Ukraine lên kế hoạch xây “tường thành” dọc biên giới với Nga
Ngày 3-9, chính phủ Ukraine đã công bố Kế hoạch tái thiết đất nước, trong đó có kế hoạch xây dựng một bức tường dọc biên giới với Nga trong vòng 6 tháng.
“Dự án “Tường thành” này xây dựng và trang bị một hàng rào được gia cố vững chắc giữa Ukraine và Nga cần phải được hoàn thành trong vòng 6 tháng”, kế hoạch có đoạn viết.
Trước đó trong ngày, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết, nước này sẽ bắt đầu triển khai dự án “tường thành” nhằm xây dựng một đường biên giới quốc gia thực sự giữa Ukraine và Liên bang Nga”.
Kể từ khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, đường biên giới dài giữa Nga và Ukraine đã tồn tại những lỗ hổng lớn, một thực tế mà Kiev cho rằng đã giúp cho vũ khí và các tay súng dễ dàng đi vào lãnh thổ Ukraine từ Nga.
Video đang HOT
Ukraine liên tục cáo buộc quân đội Nga xâm phạm biên giới
Thủ tướng Yatsenyuk cũng nhấn mạnh, cần phải có một quan điểm quân sự mới phản ánh Nga là một “quốc gia xâm lược”, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Ukraine.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại xứ Wales vào cuối tuần này, bằng những ngôn từ mạnh mẽ, ông Yatseniuk tuyên bố: “Nga là một nhà nước khủng bố, một nhà nước xâm lược và sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế”.
Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi đã đưa ra hồi tuần trước rằng: “Liên quan tới NATO, tôi cho rằng quyết định đúng đắn nhất sẽ là chấp thuận để Ukraine trở thành một thành viên của NATO”.
Theo An Ninh Thủ Đô
Khủng hoảng ở Ukraine là "sự thất bại cho các thể chế châu Âu"?
Tổng thư ký Hội đồng châu Âu (COE) Thorbjorn Jagland ngày 2/9 cho rằng, khủng hoảng ở miền Đông Ukraine là "một sự thất bại cho các thể chế châu Âu".
Hội đồng châu Âu là 1 thể chế gồm 47 nước thành viên, trong đó có cả Nga, được thành lập để thúc đẩy nhân quyền, dân chủ và luật pháp.
Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland (ảnh: Fronpagemag.com)
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin tại Kiev, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland nêu rõ: "Điều đang xảy ra ở miền Đông Ukraine không thuộc về châu Âu của thế kỷ 21 mà đáng lẽ phải thuộc về quá khứ. Thực tế xung đột ở đây là 1 sự thất bại cho thể chế châu Âu. Thể chế này được được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2 để xây dựng hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh mới nhưng chúng ta đã không làm được điều đó".
Về phần mình, Ngoại trưởng Klimkin tiếp tục kêu gọi Liên minh châu Âu hỗ trợ quân sự cho chính phủ Ukraine. Trong cuộc gặp với ông Jagland sau đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thảo luận về tình hình Donetsk và Lugansk, đồng thời kêu gọi Hội đồng châu Âu lên án cái mà ông gọi là "sự xâm lược của Nga", cáo buộc mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
Ông Poroshenko cũng dự kiến tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương tuần sau ở xứ Wales, Anh vào ngày 4/9, qua đó gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama để tìm kiếm thêm "những sự giúp đỡ thực chất hơn" từ đồng minh phương Tây.
Ukraine đã không ít lần công khai đề nghị Liên minh châu Âu hỗ trợ về mặt quân sự song các nước trong liên minh này không mấy mặn mà với việc đẩy căng thẳng với Nga lên một mức độ mới. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nêu rõ, Berlin sẽ không xem xét việc tài trợ vũ khí cho quân đội Ukraine./.
Theo VOV
Báo Nga trần tình về tuyên bố chiếm Kiev trong 2 tuần của ông Putin Ngày 2-9, hãng tin Itar-Tass dẫn lời một trợ lý đối ngoại điện Kremlin cho biết tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng nước này sẽ chiếm thủ đô Kiev của Ukraine chỉ trong hai tuần đã đã được đưa không đúng bối cảnh. Mẹ con người Ukraine trong hầm trú bom ở Donetsk. Ảnh: AP Tờ Itar-Tass dẫn lời ông...