Ukraine huấn luyện triển khai pháo phản lực gần Crimea
Ukraine đã huấn luyện triển khai hệ thống pháo phản lực BM-21 “Grad” ở vùng Kherson, gần bán đảo Crimea.
Ukraine đã huấn luyện triển khai hệ thống pháo phản lực BM-21 “Grad” gần Crimea. Ảnh LỰC LƯỢNG VŨ TRANG UKRAINE
RT ngày 21.1 dẫn lại thông báo của Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội nước này đã tiến hành thử nghiệm triển khai hệ thống pháo phản lực BM-21 “Grad” ở vùng Kherson, gần biên giới phía nam của Ukraine với Crimea.
Các quan chức Ukraine ngày 21.1 tuyên bố quân đội nước này đã chuyển vũ khí đến tỉnh Kherson, ngay phía bắc bán đảo Crimea. Sau khi hệ thống Grad được đưa đến khu vực thử nghiệm, Ukraine đã tiến hành huấn luyện sử dụng bệ phóng pháo phản lực để tiêu diệt lực lượng và thiết bị của đối phương. Theo thông báo của quân đội Ukraine, cuộc huấn luyện đã diễn ra thành công.
Video đang HOT
Hệ thống Grad do Liên Xô thiết kế bao gồm nhiều quả đạn trong bệ phóng đa nòng gắn trên xe tải. Hệ thống pháo phản lực này được đưa vào sử dụng từ năm 1963 và lần đầu tiên tham chiến vào năm 1969 trong cuộc xung đột biên giới Trung – Xô.
Ngày 13.1, Lực lượng vũ trang Ukraine thông báo quân đội nước này đã tiến hành các cuộc tập trận trong cùng khu vực với với 9K33 Osa – hệ thống tên lửa đất đối không di động, tầm thấp, tầm ngắn do Liên Xô phát triển vào những năm 1960.
Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Ukraine và Mỹ trong nhiều tháng qua lo ngại khả năng Nga sẽ đưa quân sang biên giới. Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này và cho biết Moscow không có ý định gây hấn.
Tuần này, Nga cho biết sẽ đưa binh sĩ và thiết bị, bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không S-400, tới Belarus để tham gia các cuộc tập trận chung với đồng minh. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho chiến tranh và nói thêm rằng họ “cảnh giác với mọi thứ mà Nga đang làm”.
Mỹ dọa đáp trả mạnh mẽ nếu Nga đưa quân áp sát lãnh thổ
Đại sứ Mỹ cảnh báo Washington sẽ không bị "đe dọa" bởi tuyên bố của Nga về việc đưa khí tài quân sự, thậm chí tên lửa, tới gần lãnh thổ Mỹ.
Binh sĩ và phương tiện quân sự Nga tập trận tại Crimea (Ảnh: Bloomberg).
"Nga biết rằng nếu họ có hành động gây hấn nhằm vào Mỹ, họ có thể sẽ bị đáp trả và sự đáp trả đó sẽ rất mạnh mẽ", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với Washington Post Live hôm 18/1.
"Tôi biết rằng họ đang cố gắng phản ứng theo cách nhằm đe dọa thế giới, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép mình bị đe dọa, cũng như không cho phép Ukraine bị đe dọa làm ảnh hưởng đến an ninh", đại sứ Mỹ nói thêm.
Trước đó, trả lời kênh RTVI, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 13/1 không loại trừ khả năng Moscow có thể điều quân tới Cuba và Venezuela nếu các cuộc đàm phán với phương Tây về Ukraine và an ninh tại châu Âu thất bại và căng thẳng Nga - Mỹ leo thang. Ông Ryabkov, người dẫn đầu phái đoàn Nga đàm phán với Mỹ tuần trước ở Thụy Sĩ, tuyên bố hành động của Nga sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các động thái từ Mỹ.
Hôm 17/1, khi được hỏi liệu Nga có đang cân nhắc việc triển khai tên lửa ở Cuba hay Venezuela hay không, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitri Peskov, cho biết: "Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, Nga đang tìm hiểu các phương án đảm bảo an ninh cho mình".
Theo hãng tin Sputnik (Nga), Đại sứ Thomas-Greenfield không lý giải vì sao phương án Nga triển khai quân sự tới gần lãnh thổ Mỹ bị Washington coi là hành động "gây hấn", trong khi Mỹ và NATO cũng tăng cường lực lượng ở gần cửa ngõ của Nga.
Tổng thống Putin và các quan chức Nga đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania. Những hệ thống này có thể dễ dàng được chuyển đổi để phóng tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ Nga. Tháng trước, ông Putin cũng cảnh báo, việc triển khai tên lửa của Mỹ ở Ukraine đồng nghĩa với việc thời gian tên lửa phóng tới Moscow chỉ còn 4-5 phút trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Châu Âu và Mỹ gần đây bày tỏ quan ngại về việc Nga đưa binh sĩ và khí tài quân sự tới gần biên giới Ukraine, cũng như lo ngại việc Moscow có thể "động binh" với nước láng giềng. Nhà Trắng cảnh báo mối đe dọa về một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn ở mức cao với khoảng 100.000 quân Nga được triển khai.
Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết, các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Nga có thể đang tìm kiếm một "cái cớ" để hành động quân sự với Ukraine, có thể bằng cách cáo buộc Ukraine chuẩn bị một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Nga ở miền đông Ukraine.
Nga đã bác bỏ lo ngại trên, khẳng định không có kế hoạch như vậy. Tuy nhiên, Moscow cũng tuyên bố Nga được phép điều động lực lượng trên lãnh thổ của mình nếu cảm thấy phù hợp.
Nga cho biết đối thoại vẫn có thể tiếp tục nhưng đang đi vào ngõ cụt, khi nước này cố gắng thuyết phục phương Tây cấm Ukraine gia nhập NATO và chấm dứt việc mở rộng liên minh quân sự này ở châu Âu - yêu cầu mà Mỹ tuyên bố "không thể xem xét".
Ukraine: Nước cờ mới của Putin khiến châu Âu nổi da gà Nga đã bắt đầu chuyển quân đến nước láng giềng phía bắc của Ukraine là Belarus để tập trận chung, trong một động thái có thể làm gia tăng lo ngại ở phương Tây rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công Ukraine. Nga và Belarus cũng từng tham gia một cuộc tập trận chung ở vùng Nizhny Novgorod vào tháng...