Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu

Theo dõi VGT trên

Tên lửa hành trình Soumar được phát triển dựa trên tên lửa Kh-55 của Ukraine giúp Iran đạt mục tiêu vươn tới phần lớn châu Âu.

Nhờ sở hữu các tên lửa hành trình Kh-55 mua từ Ukraine vào năm 2001, Iran có thể dễ dàng phát triển tên lửa Soumar có thể chạm tới phần lớn châu Âu.

Hôm 8/3, Iran chính thức mắt tên lửa hành trình đối đất Soumar do nước này chế tạo. Theo tướng Dehqan – Bộ trưởng Quốc phòng Iran, tên lửa hành trình Soumar hoàn toàn được phát triển bởi các kỹ sư Iran và đây sẽ là loại vũ khí mới giúp tăng cường sức mạnh quân sự của Iran.

Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu - Hình 1

Hình ảnh tên lửa hành trình Soumar của Iran được giới thiệu hôm 8/3.

Tuy nhiên, giới truyền thông Iran lại không hề tiết lộ bất cứ thông số kỹ thuật nào của Soumar và chỉ cho biết rằng Tehran đang có kế hoạch cho ra mắt một biến thể nâng cấp mới của Soumar trong năm nay với việc tăng đáng kể tầm b.ắn, cải thiện khả năng tấn công chính xác mục tiêu và trang bị thêm một số loại đầu đạn mới.

Có một thực tế nhận thấy rõ rằng, hầu các loại tên lửa hành trình hay tên lửa hành trình chống hạm của Iran trước đây đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và đều được phát triển dựa trên các loại tên lửa hành trình chống hạm như C-701, C-704, và C-802. Tuy nhiên, Soumar lại có thiết kế hoàn toàn khác so với các tên lửa của Trung Quốc và mang nhiều điểm tương đồng với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga.

Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu - Hình 2

Tên lửa hành chiến lược Kh-55 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Không quân Nga.

Theo nhiều nguồn tin cho biết rằng, Iran đã có thể mua lại 12 tên lửa hành trình Kh-55 từ Ukraine vào năm 2001. Trong khi đó Trung Quốc đã sở hữu Kh-55 từ năm 2000, ngoài ra còn một quốc gia khác cũng âm thâm mua các tên lửa hành trình Kh-55 là Triều Tiên.

Một trong những yếu tố để có thể xác định được tầm b.ắn của tên lửa hành trình Soumar là dựa vào hệ thống động cơ đẩy. Các tên lửa Kh-55 mà Iran có thể sở hữu đều do Nga thiết kế nhưng nó lại được trang bị động cơ đẩy phản lực mini R95-300 do Ukraine chế tạo.

Video đang HOT

Nhưng đến giữa năm 2000, Nga bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào Ukraine trong các ngành công nghiệp quốc phòng quan trọng trong đó có cả việc chế tạo các tên lửa hành trình Kh-55 thế hệ mới. Và hầu hết các tên lửa Kh-55 trong giai đoạn từ năm 2000 trở về sau đều được trang bị động cơ đẩy TRDD- 50 do công ty Saturn của Nga chế tạo.

Vì vậy nếu Iran đã có trong tay các động cơ đẩy phản lực TRDD-50 hay R95-300 thì tên lửa hành trình Soumar sẽ có tầm b.ắn ít nhất là 2.000km và có thể mang theo một đầu đạn nặng hơn 400kg. Có một điểm đặc biệt cần lưu ý là các tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 200kt.

Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu - Hình 3

Tên lửa hành trình Soumar được Iran hy vọng là sẽ giúp tăng cường khả năng quân sự của nước này.

Mặc dù Nga chắc chắn sẽ không bao giờ cho phép xuất khẩu một loại tên lửa chiến lược như Kh-55 cho một quốc gia khác, đó là còn chưa kể tới việc Nga sẽ vi phạm cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) mà nước này có tham gia. Tuy nhiên, việc này không phải là không có t.iền lệ khi Moscow đã đồng ý hỗ trợ công nghệ động cơ phản lực cho Ấn Độ phát triển mục tiêu bay không người lái DRDO Lakshya và sau này Ấn Độ đã sử dụng công nghệ này để phát triển tên lửa hành trình Nirbhay.

Nhiều khả năng tên lửa hành trình Soumar của Iran được thiết kế dựa trên nguyên mẫu Kh-55 của Nga và Iran có thể sẽ nâng cấp Soumar thành một dòng tên lửa hành trình đa năng có thể triển khai từ tàu ngầm, tàu nổi và từ các bệ phóng dưới mặt đất. Tất nhiên để làm được điều này Iran sẽ không thể sử dụng nguyên thiết kế của Kh-55 và nước này có thể sẽ học hỏi thiết kế của tên lửa hành trình đa năng thế hệ mới của Nga 3M-54 Klub – dòng tên lửa có thể được triển khai ở nhiều nền tảng phương tiện khác nhau.

Trà Khánh

Theo_Kiến Thức

Thổ Nhĩ Kỳ “chơi khó” NATO trong thương vụ sắm tên lửa

Là thành viên quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại đang có những bước đi làm khó chính tổ chức này khi quyết định sẽ chọn tên lửa Trung Quốc, thay vì của Mỹ và châu Âu, để trang bị cho quân đội của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi khó NATO trong thương vụ sắm tên lửa - Hình 1

Khả năng tương thích tên lửa mua mới với hệ thống radar hiện có là yếu tố quan trọng Ankara phải tính tới khi xem xét hồ sơ thầu của Trung Quốc (Ảnh:Defence Talk)

Hầu hết các nước thành viên NATO, nhất là những đồng minh thân thiết của Thổ Nhĩ Kỳ, đều sửng sốt trước xu hướng lựa trọn trái khoáy này của Ankara.

Vụ việc bắt đầu từ năm 2013 khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi ấy thông báo chọn loại tên lửa đất đối không tối tân của Trung Quốc để trang bị cho quân đội của mình.

Đây là một hợp đồng mua sắm vũ khí lớn với tổng trị giá 3 tỷ euro. Tham gia đấu thầu có 3 tập đoàn sản xuất vũ khí lớn: Tập đoàn Cơ khí Trung Quốc (CPMIEC), liên doanh giữa hai tập đoàn Mỹ Raytheon và Lockheed Martin, và Tập đoàn Eurosam (liên doanh giữa Pháp, Ý).

Quyết định khi ấy của Ankara đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước đồng minh trong NATO. Tất cả đều cho rằng tên lửa của Trung Quốc không phù hợp với hệ thống vũ khí sử dụng trong toàn khối. Ngoài ra, tập đoàn CPMIEC còn đang bị Mỹ trừng phạt về tội cung cấp vũ khí cho Syria và Iran, hai nước đang bị cấm vận.

Trước sức ép quá nặng nề, Ankara đã buộc phải xét lại quyết định của mình và mời các tập đoàn phương Tây từng bị loại tham gia đấu thầu trở lại.

Theo tiết lộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, dường như châu Âu có lợi thế trong cuộc đua mới này.

Tuy nhiên, trong những ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ lại một lần nữa khiến tranh cãi bùng lên khi liên tiếp phát tín hiệu cho thấy tập đoàn Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tái trúng thầu. Giới chức lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thay nhau đưa ra những tuyên bố dường như nhằm dọn đường cho việc lựa chọn tên lửa Trung Quốc.

Cách đây chưa đầy một tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz đã nói bóng gió rằng Trung Quốc sẽ thắng.

Ngay sau đó, nhiều quan chức khác ở Ankara "đồng thanh phụ họa" với những tuyên bố nhấn mạnh đến những ưu điểm của việc mua tên lửa Trung Quốc, cho dù vẫn khẳng định chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra.

"Giá cả mà Trung Quốc đưa ra thấp hơn một nửa và quan trọng là họ đồng ý chia sẻ công nghệ", một nguồn tin thân cận với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Nguồn tin này cũng cho biết Trung Quốc là một nhà thầu nghiêm túc và đưa ra đề nghị chào hàng tốt hơn hai ứng viên còn lại.

Lâu nay, Trung Quốc luôn đưa ra mức giá cực kỳ ưu đãi, kèm theo những đề nghị rất hấp dẫn cho những đơn chào hàng quân sự. Nước này đang phấn đầu trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn.

Tuy nhiên, giá cả và chất lượng luôn là hai yếu tố song hành trong mọi thương vụ mua bán. Một tên lửa Trung Quốc có giá chỉ bằng non nửa của Mỹ, Pháp hay Nga, thì đương nhiên chất lượng và t.uổi thọ của các tên lửa này cũng chỉ ở mức tương ứng.

Đó là chưa kể tới các nguy cơ tiềm ẩn từ việc công nghệ tên lửa của Trung Quốc không tương thích với các hệ thống vũ khí hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn chủ yếu có xuất xứ từ Mỹ và châu Âu. Theo chuyên gia Sinan Ulgen thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách ngoại giao ở Istanbul, "không có chuyện một hệ thống radar của NATO đặt tại Kurecik, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, lại có thể hoạt động hết công suất với một hệ thống tên lửa của Trung Quốc vì đó là một nghịch lý".

Những trục trặc kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình vận hành tên lửa cũng là yếu tố quan trọng cần quan tâm đúng mức, khi xét đến yếu tố Trung Quốc chỉ mới là tân binh trong "làng" sản xuất và xuất khẩu các loại vũ khí hiện đại. Trong thời buổi khó khăn kinh tế và quan hệ địa chính trị phức tạp, chắc hẳn Ankara không muốn tự đem mình ra làm "bãi thử nghiệm" cho tên lửa của Trung Quốc.

Cuối cùng là mối lo về nguy cơ phương Tây sẽ bị Trung Quốc đ.ánh cắp công nghệ vũ khí tiên tiến. Khi bán các tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ, tập đoàn CPMIEC của Trung Quốc sẽ đồng ý cử các chuyên gia sang hướng dẫn lắp đặt và vận hành, nhất là khi công nghệ của tên lửa không thực sự tương thích với công nghệ của các thiết bị phóng. Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật này, các kỹ sư Trung Quốc sẽ được tiếp cận sâu với công nghệ vũ khí hiện đại đang được áp dụng cho các hệ thống vũ khí ở châu Âu. Và đây mới là nguy cơ lớn nhất đối với các nhà sản xuất vũ khí cũng như các chính phủ phương Tây.

Là một trong những thành viên chính của NATO, đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không thể hành động khinh suất và thiếu cân nhắc như vậy, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc những năm gần đây đang nổi lên là mối đe dọa chính đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngay kể cả Mỹ.

Vì vậy, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng những tuyên bố gần đây của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng vẫn trao hợp đồng mua tên lửa cho tập đoàn Trung Quốc chỉ là "đòn nắn gân" của Ankara đối với phương Tây. Có lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ muốn mượn Trung Quốc để đòi thêm nhượng bộ từ các hồ sơ đấu thầu của Mỹ và châu Âu.

"Không nên nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã dứt khoát chọn mua tên lửa của Trung Quốc. Mỹ và châu Âu vẫn còn trong cuộc đua", chuyên gia Sinan Ulgen từ Istanbul nói.

Đây cũng là quan điểm của nhà phân tích Nihat All Ozean thuộc Trung tâm nghiên cứu Tepav ở Ankara. Ông Ozean khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đàm phán để có được hợp đồng tốt nhất, không chỉ về thương mại mà cả về chính trị.

Theo báo chí thân chính quyền, Ankara sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng trước ngày 24/4, ngày kỷ niệm lần thứ 100 vụ Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ t.hảm s.át người Armenia trước đây. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng tới quan hệ giữa Ankara với cả Washington và Paris. Theo nhận định của tờ báo địa phương "Sabah", Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ký thỏa thuận với Trung Quốc nếu chính phủ Mỹ và Pháp tỏ rõ lập trường thân Armenia.

Tổng hợp tất cả các phân tích trên, có thể thấy Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang muốn sử dụng nhà thầu Trung Quốc làm bình phong trong việc gây thêm sức ép với các nhà thầu phương Tây. Ankara không thể lấy "râu ông cắm cằm bà", càng không thể hy sinh quan hệ đối tác với các đồng minh thân cận trong NATO để đổi lấy một hợp đồng vũ khí đầy mạo hiểm với một quốc gia ở xa đang vấp phải rất nhiều nghi ngại từ cộng đồng quốc tế liên quan đến những ý đồ nổi lên đầy tranh cãi hiện nay.

Đức Vũ

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Tuấn Hưng lên tiếng khi bị chê cố tình đối đầu khán giả, nói thẳng câu đau lòng
08:27:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới

04:55:03 01/07/2024
Cảnh sát Pakistan cho biết có 18 người bị thương trong vụ nổ tại một lễ cưới ở huyện Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Có thể bạn quan tâm

Hùng vĩ và thơ mộng những ngọn núi ở Lào Cai

Du lịch

10:49:13 01/07/2024
Núi non Lào Cai trùng trùng điệp điệp, nơi đây có nhiều ngọn núi cao và đẹp nhất Việt Nam và vùng Tây Bắc nằm trên dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn.

Nửa đêm nghe tiếng rên khóc từ phòng chị giúp việc, vừa đến cửa phòng tôi c.hết điếng khi nghe chị kêu gào một bí mật tày trời

Góc tâm tình

10:46:17 01/07/2024
Tôi sốc điếng khi biết đó là giọt m.áu của chồng mình, trong khi anh chỉ mới mất có 1 tuần chị đã đòi bỏ đi đ.ứa b.é Tôi và chồng từng có khoảng thời gian hạnh phúc sống cùng nhau.

Làm rơi 42 ô tô xuống biển, tàu biển bị tòa án Hải Phòng phát lệnh bắt giữ

Pháp luật

10:36:49 01/07/2024
Mục đích bắt giữ là giải quyết khiếu nại hàng hải liên quan đến tổn thất hàng hóa trên tàu. Thời hạn bắt giữ tàu là 30 ngày. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay, theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.

Hằng Du Mục thông báo về An Giang livestream, chồng có động thái mới nhưng phải xóa nhanh sau đó

Netizen

10:35:27 01/07/2024
Câu chuyện hôn nhân củaHằng Du Mục(Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) và chồng là Tôn Bằng (sinh năm 1981) vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Cư dân mạng đang tiếp tục quan tâm và theo dõi diễn biến của vụ việc này.

Chất liệu denim khơi gợi vẻ ngoài tự do và phóng khoáng cho người mặc

Thời trang

10:35:23 01/07/2024
Với chất liệu denim mềm mại, thoáng mát dành riêng cho mùa mới cùng những thiết kế độc đáo, chỉn chu và tinh tế đến từng đường nét.Tất cả hòa quyện tạo nên loạt thiết kế ấn tượng, thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của quý cô.

Phát sốt ảnh cận cảnh Daehan - Minguk - Manse lột xác cao 1m75 ở t.uổi 12, nhưng visual bố tài tử sau 10 năm mới là plot twist!

Sao châu á

10:17:13 01/07/2024
Màn tái xuất của bộ 3 sao nhí Daehan - Minguk - Manse trên truyền hình là chủ đề hot trên mạng xã hội những ngày qua.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Sức khỏe

10:10:12 01/07/2024
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến lão hóa, sinh hoạt, vận động thì dinh dưỡng kém cũng là yếu tố góp phần phát sinh và làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống.

Cuộc sống vui tươi của NSƯT Chí Trung bên bạn gái Á hậu: Đi đâu cũng có nhau, vừa đón tin vui ở t.uổi 63

Sao việt

10:09:43 01/07/2024
Sau khi nghỉ hưu ở Nhà hát T.uổi trẻ, nam nghệ sĩ dành thời gian để tận hưởng cuộc sống bình yên bên bạn gái kém 17 t.uổi - Á hậu Ý Lan và con cháu của mình.

Taecyeon lần đầu đóng phim boylove

Hậu trường phim

09:07:22 01/07/2024
Sở hữu vẻ ngoài điển trai đầy nam tính, thông tin thành viên nhóm nhạc 2PM sẽ đóng phim boylove khiến người hâm mộ vô cùng phấn khích.

Con gái nữ diễn viên "Gái nhảy" nhan sắc xinh như "thần tiên tỷ tỷ"

Người đẹp

09:00:11 01/07/2024
Nhiều người khen ngợi cô bé xinh đẹp mong manh như thần tiên tỷ tỷ , không ít người khuyên nữ diễn viên nên cho con đi thi Hoa hậu.

Ngã rẽ của dàn sao "Cô gái đại dương": Người bỏ nghề, kẻ chật vật nghề diễn

Sao âu mỹ

08:52:25 01/07/2024
30 năm kể từ khi bộ phim truyền hình nổi tiếng Cô gái đại dương được thực hiện và phát sóng, dàn diễn viên của bộ phim cũng có những thay đổi khá bất ngờ trong cuộc sống và lựa chọn sự nghiệp.