Ukraine lo ngại khi T-62M của Nga áp sát Lugansk
Có khả năng Nga sẽ cung cấp cho lực lượng dân quân miền Đông Ukraine một số xe tăng chiến đấu chủ lực T-62M tương tự như viện trợ đồng minh Syria.
Mới đây, người đứng đầu chính quyền thuộc nước cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, ông Alexander Zakharchenko thiệt mạng trong một vụ nổ mà đa phần ý kiến đều cho rằng tình báo Ukraine đứng sau lưng.
Trong khoảng thời gian 4 năm qua, Quân đội Ukraine đã có sự tăng cường lực lượng cực kỳ đáng chú ý với việc hiện đại hóa và đưa trở lại biên chế một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực, tổ hợp tên lửa phòng không cũng như máy bay chiến đấu.
Tại lễ duyệt binh chào mừng Ngày độc lập diễn ra hôm 24/8, chính quyền Kiev đã có màn phô diễn sức mạnh quân sự chưa từng có và họ không ngần ngại che giấu ý định sẽ lấy lại các vùng lãnh thổ miền Đông bằng sức mạnh quân sự.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62M của Nga ở Kamensk- Shakhtinsky, gần Lugansk.
Trước tình hình trên, Nga tuyên bố lên án Ukraine gây căng thẳng tình hình khu vực bằng cách ám sát các thủ lĩnh ly khai miền Đông thì họ cũng có hành động cụ thể khác.
Vừa qua Nga đã bất ngờ lấy từ trong kho dự trữ một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-62M rồi mang ra tập trận để đánh giá tình trạng kỹ thuật của những cỗ chiến xa từng bị đưa vào diện tháo dỡ lấy sắt vụn này.
Đã có một số suy đoán cho rằng các xe tăng T-62M trên sau khi kết thúc tập trận sẽ ngay lập tức lên tàu để sang Syria với mục đích tăng cường cho chiến dịch Idlib sắp diễn ra, nhưng thực tế một số lượng khá lớn đã xuất hiện tại khu vực Kamensk-Shakhtinsky, gần Lugansk.
Video đang HOT
Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga cũng được nhìn thấy tại khu vực trên
Việc Nga điều xe tăng T-62M tới sát Lugansk được cho là nhằm sẵn sàng cung cấp cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine nếu chính quyền Kiev quyết định xé bỏ thỏa thuận hòa bình Minsk 2 để tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng.
Ngoài xe tăng T-62M, các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga cũng đồng thời xuất hiện tại Kamensk-Shakhtinsky, có lẽ Moskva đang đề phòng các tiêm kích MiG-29, Su-27 cũng như cường kích Su-24 và Su-25 của Ukraine sẽ bất ngờ có hành động không kích chớp nhoáng.
Theo VOV
Vụ ám sát làm nóng lại Đông Ukraine
Washington sẵn sàng cung cấp thêm vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine nhằm giúp nước này củng cố lực lượng hải quân và phòng không.
Tình hình miền Đông Ukraine vừa đột ngột nóng trở lại sau cái chết của thủ lĩnh phiến quân hàng đầu được Nga hậu thuẫn hôm 31-8.
Đổ lỗi cho nhau
Ông Alexander Zakharchenko, "Thủ tướng" Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, thiệt mạng trong vụ nổ bị phe nổi dậy và nhà chức trách Nga quy trách nhiệm cho chính phủ Ukraine. Một số người thậm chí cho rằng có bàn tay của Mỹ trong vụ việc này. Ở chiều ngược lại, giới chức Ukraine phủ nhận sự liên quan và cho rằng vụ nổ có thể là kết quả của tình trạng đấu đá nội bộ hoặc một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Nga.
Bất kể ai đứng sau vụ nổ, cái chết của ông Zakharchenko, người lên làm "Thủ tướng" DPR năm 2014, càng làm mờ mịt viễn cảnh về một giải pháp cho cuộc xung đột khiến hơn 10.000 người thiệt mạng trong 4 năm qua. Ông Eduard Basurin, người phát ngôn "Bộ Quốc phòng" DPR, cho biết vụ nổ gây ra bởi một quả bom cài trong nhà hàng "Separ" ở thủ phủ Donetsk.
Theo hãng tin DAN của phiến quân, vụ nổ còn khiến "Bộ trưởng Tài chính" Alexander Timofeev bị thương. Giao tranh đã giảm đáng kể sau khi lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp ký hiệp định tại thủ đô Minsk - Belarus năm 2015.
Hiện trường vụ nổ khiến ông Alexander Zakharchenko thiệt mạng ở Donetsk hôm 31-8 Ảnh: REUTERS
Ông Alexander Zakharchenko. Ảnh: REUTERS
Moscow lập tức chỉ trích Kiev sau vụ nổ trên. "Thay vì thực hiện Hiệp định Minsk và tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nội bộ, phía Kiev lại thực hiện một kịch bản khủng bố" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói về cái chết của ông Zakharchenko. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ ám sát là nỗ lực gây bất ổn miền Đông Ukraine và tuyên bố những kẻ đứng sau vụ việc phải bị trừng phạt.
Một số vụ ám sát nhằm vào các nhân vật nổi dậy hàng đầu đã xảy ra trong những năm gần đây nhưng người ta không thể xác định thủ phạm là người của Kiev hay trong nội bộ phe nổi dậy. Chẳng hạn, vụ cựu lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng Igor Plotnitsky bị thương nặng sau khi một quả bom nổ gần xe của ông này hồi năm 2016.
Phiến quân dọa trả thù
Trang The Drive nhận định cái chết của ông Zakharchenko có thể làm gia tăng căng thẳng giữa chính quyền Kiev và phe nổi dậy giữa lúc chiến sự nóng trở lại tại những khu vực tranh chấp ở miền Đông. Một quan chức cấp cao DPR gọi vụ việc là hành động khủng bố của Ukraine và tuyên bố sẽ trả thù.
Trong khi đó, theo đài Sputnik, ông Alexander Kazakov, cố vấn của lãnh đạo DPR, thông báo đã bắt các nghi phạm đứng sau vụ ám sát dù không tiết lộ danh tính. Ông này cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại DPR và mọi lối ra vào Donetsk đã bị đóng cửa.
Tình hình có thể thêm khó đoán sau khi đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine, ôngKurt Volker, cho tờ The Guardian biết Washington sẵn sàng cung cấp thêm vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine nhằm giúp quốc gia Đông Âu củng cố lực lượng hải quân và phòng không giữa lúc Moscow tiếp tục hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông. Trước đó, Mỹ đã cung cấp cho lực lượng Ukraine tên lửa chống tăng Javelin hồi tháng 4. Đến tháng 5, quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự trị giá 250 triệu USD cho Ukraine trong năm 2019.
"Tên lửa Javelin chủ yếu mang tính biểu tượng và hiện không rõ chúng có được sử dụng hay chưa. Tuy nhiên, sự hỗ trợ (của Mỹ) dành cho hải quân và phòng không Ukraine lại có tầm quan trọng hơn nhiều" - ông Aric Toler, nhà nghiên cứu của Hội đồng Atlantic (Mỹ), đánh giá.
Mỹ tin rằng hiện có khoảng 2.000 binh sĩ Nga ở miền Đông Ukraine và không có dấu hiệu cho thấy lực lượng này rời đi. Theo Hiệp định Minsk, Nga phải rút hết lực lượng khỏi Ukraine trong lúc Ukraine trao quy chế đặc biệt cho các quận có đa số người Nga ở hai vùng Donetsk và Luhansk. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có một số bước đi hướng đến sự phân quyền nhưng dự luật quan trọng nhất lại đang bị đình trệ ở quốc hội và khó đạt tiến triển cho đến sau các cuộc bầu cử vào năm tới.
Theo ông Volker, Mỹ và Nga vẫn còn khoảng cách lớn về vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đến khu vực để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 4 năm qua. Quan chức này dự báo Tổng thống Putin sẽ đợi kết quả cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống ở Ukraine vào năm tới trước khi cân nhắc lại lập trường thảo luận của mình.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Lãnh đạo phe ly khai Đông Ukraine nghi bị ám sát Ông Aleksandr Zakharchenko, lãnh đạo Cộng hòa tự trị Donetsk ở miền đông Ukraine, đã thiệt mạng hôm qua 31/8 trong một vụ nổ tại một quán cà phê. Nga đã vào cuộc điều tra vì không loại trừ khả năng đây là một vụ ám sát. Lãnh đạo Donetsk Aleksandr Zakharchenko (Ảnh: Reuters) RT dẫn thông tin từ một người phát ngôn...