Ukraine lại đổ máu trước ‘Ngày bình yên’
Ít nhất 6 binh sĩ Ukraine thiệt mạng sau các cuộc đụng độ với lực lượng ly khai trước khi thỏa thuận ngừng bắn mới có tên “ Ngày bình yên” được thông qua, theo Reuters.
Tổng thống Ukraine Poroshenko – Ảnh: Reuters
Tổng thống Petro Poroshenko cảnh báo binh sĩ phải giữ vững sân bay quốc tế tại Donetsk sau cuộc giao tranh với quân ly khai được cho do Nga hậu thuẫn. Ông Poroshenko nhấn mạnh “toàn bộ Ukraine sẽ nằm trong tay kẻ thù nếu lực lượng vũ trang trong nước mất kiểm soát ở khu vực sân bay quốc tế thuộc phía đông thành phố Donetsk”.
Ukraine đã tạm rút khỏi các mặt trận pháo binh để trở về vị trí phòng vệ, Reuters dẫn tin từ lực lượng quân đội tại Kiev cho biết. Phát ngôn viên của quân đội Ukraine cũng nói thêm rằng ít nhất 6 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân nổi dậy vừa qua.
Đây là khoảng thời gian được kỳ vọng yên bình khi chính quyền và phiến quân đều thỏa thuận sẽ hòa hoãn, chuẩn bị cho ngày không bạo lực có tên “Ngày bình yên”, vào 9.12 tới.
Video đang HOT
“Tôi chắc chắn rằng chúng ta đang bảo vệ sự toàn vẹn của Ukraine tại đó”, ông Poroshenko nói về sân bay ở Donetsk. “Nếu chúng ta mất Donetsk, kẻ thù sẽ được dịp lấn tới Borispil hoặc Gostomel, thậm chí ở Lviv”.
Borispil là tên sân bay quốc tế chính của Donetsk và Gostomel từng là phi trường quân sự nhỏ bên ngoài Kiev. Lviv là thành phố quan trọng của Ukraine ở phía tây.
Ukraine chưa hết đau thương sau thỏa thuận ngừng bắn – Ảnh: Reuters
Hiện tại Ukraine đang ra sức nhấn mạnh giá trị của thỏa thuận ngừng bắn mà họ và quân nổi dậy đã ký kết hồi đầu tháng 9. Nga vẫn bác bỏ mọi cáo buộc đang tiếp tay cho quân nổi dậy chống chính quyền Kiev tại miền đông Ukraine, dù từng nói “có người Nga tham gia làm quân tình nguyện”, theo Reuters.
Về phần Nga, họ cũng vừa đồng ý về việc xác định ranh giới giữa chính quyền Ukraine và lực lượng nổi dậy hôm 5.12. “Chúng tôi mong đợi lệnh ngừng bắn có hiệu lực đầy đủ từ ngày 9.12. Các lệnh ngừng bắn đã được công bố trước đây. Nó đã xoa dịu bạo lực đáng kể nhưng không triệt để”, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết trong chuyến thăm Basel, Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Ukraine có vẻ vấn muốn mọi thứ được thực hiện đúng cam kết. “Chúng tôi vẫn thiệt hại về mạng người mỗi ngày. Vì vậy, thỏa thuận phải thực tế, phải là hành động chứ không chỉ cam kết bằng lời…”, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin khẳng định.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bắc Kinh không thỏa hiệp, tránh đổ máu ở Hồng Kông
Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm cách kết thúc nhanh chóng cuộc khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông để tránh bị bối rối khi đang tổ chức kỳ họp trung ương 4.
Bạo lực có xu hướng gia tăng tại Hồng Kông khi cảnh sát sử dụng hơi cay, dùi cui để giải tán người biểu tình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 20/10 đưa tin, Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm cách kết thúc nhanh chóng cuộc khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông để tránh bị bối rối khi đang tổ chức kỳ họp trung ương 4 và diễn đàn APEC tuần tới.
Nguồn thạo tin chính giới Bắc Kinh cho biết, Trung Nam Hải lo ngại răng các nhóm "cực đoan" ở Hồng Kông không chỉ biểu tình đòi bầu cử phổ thông đầu phiếu năm 2017 mà còn đang thúc đẩy chiến dịch đòi độc lập cho thành phố này "dưới vỏ bọc dân chủ, phối hợp tích cực với các thế lực ngoại quốc".
Hôm qua tờ Nhân Dân nhật báo đã có bài xã luận cho rằng phong trào "chiếm trung tâm" ở Hồng Kông thực chất là một nỗ lực tìm kiếm sự độc lập chính trị ra khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh. Phong trào biểu tình này có thể đòi quyền tự quyết, thậm chí là độc lập cho Hồng Kông.
Các cuộc biểu tình ở Mong Kok đang ngày càng trở nên bạo lực hơn, hàng chục người bao gồm cả nhân viên cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ với người biểu tình cuối tuần qua. Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố: Có những thế lực bên ngoài đã can thiệp vào tình hình ở Hồng Kông.
Trong khi đó các nhà lập pháp đòi dân chủ ra tuyên bố chung cho biết, cuộc đối đầu giữa người biểu tình với cảnh sát là hệ quả của việc Lương Chấn Anh nỗ lực dẹp các cuộc biểu tình ở Mong Kok, họ kêu gọi 2 bên kiềm chế. Những nhà lập pháp này cho rằng, gọi cuộc biểu tình là "ngoài tầm kiểm soát" hay "hỗn loạn" là một sự thiên vị, phần lớn người ta biểu tình trong hòa bình.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một nam thanh niên 23 tuổi ở Tin Shui Wai hôm Thứ Bảy, một thông điệp trực tiếp đến những người biểu tình rằng chính quyền sẽ mạnh tay nếu họ tiếp tục làm tê liệt các tuyến đường trong thành phố. Dong Likun, một nhà nghiên cứu cao cấp Viện Hồng Kông - Ma Cao cho biết, Bắc Kinh sẽ không cảm thấy xấu hổ nếu các cuộc biểu tình tiếp tục trong thời gian diễn ra APEC.
"Trong một xã hội dân chủ, biểu tình là hoạt động bình thường của những người có quan điểm bất đồng với chính quyền", ông nói. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có thỏa hiệp nào, họ cũng sẽ tránh đổ máu. Miễn là Bắc Kinh hoạt dộng trong khuôn khổ nguyên tắc một nước hai chế độ, không có quốc gia nước ngoài nào có thể "đổ lỗi" cho Trung Quốc về vấn đề này.
Theo Giáo Dục
EU trừng phạt thêm 11 người, Nga "phớt lờ" không quan tâm Tại phiên họp ngày 9-7 tại Brussel (Bỉ), Liên minh châu Âu EU đã nhất trí đưa thêm 11 người vào "danh sách đen", những nhân vật này bị cấm đi lại và phong tỏa tài sản do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, Nga lại cho rằng chấm dứt đổ máu ở Ukraine còn quan trọng hơn danh sách...