Ukraine muốn đặt Matxcơva vào tầm ngắm tên lửa, Nga bình tĩnh đáp trả
Dẫu không tin Kiev đủ sức chế tạo ra loại tên lửa có khả năng “vươn tới cả Matxcơva, cả St. Petersburg”, nhưng Matxcơva vẫn cần lời giải thích chính thức.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin RT, phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga, ông Alexander Sherin, chia sẻ những bình luận về tuyên bố của cựu quan chức Cơ quan Tình báo đối ngoại Ukraine, Trung tướng Vasily Bogdan, nói rằng Kiev cần chế tạo các loại tên lửa tầm trung có khả năng “vươn tới cả Matxcơva, cả St. Petersburg”.
“Nếu phát ngôn đó được đưa ra bởi một Trung tướng đang đương chức, thì cần phải có lời giải thích về việc này từ phía đại sứ Ukraine. Cuộc bầu cử đã khép lại, và việc đưa ra những tuyên bố kiểu như vậy để thu hút phiếu bầu không còn cần thiết nữa. Ông Bogdan nói rằng Ukraine cần loại tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Tôi sẽ nghiêm túc suy nghĩ về mối liên hệ giữa tuyên bố này với vị trí mà ông ta đang nắm giữ” – ông Sherin cho biết.
Ukraine muốn chế tạo tên lửa tầm trung có khả năng vươn tới Matxcơva. (Ảnh: Global Look Press)
Bên cạnh đó, phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga cũng tỏ ra nghi ngờ về việc Ukraine có thể tạo ra một loại vũ khí như vậy với mức độ phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng như hiện nay.
Theo lời đại biểu Duma Quốc gia Nga, Ukraine sẽ khó mà có được loại tên lửa với khả năng đó ngay cả từ các quốc gia thành viên NATO.
Video đang HOT
“Ở thời điểm hiện tại, đất nước họ không có đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình. Không ai có thể bình tĩnh ngồi xem nước này phát triển một chương trình tên lửa nào đó” – ông Sherin nói.
Trước đó, trong một phát ngôn ngày 30/7, cựu quan chức của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine, Trung tướng Vasily Bogdan tin rằng Kiev nên tập trung chế tạo các loại tên lửa tầm trung có khả năng “vươn tới cả Matxcơva, cả St. Petersburg”. Tuyên bố trên được ông Bogdan đưa ra khi đề cập đến việc Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) sắp chấm dứt.
“Ukraine sắp được cởi trói để có thể tự do thiết kế và sản xuất các tên lửa tầm trung có khả năng vươn tới các mục tiêu chiến lược của các quốc gia xâm lược, vươn tới Matxcơva và St. Petersburg” – ông Bogdan tuyên bố.
Vị tướng Ukraine cũng cho rằng Kiev nên dựa vào sự giúp đỡ của các đồng minh.
(Nguồn: RT)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tướng Ukraine gây sốc kêu gọi chế tạo tên lửa để tấn công Nga
Trung tướng và cựu chiến binh của Cơ quan Tình báo đối ngoại Ukraine Vasily Bogdan nói rằng Kiev cần tên lửa có khả năng bắn trúng mục tiêu ở Nga, theo báo "Obozrevatel".
Ukraine có kế hoạch mua lô vũ khí lớn từ Mỹ.
Lý do cho tuyên bố này là sự chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) sắp xảy ra.
"Ukraine có thể " rảnh tay cởi trói ", tự do thiết kế và sản xuất các tên lửa tầm trung có thể tiếp cận các địa điểm chiến lược của quốc gia xâm lược để những tên lửa này có thể đạt tới Moscow và St. Petersburg", ông Bogdan nói trong cuộc phỏng vấn với tờ báo.
Bogdan gọi việc trang bị tên lửa này là "không ràng buộc" và nhấn mạnh rằng Ukraine có thể dựa vào sự giúp đỡ của các đồng minh trong vấn đề này, theo ông, họ có thể bán vũ khí và thiết bị quân sự phù hợp cho Kiev.
Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ đã từ bỏ vũ khí hạt nhân và năm 1996, sau khi ký Bản ghi nhớ Budapest, đã tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Giới chuyên gia đã nhiều lần ghi nhận sự bất lực của tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine trong việc sản xuất những sản phẩm mới. Ví dụ như nhà báo Alexandr Dubinsky đã gọi việc mua chiếc ô tô Bentley Bentayga, thuộc sở hữu của chính trị gia Sergei Pashinsky, người có liên quan chặt chẽ với ngành công nghiệp quốc phòng là vụ mua bán " công nghệ nhất" của tổ hợp công nghiệp quân sự.
Ngoài ra, ông Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí "Phòng thủ quốc gia", cũng nghi ngờ về khả năng của chuyên gia Ukraine trong lĩnh vực chế tạo vũ khí công nghệ cao.
Trong khi đó, Valery Chaly, đại sứ Ukraine tại Mỹ trước đó cho biết răng chính quyền Kiev đang lam viêc vê hợp đồng mua của Washington một lô lớn vũ khí sát thương, theo báo cáo cua "Ukrinform".
Theo nhà ngoại giao, thỏa thuận có thể được ký kết vao cuối năm nay. Ông Chaly nói rằng điều này là có thể thưc hiên đươc nhờ "niềm tin vào Ukraine, trước năm 2015 chưa từng có niềm tin này" và những thay đổi trong luật pháp Ukraine..
Đại sứ cũng lưu ý rằng Mỹ là đối tác chiến lược của Ukraine. Theo ông, 92% khối lượng viện trợ kỹ thuật quân sự mà chính quyền Kiev nhận được trong bốn năm qua la cua Washington.
Theo Danviet
Ukraine bắt giữ tàu chở dầu Nga : Mỹ khen hay Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine tin rằng việc bắt giữ tàu chở dầu Nga là dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của Kiev trong việc bảo vệ lợi ích của mình. Việc bắt giữ tàu chở dầu của Nga tại cảng Izmail là một "tiền lệ tốt" cho việc giải quyết tranh chấp hòa bình. Tuyên bố trên được Đại sứ...