Ukraine muốn hỗ trợ lương thực cho Syria
Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo ông đã chỉ thị cho chính phủ Ukraine thiết lập các cơ chế để chung tay cùng các tổ chức và đối tác quốc tế cung cấp lương thực cho Syria, sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà lãnh đạo Ukraine ngày 14/12 viết trên mạng xã hội X: “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Syria ngăn chặn khủng hoảng lương thực, đặc biệt là thông qua chương trình nhân đạo ‘ Ngũ cốc từ Ukraine’. Tôi đã chỉ thị cho chính phủ thiết lập cơ chế cung cấp lương thực hợp tác với các tổ chức và đối tác quốc tế có thể hỗ trợ”.
Ukraine là một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu hàng đầu thế giới. Ukraine cũng xuất khẩu lúa mì và ngô sang các nước Trung Đông, nhưng trong đó không có Syria.
Ukraine đã xuất khẩu 5,2 triệu tấn ngũ cốc và ngô vào tháng 3; 5,8 triệu tấn vào tháng 2 và 5,3 triệu tấn vào tháng 1. Trước khi xung đột với Nga bùng phát, Ukraine xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn ngũ cốc ra nước ngoài mỗi tháng.
Video đang HOT
Trước tháng 2/2022, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 7 thế giới, nước xuất khẩu lúa mạch lớn thứ 4 và nước xuất khẩu hạt hướng dương lớn nhất (được sử dụng để làm dầu hướng dương và thức ăn chăn nuôi).
Khi xung đột nổ ra, kim ngạch xuất khẩu của Ukraine sụt giảm và giá ngũ cốc thế giới tăng mạnh. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến người dân ở các quốc gia nghèo trên thế giới. Đáng chú ý, lương thực cũng là nguồn thu chính của Ukraine. Năm 2021, Ukraine thu được 27,8 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản.
Sau khi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chấm dứt, Ukraine đã thiết lập một “hành lang xuất khẩu tạm thời” mới vào tháng 8/2023, quanh bờ biển phía Tây.
Dựa trên chương trình “tuyến đường đoàn kết” của Liên minh châu Âu (EU), Ukraine cũng đang vận chuyển ngũ cốc bằng đường bộ và sà lan đến các cảng trên sông Danube hoặc đến cảng Constanta của Romania để chất lên tàu chở hàng rồi đi qua Biển Đen.
Người dân Syria tại khu vực biên giới với Liban ngày 12/12. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng đối lập, do nhóm HTS chỉ huy, đã đột ngột tấn công vào các thành phố do chính phủ Syria nắm giữ vào tuần cuối tháng 11. Đến tối 29/11, lực lượng này đã tiến đến Aleppo, lần đầu tiên kể từ năm 2016. Ngày 8/12, các lực lượng đối lập ở Syria đã chiếm các kênh truyền hình nhà nước và kiểm soát thủ đô Damascus.
Cùng ngày 8/12, Điện Kremlin cho biết, cựu Tổng thống Syria Assad và các thành viên trong gia đình đang ở Moskva và đã được Nga cấp quy chế tị nạn vì lý do nhân đạo.
HTS đã cam kết thành lập một chính phủ chuyển tiếp tôn trọng tất cả các nhóm sắc tộc và phe phái chính trị của Syria. Bên cạnh đó, lực lượng đối lập sẽ trao quyền kiểm soát cho một chế độ dân sự vào tháng 3/2025.
Ngày 11/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định cam kết của LHQ ủng hộ chuyển giao quyền lực suôn sẻ ở Syria sau khi lực lượng đối lập nắm quyền kiểm soát tại nước này cuối tuần trước.
Qatar sẽ sớm mở lại đại sứ quán tại Syria
Ngày 11/12, Qatar thông báo sẽ sớm mở lại đại sứ quán tại thủ đô Damascus của Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Thủ đô Damascus, Syria. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Ngoại giao Qatar cho biết việc mở lại đại sứ quán sẽ được tiến hành sau khi hoàn tất các thỏa thuận cần thiết. Doha nhấn mạnh động thái này nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ anh em lịch sử chặt chẽ giữa hai nước.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Qatar cũng tìm cách tăng cường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển viện trợ nhân đạo mà nước này cung cấp cho người dân Syria thông qua đường hàng không.
Doha đã đóng cửa phái bộ ngoại giao của mình tại Damascus và triệu hồi đại sứ từ tháng 7/2011 sau khi cuộc nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Assad biến thành cuộc xung đột trên toàn quốc kéo theo làn sóng bạo lực.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cảnh báo nguy cơ cao các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy trở lại ở Syria.
Trước đó, quân đội Mỹ cũng cảnh báo về sự trở lại của IS trong bối cảnh tính hình bất ổn ở Syria. Ngày 10/12, Tướng Erik Kurilla - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cũng đã tới Syria để cập nhật tình hình và tiếp tục hợp tác với nhóm vũ trang Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) trong việc ngăn chặn tổ chức khủng bố IS trỗi dậy.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria? Sự hỗn loạn chính trị tại Syria đang mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng. Với vị trí chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các tuyến vận chuyển dầu khí qua Syria, góp phần củng cố vai trò trung tâm năng lượng khu vực. Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024....