Ukraine lập rào phong tỏa Crimea, miền Đông muốn lập nước mới
Chính quyền Ukraine tiến hành phong tỏa du lịch trên bán đảo Crimea trong khi lãnh đạo DNR kiến nghị lập một quốc gia chuyển tiếp Malorossiya.
Ukraine phong tỏa du lịch Crimea
Tờ Sputnik dẫn lời nguồn tin riêng từ ông Zaur Smirnov, Chủ tịch Uỷ ban Nhà nước của Chính phủ Crimea về quan hệ quốc tế cho biết các nhà chức trách Ukraine đã ra lệnh thiết lập rào cản nhân tạo trên biên giới với Crimea.
Theo nguồn tin, vào ngày 17/7, cơ quan an ninh biên phòng thuộc FSB Crimea thông báo người dân Ukraine xếp hàng chờ đợi dài hàng km kéo dài trong nhiều giờ tại cửa khẩu biên giới Ukraine để có thể để đi nghỉ ở bán đảo này.
Chính quyền Ukraine bắt đầu tiến hành phong tỏa du lịch trên bán đảo Crimea
Tình trạng này cũng diễn ra vào hôm 15/7. Vì những trở ngại của biên phòng Ukraine mà thời gian xếp hàng chờ trước trạm kiểm soát Chongar mất trung bình khoảng 13 giờ đồng hồ dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
“Thật đáng tiếc, như các công dân đến Nga nhận xét, chuyến đi ra biển làm họ phải hao tổn không ít kiên nhẫn và thần kinh, còn một số người ảnh hưởng cả sức khỏe. Xếp hàng dài cả cây số trước trạm kiểm soát xuất – nhập cảnh của Ukraine, vì những nguyên cớ không rõ ràng”, thông báo cho hay.
Ông Smirnov khẳng định, Kiev đã cố gắng tổ chức một cuộc phong tỏa mới đối với bán đảo, lần này là phong tỏa du lịch.
“Các nguồn tin của chúng tôi từ đội ngũ nhân viên của Cơ quan biên phòng nhà nước Ukraine thông báo rằng họ đã nhận được lệnh từ lãnh đạo Kiev phải tạo ra chướng ngại vật nhân tạo”, ông Smirnov khẳng định.
Ông Smirnov cho rằng, chính quyền Tổng thống Poroshenko đang lo lắng việc công dân Ukraine nhìn thấy sự hài hòa giữa các sắc tộc và hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang dần hoàn thiện tại Crimea. Điều này hoàn toàn trái ngược với hình ảnh xe tăng trên đường phố và những khủng hoảng về chính trị, bất ổn tại Kiev thời gian qua.
Video đang HOT
“Chúng tôi rất vui mừng nhìn thấy du khách Ukraine ở Crimea, nơi mà tất cả quý khách được tạo điều kiện nghỉ dưỡng thoải mái và an ninh đảm bảo”, ông Smirnov bày tỏ lạc quan.
Cơ quan biên phòng Crimea cho biết vào cuối tuần qua trên biên giới ghi nhận có khoảng 24.5000 hành khách đi qua biên giới. Việc tập trung một lượng người lớn khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông rất dài.
“Đáng chú ý là các trạm kiểm soát của Nga luôn hoạt động trong chế độ bình thường, làm việc trôi chảy không hề ngắt quãng và trước các trạm không dồn đọng dòng xe cộ”, nguồn tin khẳng định.
Lãnh đạo DNR đề nghị thành lập nhà nước mới
Trong một diễn biến có liên quan, ông Alexander Zakharchenko, người đứng đầu nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR) tự xưng mới đây đã đề nghị thay thế nước Ukraine đang chứng tỏ sự bất lực của mình bằng cách thành lập một quốc gia chuyển tiếp có tên gọi là Malorossiya, lấy thủ phủ là thành phố Donetsk.
Theo ông Zakharchenko chính quyền Tổng thống Poroshenko không có khả năng ngăn chặn cuộc nội chiến đang xảy ra tại quốc gia này. Do đó việc thành lập nhà nước Malorossiya là cần thiết. Giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài đến 3 năm.
“Không thể khôi phục được nhà nước Ukraine như trước kia. Việc thành lập một nhà nước độc lập mới sẽ giúp ngăn chặn xung đột ở Donbass”, ông Zakharchenko nhấn mạnh.
Lãnh đạo DNR tuyên bố thành lập nhà nước mới Malorossiya
Ông Zakharchenko khẳng định, với tư cách là đại diện cho các vùng thuộc Ukraine cũ, trừ Crimea, DNR cùng với 19 khu vực khác tuyên bố thành lập nhà nước mới, nhà nước kế thừa của Ukraine.
Trong đó DNR cùng với Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR) tự xưng sẽ là hai vùng lãnh thổ duy nhất của Ukraine (trừ Crimea) có chính quyền hợp pháp.
Ông Alexandr Timofeev, Bộ trưởng phụ trách về thu nhập và thuế của DNR cho biết, nhà nước Malorossiya sẽ thiết lập là một nhà nước liên bang với quyền tự trị mở rộng, với thủ đô sẽ là Donetsk.
Trong đó, thẩm quyền của chính quyền Trung ương sẽ vẫn là các vấn đề về ngân sách, quân đội và cơ quan an ninh.
“Sự ra đời của nhà nước mới Malorossiya không mâu thuẫn với Hiệp định Minsk”, ông Timofeev nói.
Phương tây phản ứng nóng
Trong một diễn biến liên quan, từ Paris, Bộ Ngoại giao Pháp đã kêu gọi Nga lên án tuyên bố trên của ông Alexander Zakharchenko. Người phát ngôn bộ này nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Nga lên án sự việc này, vốn vi phạm các thỏa thuận Minsk và đi ngược lại tinh thần của các cuộc thương lượng trong khuôn khổ Normandy. Nga cần tăng cường nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột.”
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cùng ngày nói rằng giới chức Kiev sẽ không cho phép việc thành lập một nhà nước độc lập ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine như sự việc xảy ra ở Georgia hồi năm 2008.
Trên trang mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Klimkin viết: “Đúng vào thời điểm mà phái đoàn Ukraine ở Georgia, Điện Kremlin cố gắng hành động ở Donbas như đã làm giống như kịch bản đối với Abkhazia (ở Georgia)”. Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Ukraine đã tuyên bố sẽ khôi phụ chủ quyền đối với Donbass
Theo Tuấn Hùng
Báo Đất việt
Tổng thống Putin quyết bảo vệ Crimea bằng mọi cách
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nếu xuất hiện bất kỳ mối đe dọa nhằm vào lãnh thổ Nga, bao gồm cả khu vực Crimea do nước này sáp nhập từ năm 2014, thì Moscow sẽ phải bảo vệ bằng mọi cách.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Inosmi.ru)
"Sau khi Crimea trở thành một phần chính thức của Liên bang Nga, lập trường của chúng tôi đối với vùng lãnh thổ này đã hoàn toàn thay đổi", Tổng thống Putin nói với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone trong phần 3 của bộ phim tài liệu về nhà lãnh đạo Nga được phát sóng trên kênh truyền hình Showtime từ ngày 12/6.
"Nếu chúng tôi phát hiện bất kỳ mối đe dọa nào tới lãnh thổ của chúng tôi, trong đó bao gồm cả Crimea, thì chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình bằng mọi cách có thể - giống như bất kỳ quốc gia nào khác", ông Putin nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn Stone, Tổng thống Putin từ chối so sánh cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962 tại Cuba với vụ việc xảy ra hồi năm 2014 khi một tàu khu trục của Mỹ di chuyển tới gần bờ biển Crimea và hoàn toàn nằm trong tầm bắn của các tên lửa Nga.
Vào thời điểm đó, Mỹ đã điều tàu khu trục được trang bị hệ thống tác chiến Aegis USS Donald Cook tới khu vực Biển Đen, ngoài khơi bán đảo Crimea sau khi bán đảo này tổ chức bỏ phiếu quyết định sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng 3/2014. Tàu chiến này sau đó phải rời đi sau khi bị lực lượng tuần duyên của Nga phát hiện.
"Tôi sẽ không so sánh vụ việc này (vụ xảy ra năm 2014) với cuộc khủng hoảng vùng Caribe. Vào thời điểm đó (năm 1962), thế giới đang đứng trước bờ vực của thảm họa hạt nhân. Trong khi đó, chúng tôi (năm 2014) đã không để tình hình rơi xuống mức đó, mặc dù chúng tôi đã triển khai hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại tới Crimea. Nhưng khi đó chúng tôi được phép tùy ý sử dụng mọi cách thức để bảo vệ đất nước. Vậy tàu Donald Cook khi đó đang làm gì ở gần lãnh thổ của chúng tôi? Ai mới là khiêu khích ở đây? Chúng tôi phải lên kế hoạch bảo vệ lãnh thổ của mình", ông Putin nói.
Xây dựng quân đội Nga tinh giản nhưng hiệu quả
Trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn người Mỹ, Tổng thống Putin cũng chia sẻ về kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội Nga trong những năm tới.
"Chúng tôi thống nhất rằng một nền kinh tế hoạt động hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của Nga. Chính vì thế, quân đội cần phải tinh giản, nhưng cũng cần phải hiện đại và hiệu quả. Mặc dù vậy, chúng tôi đã và đang chi tiêu khá nhiều. Các khoản chi đã vượt quá 3% GDP trong năm 2016. Khoản chi tiêu này sẽ dần trở lại mức 2,7-2,8% GDP trong vòng 3 năm tới", ông Putin cho biết.
Tạp chí quân sự Jane's hồi tháng 3 dẫn các số liệu từ Cơ quan ngân khố liên bang Nga cho biết ngân sách quốc phòng của nước này đã được cắt giảm 25,5%, từ 3,8 nghìn tỷ rúp (khoảng 65,4 tỷ USD) xuống còn 2,8 nghìn tỷ rúp (khoảng 48,4 tỷ USD) trong năm 2017. Đây là mức cắt giảm chi tiêu quân sự lớn nhất của Nga từ đầu những năm 1990 đến nay.
Trước đó, chính phủ Nga cũng đã vạch ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong bản thảo ngân sách 3 năm (2017-2019) được công bố hồi tháng 10/2016.
Thành Đạt
Theo Sputnik
Nga huy động 2.500 quân và 600 thiết bị tập trận rầm rộ ở Crimea Quân đội Nga ngày 20/3 đã bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật tại Crimea, với sự tham gia của các đơn vị không vận, không quân và hạm đội Biển Đen. Đây được tin là cuộc tập trận quân sự quy mô lớn như vậy tại Crimea kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo này hồi năm 2014. Các binh...