Ukraine nêu điều kiện ngừng bắn ở miền đông
Kiev cho rằng một lệnh ngừng bắn song phương ở miền đông Ukraine là có thể, nhưng với điều kiện phải thiết lập sự kiểm soát biên giới hiệu quả, đảm bảo hoạt động của các quan sát viên OSCE và tiến triển trong vấn đề con tin.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã đưa ra các điều kiện về một lệnh ngừng bắn ở miền đông trong một cuộc họp báo ngày 18/8 khi bình luận về kết quả các cuộc hội đàm 4 bên ở Berlin hồi cuối tuần qua.
“Chúng tôi đã nói về các vấn đề then chốt. Đối với tôi, các ưu tiên cao nhất là sự kiểm soát hiệu quả biên giới, khả năng để các quan sát viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát và kiểm chứng đầy đủ, và tất nhiên là phải có tiến bộ thực sự trong vấn đề con tin. Những vấn đề này là then chốt trong việc thúc đẩy ý tưởng về lệnh ngừng bắn song phương”, ông Klimkin nói.
Ngoại trưởng Nga nói thêm rằng, trong cuộc gặp 4 bên ở Berlin, cũng có một cuộc thảo luận về viện trợ nhân đạo tới các khu vực ở miền đông Ukraine.
Các cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Pavlo Klimkin nhằm tìm kiếm việc chấm dứt chiến sự ở miền đông Ukraine đã được tổ chức vào tối 17/8 tại khách sạn Villa Borsig ở Berlin, Đức. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius cũng tham dự cuộc gặp.
Theo ông Steinmeier, các cuộc đàm phán khá khó khăn, nhưng các bên cũng đạt được một số tiến bộ về vài điểm, dù không đi tới thống nhất về lệnh ngừng bắn hay khởi động đàm phán hòa bình.
Sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho hay lệnh ngừng bắn phải vô điều kiện, nhấn mạnh rằng Kiev vẫn khăng khăng cố đưa ra các điều kiện của riêng mình.
Kể từ giữa tháng 4, Kiev đã thực hiện một chiến dịch quân sự tại các khu vực ở miền đông Ukraine để trấn áp lực lượng ly khai thân Nga, vốn không công nhận tính hợp pháp của chính phủ mới sau cuộc chính biến hồi tháng 2.
Nga đã nhiều lần lên án chiến dịch quân sự của Kiev và kêu gọi đối thoại hòa bình với đại diện các vùng ở đông nam Ukraine.
An Bình
Theo Dantri/RIA
Video đang HOT
Thế giới 24h: Trung- Hàn phản đối hạt nhân Triều Tiên
Trung Hàn phản đối hạt nhân Triều Tiên, nguy cơ khủng bố tại các sân bay Anh, phương Tây hối thúc Nga giải quyết xung đột tại Ukraina....Đó là những tin nóng 24h qua.
Tin nóng
Ảnh Yonhap News
Trong chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc hôm 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống nước chủ nhà Park Geun-Hye đã ra tuyên bố chung thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nối lại các vòng đàm phán 6 bên và tái khẳng định quan điểm phản đối Triều Tiên tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân.
Bắc Kinh và Seoul đều thống nhất, phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình, ổn định Bán đảo Triều Tiên là lợi ích chung của tất cả các nước tham gia đàm phán 6 bên, bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Hai nước kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết vấn đề chính thông qua đối thoại và đàm phán.
"Các quốc gia có liên quan nên tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán 6 bên, đồng thời tổ chức các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương, hợp tác và giải quyết các mối quan tâm chung", Ông Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc họp báo.
Trong những ngày qua, CHDCND Triều Tiên đã bắn nhiều tên lửa tầm ngắn và rocket vào khu vực biển phía đông để tỏ thái độ không mấy hài lòng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc.
"Hai lãnh đạo chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng, chúng tôi quyết tâm phản đối bất kỳ vụ thử hạt nhân nào khác. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình chinh là thông điệp rõ ràng muốn một nước Triều Tiên phi hạt nhân hóa", Tổng thống Hàn Quốc nói trong cuộc họp báo chung.
Triều Tiên đã bày tỏ mong muốn nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân vô điều kiện. Tuy nhiên, Seoul và Washington yêu cầu Bình Nhưỡng thể hiện sự ngay thật muốn phi hạt nhân hóa trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Cuộc đàm phán gần đây nhất diễn ra tại Bắc Kinh cuối năm 2008.
Bà Park và ông Tập cũng kêu gọi thực hiện nghiêm thỏa thuận 2005 và nghị quyết LHQ trừng phạt Triều Tiên vì các hoạt động thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.
Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của Hội đồng bảo an LHQ sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2/2013.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc kéo dài 2 ngày. Đây là lần đầu tiên một Chủ tích Trung Quốc thăm Hàn Quốc trước khi tới Triều Tiên.
Ảnh nổi bật
Elizabeth Akuol và đứa con 5 tuổi phải sống trong túp lều cùng 20 người khác ở Mingkaman, Nam Sudan.
"Chúng tôi phải chạy trốn vì xung đột. Phiến quân truy bắt khiến chúng tôi phải lẩn trong đầm lầy suốt 5 ngày. Thật khủng khiếp. Lúc đó tôi mang thai sắp sinh. Tôi nghĩ nỗi sợ hãi khiến tôi trở dạ. Chồng tôi phải làm bà đỡ. Anh ấy luôn ở bên tôi, và cũng rất lo lắng. Tôi sinh cháu vào rạng sáng hôm đó, tôi đặt tên cháu là Đầm Lầy để nhớ cái đêm ấy".
Ảnh BBC
Phát ngôn ấn tượng
"Việc Nhật Bản thay đổi để mạnh mẽ hơn không có nghĩa là nước này sẽ hiếu chiến", ông Richard Samuels, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Viện công nghệ Massachusetss nhận định như vậy trước động thái Nhật Bản quyết định mở rộng vai trò quân đội, cho phép lực lượng phòng thủ nước này tham gia các hoạt động phòng vệ chung.
Video Clip
Một chính trị gia Nhật đã òa khóc nức nở khi cố gắng giải thích việc ông tiêu 30.000 USD tiền công quỹ vào đi lại.
Xem clip:
Tin vắn
Quân đội Israel đã tăng cường lực lượng dọc đường biên với Dải Gaza để đối phó với các cuộc pháo kích ngày một gia tăng sau vụ 3 thiếu niên Israel và một thanh niên Palestine thiệt mạng.
Sứ quán Mỹ tại Uganda đã ra cảnh báo về mối đe dọa đặc biệt từ một nhóm khủng bố không xác định nhằm vào sân bay quốc tế tại quốc gia châu Phi này.
Nhật Bản tuyên bố sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng quyết định mở lại cuộc điều tra về số phận ít nhất 10 người Nhật bị bắt cóc nhiều thập niên trước.
Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ đào tạo vũ trang cho người dân các khu vực giáp Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ.
Các biện pháp an ninh được thắt chặt ở nhiều sân bay của Anh, không lâu sau khi Mỹ ra tuyên bố tương tự vì lo ngại mạng lưới khủng bố al-Qaeda có thể chế tạo và mang bom tàng hình lên máy bay.
Kênh truyền hình Al-Arabiya ngày 3.7 đưa tin Ả Rập Xê Út đã triển khai 30.000 quân đến biên giới với Iraq sau khi binh sĩ của chính quyền Baghdad rút khỏi khu vực.
Chỉ huy của cuộc tập trận chung đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) cho biết việc Đài Loan không được mời tham gia sự kiện này không liên quan gì đến Trung Quốc. đồng thời cũng nói thêm rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Đài Loan trong "một sự kiện khác".
Quốc hội Ukraina đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Valery Geletey giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Geletey, 46 tuổi, từng phụ trách vấn đề an ninh của Văn phòng Tổng thống và Quốc hội Ukraina, được 260 trong tổng số 450 nghị sỹ của quốc hội nước này ủng hộ.
Myanmar đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại 6 khu vực ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của nước này sau khi xảy ra hàng loạt các vụ bạo động làm 2 người thiệt mạng và 14 người bị thương.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hối thúc Tổng thống Nga Vladimir Putin khuyến khích lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraina đạt được một thỏa thuận với chính quyền Kiev.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tái khẳng định quan điểm về mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi các nỗ lực nhằm nối lại cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vốn bị đình trệ từ cuối năm 2008.
Ngày này năm xưa
4 tháng 7: Ngày Cộng hòa tại Philippines; ngày Độc lập tại Hoa Kỳ (1776)
1941 - Chiến tranh thế giới thứ hai: Một số thành viên cấp cao của Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư thông qua quyết định về Tổng khởi nghĩa tại Nam Tư.
Hồng Hà
Theo_VietNamNet
Thế giới 24h: Putin đột ngột thay đổi Tổng thống Putin bất ngờ đề nghị hủy quyết định cho phép đưa quân sang Ukraina; Xả súng tại Mỹ; Thương vong nặng nề ở Iraq... là các tin nóng 24 giờ qua. Tin nổi bật Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, ngày 24/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Thượng viện nước này hủy bỏ một nghị quyết cho...