Ukraine lại nóng: Phe đối lập ở Lugansk đã kiểm soát biên giới với Nga
Người phát ngôn Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine thông báo “quân nổi dậy Lugansk do Nga hậu thuẫn đã kiểm soát vùng biên giới với Nga”.
Lực lượng này cấm các quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tiến lại gần khu vực cách biên giới Ukraine – Nga 15 km.
CH Nhân dân Lugansk tự xưng đang kiểm soát khu vực biên giới với Nga (ảnh: BBC)
Oleksandr Motuzyanyk, phát ngôn viên quân đội cho biết: “Lãnh đạo Cossack của CH nhân dân Lugansk tự xưng đã tuyên bố kiểm soát toàn bộ biên giới Ukraine và Nga. Mục đích của việc tuyên bố này là để ngăn OSCE làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động vận chuyển giữa Ukraine với Nga”.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đang nóng trở lại những ngày gần đây khi Tổng thống Ukraine Poroshenko nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành lại quyền kiểm soát các khu vực biên giới, hiện nằm trong tay lực lượng đối lập.
Theo ông Poroshenko, khu vực biên giới này là tuyến đường vận chuyển hàng hóa, vũ khí cũng như binh lính Nga sang hỗ trợ lực lượng miền Đông./.
Ngân Giang Theo Ukraine Today
Video đang HOT
Theo_VOV
Căng thẳng biên giới Myanmar: Trung Quốc đang dùng phép thử
Theo chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang dùng phép thử khi tăng cường thiết bị quân sự lên vùng biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc.
Trung Quốc dùng phép thử
Liên quan đến tình hình căng thẳng giữa biên giới Myanmar và Trung Quốc, chiều ngày 19/3, chia sẻ với báo Đất Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho biết:
"Thứ nhất, về khách quan mà nói, chúng ta chưa rõ việc ném bom này là có thật hay không có thật. Thứ hai, giả sử có chuyện bom của Myanmar rơi vào lãnh thổ Trung Quốc thì tôi cho rằng đây chỉ là bom rơi đạn lạc thôi chứ Myanmar không bao giờ có ý đồ khiêu chiến hay một ý đồ khác gì với Trung Quốc.
Điều thứ ba, tôi cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar có đụng chạm chút ít nhưng không thể vì vụ này dẫn tới đổ vỡ mối quan hệ.
Chỉ có điều, theo tôi, qua vụ việc này, chính quyền ông Thein Sein phải cân nhắc tới việc điều chỉnh chính sách với phương Tây và Trung Quốc".
Lực lượng nổi dậy Myanmar tập trung tại một căn cứ quân sự ở Kokang, biên giới Myanmar
Ông Cương phân tích: "Dứt khoát chính quyền ông Thein Sein cần phải mở cửa ra với phương Tây nhưng cũng đồng thời phải giữ quan hệ với Trung Quốc. Chính quyền Myanmar không thể tách khỏi Trung Quốc.
Trơng 30-40 năm nay, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào Myanmar cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.... Bất cứ người nào nắm quyền lực ở Myanmar cũng không thể ngả theo phương Tây được ít ra trong 20-30 năm tới đây."
Nói về mục tiêu trong cách hành xử củaTrung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: "Đây không phải lần đầu xảy ra chuyện bom rơi đạn lạc nằm ngoài mục đích, ý đồ của Myanmar nhưng cũng đúng là lần này Trung Quốc làm lớn chuyện hơn.
Họ làm lớn chuyện như vậy là phục vụ chính sách đối ngoại của họ hay còn gọi là phép thử. Nó giống như một con bài của Trung Quốc, chỉ đưa ra có ý nhắc nhở mà thôi. Đây là lời nhắc nhở gián tiếp, một thông điệp ngầm."
Ý đồ của Trung Quốc gặp trục trặc
Trong khi đó, cũng liên quan đến căng thẳng biên giới Myanmar-Trung Quốc, chia sẻ với báo Đất Việt ngày 17/3, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, cưu Tông lanh sư Viêt Nam tai Quang Châu, Trung Quôc cho hay: "Trung Quốc rất lo ngại nếu tình hình căng thẳng ở biển Đông xảy ra thì đường ống dẫn dầu của họ từ Trung Đông về Trung Quốc bị cản trở.
Chính vì thế, trong những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư vào Myanmar khá nhiều về chính trị, văn hóa để xây dựng đường ống dẫn dầu từ Trung Đông về Trung Quốc.
Trong khi hiện tại mối quan hệ giữa hai nước không được tốt lành như xưa nên ý đồ của Trung Quốc về xây đường ống dẫn dầu gặp trục trặc. Có thể nói, ý đồ của Trung Quốc sẽ khó khăn và khó thực hiện hơn".
Người dân chạy trốn xung đột ở biên giới Myanmar-Trung Quốc tại một trại tị nạn ở Lashio, Myanmar
Nói về việc Trung Quốc liên tiếp điều thiết bị quân sự đến khu vực biên giới giữa hai nước Myanmar và Trung Quốc sau vụ ném bom nhầm của Myanmar vào lãnh thổ Trung Quốc (theo cáo buộc của Bắc Kinh) làm 4 thường dân thiệt mạng và 9 người khác bị thương, ông Dy nói:
"Khi người dân của họ thiệt mạng, là một nước lớn thì họ phải có phản ứng. Đây là phản ứng hết sức bình thường. Tóm lại, giữa hai bên không ổn thỏa thì một trong những ý đồ của Trung Quốc đều không thuận lợi".
Cũng theo ông Dy: "Căng thẳng biên giới giữa Myanmar-Trung Quốc không ảnh hưởng đến an ninh khu vực vì Myanmar là một lục địa xa xôi. Hơn nữa, trong căng thẳng này, Trung Quốc là nước không hề muốn xung đột xảy ra".
Theo Hà Giang
Đất Việt
Tướng lĩnh quân đội lo chuyện người dân "bỏ đất" vùng biên giới Tây Nguyên Ngày 11/3, UB Thường vụ Quốc hội xem xét đề án thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị dưới cấp tỉnh. Việc lập một huyện mới tại Kon Tum trên khu vực biên giới với Campuchia, việc nâng cấp thị xã Bắc Kạn lên thành phố thu hút nhiều tranh luận... Đề án thành lập, điều chỉnh địa...