Ukraine mời LHQ và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đến Kursk
Ukraine cho biết đã mời Liên hợp quốc (LHQ) và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) xác minh tình hình tại các khu vực thuộc vùng Kursk của Nga do Kiev kiểm soát.
Xe quân sự của Ukraine tại vùng Kursk. Ảnh: Sputnik
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha ngày 16/9 chia sẻ rằng ông đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao gửi lời mời chính thức tới các tổ chức. Lời mời này nhằm mục đích chứng minh Ukraine tuân thủ luật nhân đạo quốc tế.
Ngoại trưởng Sybiha cũng đăng trên mạng xã hội X khẳng định quân đội Ukraine đảm bảo hỗ trợ nhân đạo và di chuyển an toàn cho người dân tại khu vực Kursk. Ukraine tuyên bố đã kiểm soát khoảng 100 khu dân cư ở Kursk.
Video đang HOT
Kênh Aljazeera cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu LHQ hay ICRC đã phản hồi lời mời của Ukraine hay chưa.
Bộ Ngoại giao Ukraine xác nhận đã đưa ra các yêu cầu, trong đó đề nghị ICRC giám sát việc Ukraine tuân thủ luật nhân đạo quốc tế chiểu theo Công ước Geneva, bao gồm việc bảo vệ người dân bị cuốn vào các cuộc xung đột vũ trang.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đánh giá lời mời này là “hành động khiêu khích thuần túy”. Ông Peskov khẳng định Nga mong đợi “một đánh giá tỉnh táo” từ LHQ và ICRC về lời mời của Ukraine.
Trong khi đó, Chủ tịch ICRC Mirjana Spoljaric mới thực hiện chuyến thăm đến Moskva. Theo lịch trình, bà Spoljaric gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov vào ngày 16/9.
Sáng 6/8, khoảng 1.000 binh sĩ Ukraine được xe bọc thép yểm trợ đã tấn công xuyên biên giới, vào Kursk. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 13/8 khẳng định cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk không liên quan đến chiếm giữ lãnh thổ. Ông nói rằng Ukraine phát động chiến dịch này nhằm bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công tầm xa từ Kursk.
Đến ngày 18/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào Kursk nhằm mục đích tạo ra một “vùng đệm” để ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới của Nga.
Moskva đã lên án cuộc tấn công của Ukraine đã khiến khoảng 150.000 thường dân Nga phải sơ tán.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế công bố chiến lược cho giai đoạn mới
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 19/12 đã công bố chiến lược của mình trong 4 năm tới, với mục tiêu giải quyết những thách thức do bối cảnh toàn cầu ngày càng phát triển và tập trung vào mục đích chính của tổ chức là bảo vệ và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang và bạo lực.
Trụ sở Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, trong những năm tới, ICRC sẽ ưu tiên tăng cường các hoạt động bảo vệ và đối thoại với cả các quốc gia và các nhóm vũ trang, để đảm bảo việc tuân thủ các nghĩa vụ được quy định luật nhân đạo quốc tế. Trong thông báo, bà Mirjana Spoljaric - Chủ tịch ICRC nhấn mạnh cứu vớt sinh mạng và hạn chế sự tàn bạo của xung đột vũ trang vẫn tiếp tục là trong tâm trong bản sắc của tổ chức quốc tế đã 160 năm tuổi này.
Một mục tiêu của chiến lược mới là biến luật nhân đạo quốc tế thành một ưu tiên chính trị toàn cầu, củng cố tính phổ quát và ý nghĩa lâu dài của nó. Chiến lược mới cũng khẳng định tính trung lập của ICRC là "nguyên tắc cho phép hành động", bằng cách không đứng về bên nào trong các cuộc xung đột vũ trang, tổ chức này có thể giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột. Bên cạnh đó, ICRC nhấn mạnh vai trò đặc biệt của cơ quan này với tư cách trung lập, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả con tin và những người bị giam giữ ở Yemen, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Hoạt động trong khoảng 100 cuộc xung đột trên toàn thế giới, chiến lược mới đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp của ICRC và khả năng thích ứng với năng lực, quan hệ đối tác và chiến lược hậu cần trong các tình huống xung đột kéo dài. Chiến lược mới nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu hiểu và ứng phó với tác động của công nghệ mới trong chiến tranh cũng như khả năng áp dụng luật nhân đạo quốc tế vào các lĩnh vực như vũ khí tự động, chiến tranh mạng và sử dụng trí tuệ nhân tạo.
ICRC khẳng định trong chiến lược mới về bản sắc của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. ICRC cam kết hợp tác với tất cả các hiệp hội quốc gia và liên đoàn quốc tế để củng cố phong trào như một mạng lưới nhân đạo toàn cầu đáng tin cậy.
Tân Ngoại trưởng Ukraine và thách thức ở phía trước Việc bổ nhiệm ông Andriy Sybiha làm Bộ trưởng Ngoại giao mới của Ukraine là một bước đi chiến lược trong nỗ lực của Tổng thống Zelensky nhằm tăng cường sức mạnh ngoại giao của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Với kinh nghiệm và sự cứng rắn trong đối ngoại, ông Sybiha được kỳ vọng sẽ mang lại "nguồn năng lượng...