Ukraine khẳng định có đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu hiện nay
Ngày 28/4, Ukraine khẳng định có đủ khí đốt tự nhiên và điện để đáp ứng nhu cầu hiện nay, song tình trạng này sẽ khó duy trì đến cuối mùa Thu.
Công nhân làm việc tại cơ sở dự trữ khí đốt Bilche-Volytsko-Uherske ở gần làng Bilche, khu vực Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, người đứng đầu Ủy ban Năng lượng và dịch vụ công cộng của Quốc hội Ukraine, ông Andriy Herus nhấn mạnh nước này vẫn còn đủ khí đốt và điện, khi lượng khí đốt được tiêu thụ thấp hơn so với mức sản xuất. Ông Herus nhận định tăng trưởng kinh tế đang suy giảm nhanh chóng, một số công ty thậm chí đã ngừng hoạt động do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine. Bên cạnh đó, tháng 5 cũng đang gần kề và đây là giai đoạn tiêu thụ khí đốt thường ở mức thấp.
Tuy nhiên, ông Herus cảnh báo tình hình sẽ trở nên khó khăn khi thời tiết lạnh hơn. Trong giai đoạn từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4, tiêu thụ năng lượng sẽ tăng mạnh tại Ukraine do nhu cầu sưởi ấm.
Liên quan đến hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga, nhà vận hành Gascade cho biết trong 24 giờ qua, dòng khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-châu Âu thông qua trạm bơm Malnov ở biên giới Đức-Ba Lan đã tiếp tục tăng từ 12.742.545 kWh/h lên 13.191.391 kWh/h. Trong khi đó, số liệu của công ty vận hành TSO Eustream của Slovakia cho thấy lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine sang Slovakia vào khoảng 599.036 MWh, thấp hơn so với mức 601.288 MWh được ghi nhận trong 24 giờ trước đó. Ngoài ra, dòng khí đốt sang Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ở Biển Baltic ở mức 72.166.427kWh/h, không thay đổi nhiều so với một ngày trước.
Video đang HOT
Trước đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lý do Moskva đã không nhận được khoản thanh toán bằng đồng ruble từ hai quốc gia này cho các hợp đồng mua khí đốt. Trong tuyên bố ngày 27/4, Gazprom cho hay đã thông báo tới hai cơ quan năng lượng Bulgargaz của Bulgaria và PGNiG của Ba Lan về quyết định ngừng cung cấp khí đốt, đồng thời nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng ruble theo đúng chủ trương của Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tháng trước. Gazprom khẳng định vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine theo yêu cầu của khách hàng.
Trước động thái này, báo Financial Times dẫn các nguồn thạo tin ngày 28/4 cho biết các nhà phân phối khí đốt ở Đức, Áo, Slovakia và Hungary đang chuẩn bị mở tài khoản đồng ruble với ngân hàng Gazprombank để thanh toán hợp đồng khí đốt với Nga. Trong số này có hai nhà nhập khẩu lớn nhất châu Âu là Uniper của Đức và Tập đoàn OMV của Áo. Theo nguồn tin, OMV khẳng định đã xem xét yêu cầu của Gazprom về các phương thức thanh toán do các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và đang nghiên cứu giải pháp phù hợp với các lệnh trừng phạt.
Đức thừa nhận khả năng thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
Công ty năng lượng Uniper của Đức thừa nhận có khả năng sẽ thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
Theo hãng thông tấn TASS, tuyên bố trên do bà Tiina Tuomela, Giám đốc tài chính của Uniper, cho biết trong một hội nghị trực tuyến hôm 27/4.
"Cho đến nay, dòng khí đốt của Nga theo hợp đồng dài hạn của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng. Chúng tôi đang tích cực thảo luận với Gazprom về việc thực thi sắc lệnh của Nga về thanh toán bằng đồng rúp, dựa trên các tuyên bố của Ủy ban châu Âu về các lệnh trừng phạt", bà Tuomela nói.
Bà Tuomela nhấn mạnh cơ chế thanh toán khí đốt mới dựa trên đồng rúp sẽ không làm suy yếu các lệnh trừng phạt do EU đặt ra đối với Nga, nhằm đáp trả chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang được thảo luận với nhà chức trách Đức.
Lần thanh toán khí đốt Nga tiếp theo của Berlin sẽ đến hạn vào cuối tháng 5.
Uniper dự đoán cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm 2022, chủ yếu là do việc đình chỉ dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga, được tài trợ một phần bởi công ty Đức.
Ngoài ra, doanh thu của Uniper ở Nga đang bị ảnh hưởng và công ty con của họ ở Nga cũng phải đối mặt với tương lai không chắc chắn. Theo đó, công ty năng lượng Đức đã lỗ 3,3 tỷ USD do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong 3 tháng đầu năm 2022 và dự kiến sẽ mất thêm 2,12 tỷ USD nữa trong những tháng tới.
Ngày 27/4, Moskva thông báo với Ba Lan và Bulgaria rằng họ sẽ dừng giao khí đốt sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng rúp cho công ty năng lượng Gazprom. Ngay sau động thái này, Thủ tướng Karl Nehammer tuyên bố Áo đã chấp nhận cơ chế thanh toán khí đốt mới bằng đồng rúp do Nga đưa ra và sẽ tuân theo cơ chế này.
"Công ty năng lượng quốc gia OMV đã chấp nhận các điều khoản thanh toán này. Tuy nhiên, quá trình thanh toán phải tuân theo các điều khoản của lệnh trừng phạt. Đối với chúng tôi, điều này rất quan trọng", ông Nehammer nói trong một cuộc họp báo và nhấn mạnh Áo vẫn ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vấn đề Ukraine.
Theo quan chức này, Công ty dầu khí OMV của Áo đã mở tài khoản tích hợp với ngân hàng Nga để thực hiện các giao dịch thanh toán khí đốt từ nước này. Thủ tướng Nehammer cho biết trong chuyến công du gần đây tới Moskva , Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích về cơ chế thanh toán mới và đảm bảo với ông về nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ hơn nữa.
Chính phủ Áo cũng cho biết việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến Áo vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có sự thay đổi. 80% khí đốt tự nhiên của nước này được nhập khẩu từ Nga. "Kể từ khi chiến sự tại Ukraine diễn ra, khối lượng hàng hoá không thay đổi. Trên thực tế, chúng đã tăng lên", Thủ tướng Nehammer nói.
Hồi tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các quốc gia, vùng lãnh thổ không thân thiện phải thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp từ ngày 1/4. Đây là cách giúp Nga khôi phục giá trị của đồng nội tệ vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây thời gian qua.
Đồng ruble chạm mức cao nhất trong hơn 2 năm so với đồng euro Đồng ruble của Nga đã chạm mức cao nhất trong hơn hai năm so với đồng euro trong đầu phiên giao dịch ngày 26/4, trước khi chốt phiên ổn định gần mức ghi nhận vào cuối ngày 25/4. Đồng ruble tiền giấy và tiền xu tại thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN Diễn biến này xảy ra trong tuần giao dịch dự kiến...