Ukraine lên kế hoạch sản xuất nhiên liệu hạt nhân để thay thế Nga ở châu Âu
Trong tương lai, Ukraine có kế hoạch cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nước châu Âu, thay thế nguồn nhiên liệu của Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia tại Ukraien. Ảnh: Shutterstock
Ngày 16/3, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết quốc gia này muốn sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân nhằm thay thế nhiên liệu của Nga trên thị trường châu Âu.
“Công ty Energoatom có kế hoạch tạo ra dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân riêng trong vòng ba năm”, tuyên bố trên trang web của Bộ Năng lượng Ukraine cho hay.
Bộ này cho biết Ukraine đã bắt đầu sản xuất các linh kiện cho các tổ hợp nhiên liệu loại VVER-1000, đồng thời sẽ khởi động sản xuất các tổ hợp cho các lò phản ứng VVER-440 tron thời gian tới. Dự án này đang được thực hiện bởi Energoatom với sự hợp tác của Tập đoàn Westinghouse của Mỹ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine tự tin khẳng định: “Ukraine là quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Và hôm nay, các chuyên gia hạt nhân của chúng tôi cùng với các đối tác Mỹ đang nỗ lực đẩy Nga ra khỏi thị trường công nghệ hạt nhân thế giới”.
Trong tương lai, theo ông Galushchenko, Ukraine có kế hoạch cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu, nơi đang sử dụng 17 lò phản ứng loại VVER-440. Hiện trên thị trường không có loại nhiên liệu hạt nhân nào giống của Nga và nhiều nước châu Âu đang phải lệ thuộc vào công nghệ hạt nhân của Moskva.
Sau năm 2014, chính quyền mới ở Ukraine đã từ bỏ dần nhiên liệu hạt nhân của Nga và chuyển sang nhiên liệu của Mỹ. Việc sử dụng các tổ hợp nhiên liệu của Mỹ trong các lò phản ứng của các nhà máy điện hạt nhân Ukraine trước đây đã dẫn đến hiện tượng ngừng hoạt động đột xuất, cũng như kéo dài thời gian sửa chữa các tổ máy.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine "trúng tất cả mục tiêu"
Bộ Quốc phòng Nga hôm 15-1 cho biết cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Ukraine một ngày trước đó đã bắn trúng "tất cả các mục tiêu được chỉ định".
Quân đội Nga cho biết: "Ngày 14-1, cuộc tấn công tên lửa đã được thực hiện nhằm vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự của Ukraine cũng như các cơ sở năng lượng liên quan. Tất cả các mục tiêu được chỉ định đã bị tấn công". Trước đó, giới chức Kiev thông báo rằng hệ thống điện của nước này bị hư hại ở một số khu vực trong cùng ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nói rằng tên lửa của Nga đã rơi trúng nhiều địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine. Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, một tòa nhà dân cư bị hư hại nặng trong các cuộc tấn công ở TP Dnepr, Đông Nam Ukraine. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết khoảng 25 dân thường thiệt mạng và 73 người bị thương.
Các nhân viên cứu hộ đưa một phụ nữ ra khỏi đống đổ nát sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Dnipro- Ukraine. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố hôm 15-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn biến tích cực, kỳ vọng thêm nhiều bước tiến mới sau chiến thắng ở Soledar. Trả lời kênh truyền hình Rossiya 1, ông Putin nói: "Động lực hiện nay đang tích cực. Mọi thứ diễn biến trong khuôn khổ kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu".
Tổng thống Nga cũng cho biết bản thân hy vọng các binh sĩ sẽ làm người dân Nga hài lòng hơn nữa bằng thành quả chiến đấu của họ. Hôm 13-1, Nga tuyên bố các lực lượng của họ giành quyền kiểm soát thị trấn Soledar ở miền Đông Ukraine. Đây được xem là chiến thắng hiếm hoi đối với Moscow sau nhiều tháng qua.
Tổng thống Putin cũng khẳng định tình hình kinh tế của Nga vẫn ổn định sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay vì cuộc chiến tại Ukraine.
Ông Putin cho hay: "Tình hình kinh tế ổn định. Tốt hơn nhiều so với không chỉ những gì đối thủ của chúng tôi dự đoán mà cả những gì chúng tôi dự đoán. Thất nghiệp đang ở mức thấp lịch sử. Lạm phát thấp hơn dự kiến và quan trọng là có xu hướng giảm".
Trong diễn biến liên quan, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 15-1 cho biết Ukraine sẽ nhận thêm "thiết bị chiến đấu hạng nặng" từ phương Tây trong tương lai gần.
Trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt của Đức, ông Stoltenberg nói rằng: "Chúng ta đang ở giai đoạn quyết định. Do đó, điều quan trọng là cần cung cấp cho Ukraine vũ khí cần thiết để giành chiến thắng".
Ông Stoltenberg nói thêm: "Những cam kết gần đây về thiết bị chiến đấu hạng nặng là rất quan trọng và tôi mong đợi nhiều hơn nữa trong tương lai gần".
Mặc dù ông Stoltenberg khẳng định rằng ông không muốn xảy ra "một cuộc chiến tranh toàn diện giữa NATO và Nga" nhưng Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng việc tiếp tục cung cấp vũ khí sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời khiến các cường quốc phương Tây bị kéo vào cuộc chiến.
Moskva nói nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu an toàn là nhờ quân đội Nga Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đã cáo buộc Kiev liên tục nhắm mục tiêu vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong cuộc xung đột Nga - Ukraine ngày 14/10. Ảnh: Reuters Theo đài RT (Nga), ông Gerasimov cho biết chỉ nhờ những nỗ lực không ngừng của quân đội Nga, nhà máy điện hạt nhân...