Ukraine mờ nhạt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, xét về khía cạnh quân sự, Nga có thể chiếm thế thượng phong tại Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Nga có những lợi ích cốt lõi riêng biệt tại hai khu vực này…
Tạp chí The Atlantic hôm thứ Năm (ngày 10/3) đã đăng bài phỏng vấn với Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo đó nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh trọng tâm trong chính sách của Washington tại Trung Đông và Ukraine, bày tỏ ấn tượng sau các cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như sự thất vọng đối với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Obama
Ukraine không phải là vấn đề ưu tiên đối với Mỹ
“Thực tế Ukraine không phải là một quốc gia thành viên của NATO và luôn trong tình trạng dễ bị thương tổn do ưu thế quân sự từ phía Nga, song, điều đó không phụ thuộc vào những gì chúng ta (Mỹ) đang làm” – ông Obama nhận định.
Ngoài ra, theo Tổng thống Mỹ, đối với Nga, Ukraine là một trong những lợi ích chính, hướng ưu tiên (trọng tâm) trong chính sách đối ngoại, còn đối với Mỹ thì không phải như vậy.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa nhắc tới sự can thiệp của Nga trong các vấn đề nội bộ của Ukraine – cáo buộc mà Nga đã nhiều lần bác bỏ.
Theo ông Obama: “Quan điểm cho rằng Nga hiện đang có vị thế mạnh hơn tại Ukraine và Syria so với thời điểm trước khi quốc gia này “xâm lược” Ukraine và can thiệp quân sự vào Syria là hoàn toàn sai về mặt bản chất trong các vấn đề quốc tế nói chung”.
“Sức mạnh thật sự là khi bạn có thể đạt những gì mình muốn mà không cần phải dùng tới bạo lực. Nga đã mạnh hơn rất nhiều trong khi Ukraine bề ngoài là một quốc gia độc lập, nhưng thực chất lại theo chế độ “đạo tặc” và rất dễ bị giật dây” – Tổng thống Mỹ bổ sung.
Theo giới phân tích quốc tế, với những tuyên bố trên của Tổng thống Mỹ – Obama, dường như Mỹ đang ngày càng &’lạnh nhạt’ với Ukraine.
Không chỉ Mỹ mà dường như cả EU, NATO cũng không còn “mặn mà” với Ukraine khi mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thậm chí còn lên tiếng khẳng định rằng Ukraine sẽ không “có cửa” gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20-25 năm nữa.
“Chắc chắn Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20-25 năm nữa và quy chế thành viên NATO cho Ukraine cũng sẽ như vậy”- Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Những ảo tưởng đã mất
Theo The Atlantic, trước đó ông Barack Obama đánh giá Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là “nhà lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa, người sẽ vượt qua được khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây”.
Nhưng hiện giờ, Tổng thống Mỹ lại gọi ông Erdogan là “nhà lãnh đạo độc tài và kẻ thua cuộc” vì ông này đã từ chối sử dụng quân đội của mình nhằm đảm bảo tình hình ổn định cho Syria.
Ngoài ra, The Atlantic cho hay, mối quan hệ giữa ông Obama và chính quyền Ả Rập Xê Út cũng như Israel đang diễn biến phức tạp. Không lâu trước đây, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng “ông ấy đang thiếu một vài nhà lãnh đạo độc tài có trí tuệ ở Trung Đông”.
Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Video đang HOT
Những đề xuất liên quan đến Syria của Ngoại trưởng Mỹ
The Atlantic còn thông tin, vào năm ngoái Ngoại trưởng Mỹ đã nhiều lần đề nghị Tổng thống Obama sử dụng tên lửa hành trình để tấn công vào các mục tiêu của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên lãnh thổ Syria.
“Mục đích của hoạt động tấn công này, theo ông Kerry, không phải là lật đổ chế độ của Tổng thống Assad, mà để buộc ông này cũng như Iran và Nga phải đi tới thương lượng về hòa bình” – ấn bản viết.
Tổng thống Obama đã liên tục từ chối những yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ và cuối cùng mất kiên nhẫn mà tuyên bố rằng, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới có quyền đề xuất những sáng kiến về can thiệp quân sự với ông.
Sáng kiến tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria
Bài báo cũng trích dẫn hồi tưởng của ông Obama khẳng định, ông chính là tác giả của đề xuất phá hủy vũ khí hóa học tại Syria đưa ra năm 2013 nhằm ngăn chặn các hành động quân sự chống lại quốc gia Trung Đông này.
“Tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở St Petersburg, sau một tuần đắn đo suy nghĩ về tình hình Syria, theo hồi ức của mình Tổng thống Obama đã nói với Tổng thống Putin rằng “nếu chúng ta buộc ông Assad hủy bỏ vũ khí hóa học thì sẽ tránh được sự cần thiết phải can thiệp quân sự tại Syria” – nhà báo Goldberg, người từng được diện kiến ông Obama tại Nhà Trắng cho biết.
Năm 2013, Mỹ cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Ban đầu ông Obama dự định hành động theo sáng kiến riêng của mình, nhưng sau đó Tổng thống Mỹ đã đệ trình Quốc hội thông qua nghị quyết chính thức.
Đa số các thành viên Quốc hội Mỹ phản đối đề xuất của ông Obama. Tháng 9/2013, Nga đưa ra sáng kiến tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria dưới sự giám sát của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW).
Tổng thống Mỹ đồng ý với sáng kiến này và hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria đã được ngăn chặn kịp thời. Kho vũ khí hóa học đã được đưa ra khỏi lãnh thổ Syria và tiêu hủy thành công: cuối tháng 10/2014 OPCW tuyên bố 97,8% số vũ khí hóa học được dùng cho mục đích quân sự của Syria đã bị tiêu hủy.
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin (bên phải).
Những cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin
Tổng thống Barack Obama cũng chia sẻ ấn tượng của ông trong những cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Trong tất cả các cuộc gặp giữa chúng tôi, ông Putin tỏ ra vô cùng lịch sự và cởi mở. Các cuộc họp được tổ chức chuyên nghiệp. Ông ấy chưa bao giờ bắt tôi phải chờ đợi như những lãnh đạo khác” – nhà lãnh đạo Mỹ nhận xét.
Theo Tổng thống Mỹ, ông Putin cũng hiểu là vị thế của Nga trên trường quốc tế đang suy yếu. “Ông ấy luôn nhất quán quan tâm đến hợp tác với chúng tôi và rất mong muốn rằng chúng tôi sẽ đối với ông ấy như đối với đối tác. Nói chung ông ấy hiểu rằng vị thế của Nga trên trường quốc tế đã suy giảm đáng kể”- Obama khẳng định.
Tổng thống Mỹ cũng đánh giá cao sự tham gia của Tổng thống Nga Putin vào các diễn đàn quốc tế khi khẳng định: “Ông ấy không bao giờ vắng mặt tại bất cứ cuộc gặp nào mà có chương trình nghị sự cụ thể, ngoại trừ Hội nghị thượng đỉnh G-20″.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Nga tìm cách thoát khỏi cấm vận của phương Tây?
Nga đã điều chỉnh chiến lược, khẳng định lập trường không đối đầu và gây căng thẳng với các cường quốc nhằm thoát thế cô lập của phương Tây.
Chính sách hướng Đông và tái cân bằng Đại chiến lược
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến chính sách đối ngoại của Moscow xoay trục nhanh hơn từ châu Âu - Đại Tây Dương sang Châu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Điện Kremlin đã nhận ra khu vực trì trệ nhất của Nga là Vùng Viễn Đông, Nga đồng thời cũng nhìn thấy cơ hội của việc sử dụng tính năng động của châu Á như một nguồn lực bên ngoài thúc đẩy nền kinh tế Nga. Mâu thuẫn Nga - phương Tây đã tạo cơ hội cho nước này giải bài toán địa - kinh tế, thông qua việc đưa yếu tố địa - chính trị vào phương trình "cân bằng động".
Bảng hiển thị tỷ giá đổi đồng Ruble lấy USD và EUR . (ảnh: AP)
Tiến sỹ Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng, do khủng hoảng Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, những gì ban đầu được coi là "vụ lợi" trong quan hệ Moscow - Bắc Kinh thì nay đã trở thành mối quan hệ đối tác gần gũi hơn nhiều. Ông còn nhận định rằng, Nga có nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Bắc Kinh và Washington.
Moscow từ lâu đã hy vọng về một sự cân bằng giữa các chính sách đối ngoại với phương Tây và châu Á theo Đại chiến lược "chim ưng hai đầu". Sự cân bằng hiện nay đang đòi hỏi đối với chính sách của Moscow ở châu Á, chứ không còn là châu Âu.
Theo đó, Nga đang tìm cách cân bằng mối quan hệ hết sức quan trọng của nước này với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và nhóm BRICS. Nga cũng ủng hộ việc đưa Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập SCO.
Gia tăng quan hệ với Trung Quốc
Nga chủ trương một thế giới đa cực mà ở đó sự thống trị toàn cầu của Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho một "sân khấu" của các siêu cường. Ngày nay, Trung Quốc hiển nhiên là rất quan trọng trong việc đạt được sự cân bằng toàn cầu mới phù hợp với quan điểm của Nga.
Nga muốn thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á bị suy giảm và đồng cảm với khẩu hiệu của Trung Quốc: "châu Á dành cho người châu Á". Mặc dù chưa xuất hiện liên minh Nga - Trung, nhưng mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn khiến Trung Quốc mạnh lên, trong khi Bắc Kinh không muốn thấy nước Nga suy yếu phải "đầu hàng" phương Tây.
Giờ đây, thay vì ý tưởng về một châu Âu rộng lớn hơn từ Lisbon đến Vladivostok mà ông Putin đề xuất vào năm 2010, thì nay EU sẽ nhìn thấy một ý tưởng mới về một châu Á rộng lớn hơn từ Thượng Hải đến St. Petersburg.
Sự thỏa hiệp Nga - Trung với mục tiêu tuy "ẩn", nhưng cũng làm giảm sự thống trị toàn cầu của Mỹ là mục tiêu chính trong điều chỉnh chính sách của Nga. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, một trong những hậu quả chính của cuộc cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ, phương Tây là làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, châu Âu và gián tiếp tăng cường sức mạnh cho Trung Quốc.
Phối hợp chiến lược phòng ngự - tấn công
Điều Nga lo ngại nhất, đó là "sự hình thành một mặt trận phương Tây - Hồi giáo trong đó Nga sẽ bị liên lụy", tương tự với trường hợp của Syria. Đây là lý do khiến Nga ủng hộ mạnh mẽ Damascus và có hành động ngoại giao nhằm ngăn cản những đòn tấn công của phương Tây từ hồi tháng 10/2013.
Tổng thống Nga Putin đã xây dựng lại các lực lượng vũ trang Nga. Ông đã tạo dựng được uy tín quốc tế bằng cách xây dựng lại một công cụ quân sự đáng tin cậy nhờ việc tái quốc hữu hóa lĩnh vực năng lượng.
Hơn 70% dân Nga muốn ông Putin làm Tổng thống nhiệm kỳ 4 (ảnh: Sputnik)
Nga vận dụng phối hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt, các hoạt động tình báo và các hoạt động đánh lạc hướng thông tin. Sự kết hợp này được đảm bảo bởi các vũ khí hạt nhân, chiến lược và chiến thuật, vốn luôn là quân át chủ bài trong chính sách an ninh của Moscow.
Nhằm chống lại mối đe dọa kép, ở phía Tây là NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; ở phía Nam là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho khu vực Caucasus và Trung Á.
Crimea trở về với Nga đã làm tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này. Giống như tàu sân bay tự nhiên trên Biển Đen, Crimea cho phép tăng cường các khả năng ngăn cản đối phương tiếp cận không gian Biển Đen, đồng thời giúp Nga các khả năng vươn tới Trung Đông.
Ngoại giao đa dạng và thực dụng
Chính quyền Nga đang có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác tới các đối tác truyền thống, các đối tác không tham gia vào lệnh trừng phạt đối với Nga như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các nước khu vực Mỹ Latin...
Nga cũng tận dụng cơ hội đẩy mạnh mối quan hệ với các đối tác trong EU và Hy Lạp là một nước điển hình cho chiến lược này. Moscow khẳng định, Nga sẽ phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, khai thác tính độc lập tự chủ, nâng tầm quan hệ với các nước truyền thống, các nước lớn cũng được Nga tích cực đẩy mạnh hơn.
Trong quan hệ Nga - Ukraine, Nga luôn coi trọng tính lịch sử và quan hệ truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc để từ đó tiến tới một cách giải quyết tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của hai nước.
Mở chiến dịch không kích Is tại Syria Nga nhằm mục đích làm cho thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây thấy rằng, vị thế của Nga trên trường quốc tế là không phải bàn cãi. Nga có đủ thực lực và tiềm năng để đáp ứng và giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng.
Thực hiện chính sách ngoại giao "mềm dẻo" trên cơ sở lợi ích kinh tế để lôi kéo một số nước EU, các nước chung đường biên giới. Đây cũng là biện pháp gây ra sự chia rẽ trong chính nội bộ EU nhằm tạo ra sự không đồng thuận trong cách giải quyết các vấn đề ở Ukraine.
Điều chỉnh quan hệ kinh tế
Moscow hiện đã và đang chủ động thay đổi chính sách để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển kinh tế, đó là:
(1) Coi trọng phát triển thương mại với khối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và khối các nước BRICS;
(2) Chuyển hướng về xuất khẩu khí đốt sang cả Đông và Tây thay vì chỉ thiên về phía Tây như trước đây;
(3) Chuyển hướng sang tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực châu Á-TBD, xác định thế kỷ XXI là "thời của châu Á" và Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới.
Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine được thực hiện tương đối toàn diện. Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết Nga đã khẳng định vị thế trên trường quốc tế, nhất là giải quyết những vấn đề cấp bách như ở Iran, Syria...
Vì thế, giới phân tích và dư luận cho rằng, tuy hệ lụy từ sự trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây, tuy đã khiến Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định, nhưng "sự đổ vỡ sẽ không xẩy ra", sự phục hồi và phát triển cũng được dự báo là trong tương lai gần./.
Nguyễn Nhâm
Theo_VOV
Tỷ phú dầu mỏ Iran lĩnh án tử hình vì tham nhũng Ngày 6-3, tòa án Iran đã tuyên án tử hình đối với ông trùm dầu mỏ Babak Zanjani, 41 tuổi do cáo buộc tham nhũng hàng tỷ USD. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran Gholamhossein Mohseni Ejeie cho biết, tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với ông Zanjani và 2 bị cáo khác. Theo cáo trạng, ông Zanjani đã...