, song không ủng hộ việc kết nạp Ukriane ngay lập tức.
Video đang HOT
Các động thái trên diễn ra một ngày sau khi ông Zelensky trình bày chi tiết Kế hoạch chấm dứt xung đột trước Quốc hội Ukraine. Bản kế hoạch bao gồm 5 điểm chính thức và 3 điểm “bí mật” chỉ được chia sẻ với một số đối tác nhất định. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh đây sẽ là cầu nối hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga, khi ông đặt mục tiêu củng cố vị thế của Ukraine đủ để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, nhiều nước trong ngày 17/10 tiếp tục công bố các gói viện trợ cho Ukraine. Chính phủ Đức đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, gồm tên lửa dẫn đường AIM-9L, 4.000 thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công và hơn 300 UAV trinh sát nhằm hỗ trợ “tăng cường khả năng phòng thủ” của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Hà Lan cũng thông báo chính thức cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do nước này cung cấp để tấn công “các mục tiêu quân sự” bên trong lãnh thổ Nga.
Bộ Ngoại giao Na Uy công bố khoản tài chính trị giá 3 tỉ NOK (274,2 triệu USD) trong mùa Đông năm nay như một phần trong nỗ lực hỗ trợ dài hạn cho Kiev. Một nửa số tiền trên, 1,5 tỉ NOK (khoảng 117 triệu USD) sẽ được chi cho cơ sở hạ tầng năng lượng và công tác chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới của UKraine. Khoản giải ngân này là một phần trong gói viện trợ được 8 quốc gia Bắc Âu và Baltic cam kết để hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine vượt qua mùa Đông sắp tới.
Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng đang có kế hoạch phân bổ 5 tỷ franc (5,7 tỷ USD) trước năm 2036 để hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.
Tổng thống Putin nêu lý do Nga cần mở rộng khu phi quân sự tại Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga cần tạo ra một "khu phi quân sự" rộng lớn ở Ukraine, khu vực này đủ lớn để đảm bảo không có vũ khí tầm xa nào có thể tấn công các thành phố của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva ngày 26/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, các khu vực biên giới của Nga thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa, cũng như pháo kích của quân đội Ukraine kể từ khi cuộc xung đột giữa Kiev và Moskva nổ ra. Trong số đó, cuộc tấn công nguy hiểm nhất diễn ra vào ngày 30/12/2023, khi lực lượng Kiev tấn công thành phố biên giới Belgorod của Nga bằng nhiều bệ phóng tên lửa, trong đó có RM-70 Vampire - phiên bản nâng cấp nặng hơn của hệ thống BM-21 Grad thời Liên Xô.
Cũng trong tháng 12/2023, một cuộc tấn công khác đã khiến 25 người thiệt mang, bao gồm cả trẻ em và khiến hơn 100 người bị thương. Đến tháng 1, một cuộc tấn công lớn đã xảy ra ở thành phố Donetsk, khiến 27 dân thường thiệt mạng.
"Đường phi quân sự này phải nằm cách lãnh thổ của chúng ta một khoảng cách nhất định để đảm bảo an ninh cho các thành phố Nga", ông Putin nói hôm 31/1. Đồng thời, Tổng thống cho biết thêm rằng ông đang đề cập cụ thể đến việc bảo vệ các thành phố hòa bình của Nga khỏi các loại đạn dược tầm xa do nước ngoài sản xuất mà chính quyền Ukraine sử dụng.
Ngay từ đầu, "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hoá" Ukraine đã được coi là mục tiêu chính của chiến dịch quân sự đang diễn ra của Nga.
Ông Putin đặc biệt đề cập đến một khu phi quân sự được thiết lập ở Ukraine hồi tháng 6/2023. Khi đó, Tổng thống Nga nói rằng khu vực này có thể được thiết lập nếu lực lượng Kiev tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào các thành phố của Nga. Ông nêu rõ mục tiêu của động thái này là khiến quân đội Ukraine không thể "tiếp cận chúng tôi".
Mỹ và các đồng minh đã liên tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng trong suốt cuộc xung đột, từ pháo và các loại pháo khác nhau cho đến nhiều bệ phóng tên lửa và hệ thống tên lửa.
Danh sách các loại vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất mà Kiev sở hữu bao gồm tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất có tầm bắn 250 km, Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) do Mỹ sản xuất, có tầm bắn lên tới 160 km.
Đầu tuần này, Politico đưa tin rằng Washington có thể cung cấp cho Kiev loại bom có đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), loại bom này cũng có tầm bắn khoảng 160 km.
Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện để ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO Cùng với Thụy Điển, Phần Lan đã từ bỏ chính sách không liên kết quân sự, đăng ký trở thành thành viên của NATO sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022, nhưng nỗ lực của Phần Lan đang gặp trở ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Biểu tượng NATO tại trụ sở ở Brussels (Bỉ). Ảnh: Reuters...