Ukraine lệnh cấm nhập cảnh với người Nga ở độ tuổi tòng quân
Sau vụ đụng độ giữa tàu chiến Nga và Ukraine tại Biển Đen hôm 25.11, tổng thống Ukraine đã ra lệnh cấm các công dân Nga từ độ tuổi 16 tới 60 nhập cảnh vào đất Ukraine với lý do ông lo ngại sẽ có “một đội quân tư” được thành lập trên đất Ukraine.
Tổng thống Poroshenko đã ra lệnh cấm người Nga ở độ tuổi tòng quân được nhập cảnh vào Ukraine.
Động thái này được đưa ra sau cuộc xung đột giữa 2 nước ở Biển Đen. Tuần duyên Nga đã nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine cùng 24 thủy thủ. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng những biện pháp này sẽ làm cho Nga dừng nuôi dưỡng “những đơn vị quân đội tư nhân… mà thực ra là chi nhánh của quân đội Nga”.
Nga đã tuyên bố rằng người Ukraine xâm nhập biên giới của mình trong khi Ukraine nói rằng tàu của họ đã hành xử theo đúng luật hàng hải quốc tế. Lãnh đạo lực lượng biên giới Petr Tsigikal nói rằng cơ quan của ông đã được đặt vào trạng thái báo động cao nhất và phải kiểm tra tất cả những người nước ngoài, không chỉ người Nga.
Ông nói: “Sẽ không có ngoại lệ. Trừ những lý do nhân đạo như tử tuất”.
Đây là lệnh cấm mới đi theo việc áp dụng tình trạng thiết quân luật tại Ukraine ở 10 đường biên giới khu vực trong tuần này.
Video đang HOT
Vào ngày 29.11, Kiev tuyên bố họ sẽ cấm các cư dân nước ngoài vào Crimea qua Ukraine. Điều này có nghĩa là cách duy nhất để đến Crimea là thông qua nước Nga – mà Ukraine coi là bất hợp pháp. Vẫn chưa rõ liệu sẽ có trường hợp ngoại lệ nào được đưa ra.
Lệnh Ukraine đưa ra ngày 30.11 gây phức tạp cho rất nhiều người dân sống ở miền biên giới, đặc biệt những người có hàng xóm Nga. Ông Poroshenko nhấn mạnh việc áp dụng thiết quân luật sẽ không ảnh hưởng tới quyền công dân của dân Ukraine.
Hãng thông tấn Tass dẫn lời trung gian hòa giải của chính phủ Nga, bà Lyudmila Lubina rằng các chỉ huy tàu chiến Ukraine được đưa tới Moscow để thẩm vấn. 21 thành viên còn lại của đoàn thủy thủ vẫn bị giam tại Crimea. Đầu tuần đã có một phiên tòa tại Crimea kết án các thành viên đoàn thủy thủ sẽ bị tạm giữ 2 tháng để thẩm tra.
Ông Poroshenko đã thúc giục NATO đưa tàu chiến tới biển Azov trong khi Nga cảnh báo điều đó sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump thì đã hủy bỏ cuộc gặp với ông Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Argentina vì lý do Nga bắt giữ tàu Ukraine.
Các nhà chỉ trích cho rằng việc tổng thống Mỹ quyết định hủy bỏ cuộc gặp với người đồng cấp liên quan tới bê bối nội địa – khi cựu luật sư của ông là Michael Cohen tiết lộ với Nghị viện Mỹ là ông này đã đàm phán một hợp đồng bất động sản tại Moscow nhân danh ông Trump trong cuộc bầu cử chủ tịch đảng Cộng hòa vào năm 2016.
Thủ tướng Anh quốc, Theresa May cũng chỉ trích ông Putin vì hành động của nước Nga tại Ukraine trước Hội nghị Buenos Aires. Bà kêu gọi Nga “thả tàu và các thủy thủy” mà Nga đã bắt giữ sau cuộc đụng độ.
Theo VietTimes
Tổng thống Ukraine muốn cắt đứt với Nga, hướng về EU và NATO
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi Quốc hội nước này điều chỉnh chính sách trong Hiến pháp để Kiev có thể sớm gia nhập EU và NATO, động thái mà ông Poroshenko cho rằng sẽ là hành động "vẫy tay chào tạm biệt Nga".
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Reuters)
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Châu Âu Yalta (YES Forum) ngày 14/9, Tổng thống Poroshenko tuyên bố đề xuất về việc sửa đổi Hiến pháp nước này với những chính sách hướng tới EU-Đại Tây Dương sẽ là một dấu hiệu cho thấy Kiev muốn "đoạn tuyệt" với Nga, cũng như gửi thông điệp tới các đối tác phương Tây về cam kết muốn gia nhập EU và NATO của Ukraine.
"Chúng ta, người Ukraine, sẽ phá đi rào cản, phá đi "tấm rèm sắt" ngăn cách giữa chúng ta và những người láng giềng châu Âu. Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-NATO đã đưa ra tầm nhìn châu Âu-Đại Tây Dương. Và đề xuất sửa đổi Hiến pháp với những chính sách hướng về châu Âu không chỉ là dấu hiệu cho thấy Kiev sẽ cam kết muốn gia nhập EU và NATO mà còn là hành động vẫy tay chào tạm biệt Nga", ông Poroshenko nói.
Ông Poroshenko nhấn mạnh nếu Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, thì Ukraine có thể sẽ sớm trở thành thành viên của NATO và EU. Hiện thời, dự luật về định hướng châu Âu-Đại Tây Dương do ông Poroshenko đề xuất đã được trình lên Quốc hội Ukraine vào ngày 3/9.
"Chúng tôi đã bắt đầu đi trên con đường hội nhập vào châu Âu. Và những ngôi sao chỉ đường chiếu sáng trên con đường chúng tôi đi là những ngôi sao trên lá cờ của liên minh châu Âu EU. Và la bàn của Ukraine chính là biểu tượng trên logo của NATO", ông Poroshenko nói.
Nhận định về phát ngôn của Tổng thống Ukraine, nghị sĩ Ruslan Balbek của đảng Nước Nga Thống nhất cho rằng việc ông Poroshenko muốn đoạn tuyệt Nga và tham gia NATO giống như hành động "tự cách ly" của Ukraine.
Ông Balbek cho rằng động thái của ông Poroshenko không nhằm vào Moscow mà nhằm vào NATO, để cho khối này thấy sự quyết tâm của Kiev trong việc chia tách với Nga để NATO có thể chấp nhận Ukraine trở thành thành viên dù rất nhiều vấn đề vẫn còn đang tồn tại.
"Đoạn tuyệt với Nga" dường như đã trở thành một trong những chiến lược xuyên suốt của ông Poroshenko từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Hồi tháng 1, ông nói rằng việc Ukraine và EU miễn thị thực du lịch cho du khách của nhau là động thái cho thấy Ukraine tách rời hoàn toàn với Nga.
Hồi tháng 5/2017, khi EU quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho người Ukraine, ông Poroshenko đã gọi đây là hành động "ly dị với Moscow" và tuyên bố Ukraine đã "gửi lời chào tạm biệt cuối cùng tới Nga".
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine muốn hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã yêu cầu các quan chức nước này lên chuẩn bị cho việc hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga kí 20 năm trước, động thái cho thấy Kiev dường như muốn cắt đứt quan hệ với Moscow. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Tass) Ngày 28/8, Tổng thống Poroshenko đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Ukraine...