Ukraine muốn xây dựng quân đội mạnh nhất châu Âu
Ukriane cần có một quân đội hùng mạnh nhất châu Âu để bảo vệ đất nước thay vì phải phụ thuộc vào các cuộc thương lượng quốc tế của các cường quốc, Thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine Aleksandr Turchinov nhấn mạnh ngày 27/12.
Ukraine từng có quân đội trong tốp 10 châu Âu.
Theo ông Aleksandr Turchinov, Ukraine cần xây dựng quân đội ít ra là thuộc hàng mạnh nhất châu Âu để có thể gánh vác nhiệm vụ bảo vệ đất nước.
“Chỉ có thể bảo vệ đất nước bằng một quân đội hùng mạnh chứ không phải bằng những cuộc thương lượng quốc tế và các biện pháp trừng phạt”, Thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine nói.
Năm 2013, Ukraine nằm trong danh sách 10 nước có quân đội lớn nhất châu Âu, sau Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Anh và Italy.
Video đang HOT
Hiện quân đội nước này có khoảng 130.000 binh sĩ nhưng khả năng chiến đấu không cao. Vì thế, sau khi thay đổi chính quyền, ban lãnh đạo mới của nước này đã xúc tiến một cuộc cải cách quân sự quy mô lớn để đối phó với các chiến dịch quân sự ở khu vực Đông Nam.
Ukraine nằm ở vùng đệm giữa Nga và phương Tây nên thường xuyên phải chịu sức ép từ cả hai phía trong cuộc giành giật ảnh hưởng Đông Tây. Những bất ổn ở nước này trong hơn một năm qua cũng xuất phát từ việc ban lãnh đạo Ukraine không lựa chọn đúng đường hướng phát triển cân bằng cho đất nước. Kết quả là Ukraine không chỉ bị mất bán đảo Crimea vào tay Nga, mà còn phải đối mặt với khu vực Đông Nam đầy bất ổn, làm ảnh hưởng đến cả phát triển kinh tế lẫn xây dựng tiềm lực quốc phòng.
Vũ Anh
Theo Dantri/Tiếng nói nước Nga
Trung Quốc xác nhận thử nghiệm tên lửa siêu thanh
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh WU14, vũ khí hiện đại bậc nhất mà Mỹ cũng phải e ngại. Bắc Kinh nhấn mạnh không sử dụng tên lửa WU14 nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào.
Hình ảnh minh họa
Tờ Yomiuri của Nhật Bản số ra ngày 12/12 dẫn văn bản của Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh WU14 vào ngày 2/12.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: "Việc tiến hành thử nghiệm công trình khoa học - nghiên cứu trên lãnh thổ Trung Quốc như kế hoạch thử nghiệm tên lửa vừa rồi là hoạt động thông thường. Những cuộc thử nghiệm này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia cụ thể nào và không hướng tới bất kỳ chủ thể nào".
Trước đó, tờ Washington Free Beacon đã dẫn phát biểu của một quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng tên lửa mới này nằm trong chương trình hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, hướng đến mục đích vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
"Các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh cho thấy việc phát triển vũ khí tấn công với khả năng di chuyển nhanh gấp 8 lần vận tốc âm thanh là một trong những ưu tiên trong công cuộc tích lũy quân sự quy mô lớn của Trung Quốc", quan chức Mỹ nói.
Trang tin của Mỹ cũng dẫn lời phát biểu của người phát ngôn quân đội Mỹ, Trung tá Jeffrey Pool: "Chúng tôi đã có những báo có về các vụ thử tên lửa siêu thanh và sẽ theo dõi thường xuyên các hoạt động quân sự của nước ngoài.
Ngày 11/12, trang tin Asia News dẫn lời của ông Lý Khánh Công, phó tổng bí thư của Hội đồng nghiên cứu chính sách an ninh Trung Quốc, nói rằng: "Một số người Mỹ miêu tả các cuộc thử nghiệm tên lửa của Bắc Kinh là những mối nguy hiểm, bởi họ cảm thấy khó chịu khi phải thừa nhận rằng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh gần đây đang tăng lên mạnh mẽ, và hiện nay công nghệ quốc phòng của hai nước không còn cách biệt rõ rệt như trước".
"Những tên lửa này sẽ càng mạnh mẽ hơn khi tốc độ của chúng được tăng lên. Dù cho Trung Quốc vẫn còn lạc hậu trước một cường quốc quân sự như Mỹ thì trong lĩnh vực này Washington đang lo ngại sẽ mất đi lợi thế khổng lồ về khả năng tấn công và đe dọa mà nước này đang sở hữu", ông Lý đánh giá.
Ông Lý cũng cho biết, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu tên lửa siêu thanh từ nhiều năm trước đây. Nhưng mãi đến gần đây, khi nền kinh tế hiện nay đã đủ sức chi trả khoản chi phí thử nghiệm lớn, nước này mới tiến hành những vụ phóng thử tên lửa siêu thanh WU14.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay xuất hiện thông tin về vụ Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh, lần đầu tiên hồi tháng 1 và lần tiếp theo là vào tháng 8.
Những cường quốc quân sự hàng đầu như Mỹ và Nga cũng đã có các chương trình vũ khí siêu thanh. Ngân sách Mỹ dành cho các chương trình này được cho là khoảng 360 triệu.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ chuyển radar phát hiện tên lửa đạn đạo thứ 2 cho Nhật Lầu Năm Góc ngày 26/12 xác nhận đã chuyển cho Nhật hệ thống radar phòng thủ tên lửa thứ hai, với mục tiêu nâng cao khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo cho lãnh thổ Nhật cũng như lục địa Mỹ. Hệ thống radar AN/TPY-2 Trong thông cáo được phát đi, Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ muốn các đồng minh của...