“Ukraine không cần lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ”
U kraine không cần lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, Đại diện thường trực của Ukraine tại LHQ cho biết, nước này không cần lực lượng gìn giữ hòa bình
Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết, nước này không cần lực lượng gìn giữ hòa bình để duy trì lệnh ngừng bắn ở Donbass.
Ngày 13/2, hãng thông tấn Tass đưa tin rằng, đại diện chính thức của Ukraine tại LHQ, ông Yury Sergeyev cho hay, các quan sát viên từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) là đủ để giám sát lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine và các thỏa thuận đạt được ở hòa đàm Minsk.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
“Họ (tức lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ) là không cần thiết. Chúng tôi có những thỏa thuận về các cơ chế làm việc. Theo tôi nghĩ, về nguyên tắc, đó là lý do tại sao sự giám sát của OSCE ở giai đoạn hiện nay lại mang tính hiệu quả”, nhà ngoại giao trên cho hay.
Nhóm Tiếp xúc về cuộc khủng hoảng Ukraine, bao gồm các đại diện của Ukraine, Nga và OSCE, đã thông qua một biên bản ghi nhớ vào ngày 19/8/2014 ở thủ đô Minsk của Belarus. Văn kiện này nêu các bước thực thi những điều khoản trong lệnh ngừng bắn ở Ukraine được nêu trong Nghị định thư Minsk ký ngày 5/9/2014.
Cụ thể, biên bản ghi nhớ gồm 9 điểm này yêu cầu tất cả các bên rút vũ khí hạng nặng với cỡ nòng hơn 100 ly trong đường kính 15 Km từ đường phân cách giữa hai bên. OSCE được trao trọng trách kiểm soát việc thi hành các điểu khoản.
Thêm vào đó, trong 2 ngày là 11-12/2, bốn lãnh đạo thế giới là Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Poroshenko, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel đã họp bàn về cách giải quyết tình hình ở khủng hoảng Ukraine. Kết quả, một lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2, và vũ khí hạng nặng của hai bên sẽ phải rút ra khỏi đường phân giới.
Thanh Nga (theo IT)
Theo_Kiến Thức
TT Hollande: Chưa biết thời điểm bàn giao Mistral
Pháp chưa giao Mistral, Tổng thống Pháp Hollande cho rằng hiện giờ vẫn chưa thể giao cho Nga tàu sân bay Mistral do "chưa đáp ứng một số điều kiện cần thiết".
Tổng thống Pháp Hollande cho rằng hiện giờ vẫn chưa thể giao cho Nga tàu sân bay Mistral do "chưa đáp ứng một số điều kiện cần thiết".
Tổng thống Pháp Hollande cho rằng điều kiện cần thiết để bàn giao tàu sân bay Mistral cho Nga là phải tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở đông Ukraine và thực thi các điều khoản trong bản thỏa thuận Minsk mới.
Ông Hollande cho biết nếu xung đột ở Ukraine được giải quyết, châu Âu sẽ thực hiện những bước đi nới lỏng lệnh trừng phạt với Nga.
Việc không giao tàu sân bay Mistral đã có lúc khiến mối quan hệ giữa 2 nước Nga - Pháp trở nên căng thẳng.
Hôm thứ Năm (ngày 12/2), Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cho biết nước này sẽ vẫn hoãn bàn giao tàu Mistral cho phía Nga, bất chấp kết quả cuộc họp thượng đỉnh tại Minsk.
Nga đặt hàng Pháp 2 tàu sân bay Mistral. Một trong 2 chiếc đã đóng xong, tuy nhiên Pháp lại hoãn bàn giao cho phía Nga do tình hình chiến sự miền Đông Ukraine ngày càng leo thang.
Trong trường hợp Pháp không giao tàu cho phía Nga, họ sẽ phải trả Nga khoảng 3 tỉ Euro. Nga cũng đã chuẩn bị mọi tài liệu liên quan để đưa Pháp ra tòa nếu hợp đồng đổ bể.
Hiền Thảo (theoVZ)
Theo_Kiến Thức
Cuộc chiến cân não về Ukraine: Putin đã thắng "Cuộc chiến cân não" ở Minsk bàn về tương lai cuộc xung đột Ukraine kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình được đánh giá là rất có lợi cho Nga. Ngày 12/2, lãnh đạo 4 nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp rời khỏi phòng họp kín ở thủ đô Minsk của Belarus sau suốt 16 giờ đàm phán căng thẳng về tương...