Ukraine “giữa đôi dòng”: theo phương Tây hay Nga?
Với vị trí chiến lược và là một thị trường tiêu thụ tiềm năng, Ukraine luôn là mục tiêu “săn đón” của cả Nga và Liên minh châu Âu (EU).
Do vậy, định hướng phát triển đất nước sẽ là điểm lưu tâm đối với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Quốc hội nước này phế truất Tổng thống Yanukovych và ấn định ngày bầu cử sớm.
“Làn sóng biểu tình hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định đột ngột của Tổng thống Yanukovych trong việc ký kết thỏa thuận Mậu dịch Tự do (FTZ) với EU hồi cuối tháng 12. Trong khi đó, người dân nước này coi thỏa thuận trên là bước ngoặt trong việc gia nhập EU”, chuyên gia tới từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc ông Liu Fenghua chia sẻ quan điểm với tờ Tân Hoa Xã.
Những người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đụng độ nhau.
Trước đó, ông Yanukovych đã thể hiện quan điểm ủng hộ mối quan hệ với EU trong các bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, theo chuyên gia Liu, Tổng thống Ukraine hắn cảm thấy khá băn khoăn trước khi đặt bút ký vào văn kiện với EU.
“Nền kinh tế của Ukraine phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Nga. Do vậy, thay vì ký với EU, Tổng thống nhận thấy rằng, gia nhập liên minh thuế quan do Nga khởi xướng sẽ đem lại lợi ích ngay lập tức cho đất nước. Trong khi đó, việc tham gia ký FTZ sẽ là động thái khiêu khích với Nga và còn có thể khiến cường quốc này áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế lên họ. Vì thế, thỏa thuận FTZ với EU có thể không bù đắp được các tổn thất mà Ukraine phải gánh chịu nếu làm phật lòng Nga”, ông Liu nhận định.
Ngoài ra, ông Bardachev còn đưa ra một giải thuyết: những quan chức cấp cao Đức ngỏ lời mời các lãnh đạo đối lập Ukrain tới Berlin để gặp gỡ. “Điều này thể hiện hành động hiếu chiến của phe biểu tình cấp tiến trong việc chống lại chính quyền. Đó là điều mà chúng ta đang chứng kiến hiện thời”, ông cho biết.
“Theo như tôi thấy, chính phủ Ukraine đã kiềm chế trong ba tháng qua. Cụ thể, họ đã thả những người biểu tình bị bắt giữ và đề xuất đối thoại chính trị. Tuy nhiên, vấn đề thực sự lại nằm ở việc sử dụng vũ lực của một số phần tử cực đoan, hay đòi hỏi chính phủ từ chức ngay lập tức hay đòi tổ chức bầu củ sớm”, ông nói thêm.
Diễn biến mới nhất ở cuộc khủng hoảng Ukraine. Quốc hội nước này đã phế truất chức vụ của Tổng thống Yanukovych và phóng thích cựu nữ Thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Ngoài ra, vị học giả này còn chia sẻ một vài quan điểm khác. “Các yêu cầu đó quả thực khó khăn bởi lẽ ông Yanukovyc là tổng thống được bầu một cách hợp pháp. Ông luộn bị mắc kẹt trong những chính sách cân bằng giữa Nga và châu Âu để cố gắng đem lại lợi ích cho quốc gia mình. Hiện ở Ukraine có ba phe chính, đó là chính phủ, phe đối lập ôn hòa và phe đối lập cực đoan”, ông này tiếp lời.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, vị chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, vai trò của “phe đối lập ôn hòa” (phe hiện đang đại diện trong cơ quan lập pháp của Ukraine) sẽ bị đẩy lùi ra khỏi hệ thống và không làm ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai của nước này.
Đối với tương lai của Ukraine, các chuyên gia dự đoán rằng, mặc dù hai bên (phe biểu tình và chính phủ) đã ký thỏa thuận ngừng chiến, nhưng triển vọng của thỏa thuận hòa bình thông qua các đàm phán chính trị lại khá u ám bởi các kháng cáo chính trị của phe đối lập và sự can thiệp của nước ngoài.
Tất cả các chuyên gia tham gia cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã đều bày tỏ quan ngại rằng, khả năng Ukraine trượt dài trong một cuộc nội chiến toàn diện.
“Ukraine là một điểm nóng trên thế giới với nền công nghiệp sản xuất vũ khí. Do vậy, cuộc nội chiến (nếu xảy ra) có thể vượt qua tầm kiểm soát của Nga và châu Âu. Do vậy, hai phía nên suy xét kĩ lưỡng trước khi can thiệp vào chính trường Ukraine”, ông Liu cho hay.
Theo Kiên thưc)
Ukraine: Tổng thống cáo buộc Quốc hội đảo chính
Tổng thống Yanukovych gọi đây là một cuộc đảo chính khi Quốc hội Ukraine tuyên bố ông đã "từ chức".
Ngày 22/2, Quốc hội Ukraine đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp và bỏ phiếu để tái áp dụng hiến pháp năm 2004 mà không có chữ ký của Tổng thống Viktor Yanukovych chỉ vài giờ sau khi ông này bay khỏi thủ đô Kiev, vì họ cho rằng tổng thống đã "từ chức".
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Yanukovych đã gọi đây là một cuộc "đảo chính" và khẳng định sẽ không bao giờ từ chức vì ông là tổng thống hợp hiến của Ukraine.
Quốc hội Ukraine bỏ phiếu tuyên bố ông Yanukovych đã "từ chức"
Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu trả tự do cho đối thủ của ông Yanukovych là cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko. Bà Tymoshenko đã bị kết án 7 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực khi còn đương chức.
Ngay sau khi được tự do, bà Tymoshenko đã tuyên bố rằng việc lật đổ ông Yanukovych giống như sự chấm dứt của một chế độ độc tài, và Ukraine "từ ngày hôm nay sẽ được thấy ánh mặt trời".
Bà Tymoshenko cũng gọi những người biểu tình trên đường phố thủ đô Kiev là "anh hùng", đồng thời kêu gọi họ tiếp tục cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Yanukovych.
Người biểu tình canh gác bên ngoài tòa nhà Quốc hội
Trước đó, Quốc hội Ukraine đã thông qua nghị quyết coi Tổng thống Yanukovych đã "từ chức", đồng thời ấn định cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức vào ngày 25/5 sắp tới.
Trong khi đó, lợi dụng lúc tổng thống vừa rời khỏi thủ đô, người biểu tình đã tràn vào chiếm giữ các tòa nhà chính phủ trọng yếu ở Kiev cũng như dinh thự của ông Yanukovych.
Phát biểu trên đài truyền hình UBR ở Kharkiv, nơi được coi là căn cứ địa của mình, ông Yanukovych đã tuyên bố rằng "cả đất nước và thế giới đều coi những sự kiện này như một cuộc đảo chính".
Tình hình Ukraine đang có những diễn biến mau lẹ và khó lường
Ông Yanukovych cho biết: "Xe của tôi đã bị người ta nã đạn vào, nhưng tôi không sợ hãi. Tôi cảm thấy xót thương cho đất nước của mình."
Ông Yanukovych đã so sánh tình cảnh hiện nay của Ukraine với những gì đã diễn ra ở Đức vào thập niên 1930, khi Đức Quốc xã do Hitler cầm đầu lên nắm quyền.
Ông nói: "Tôi đã làm mọi việc để tránh gây ra bạo lực trên đường phố. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể để ổn định tình hình chính trị trong nước. Nhưng những gì xảy ra cũng đã xảy ra mất rồi."
Một quan chức đảng cầm quyền bị người biểu tình tấn công bên ngoài Quốc hội
Trước đây, ông Yanukovych đã nhiều lần bác bỏ những lời kêu gọi từ chức sau nhiều tháng trời phong trào biểu tình nổ ra và gây nên những vụ đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình với cảnh sát.
Chỉ vài giờ trước khi rời khỏi thủ đô, ông Yanukovych và lãnh đạo phe đối lập đã đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt đổ máu, theo đó Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 12 và hạn chế một số quyền lực của tổng thống. Tuy nhiên, một số thành viên phe đối lập vẫn kiên quyết đòi ông Yanukovych từ chức ngay lập tức, và bước ngoặt của tình hình đã xảy ra một cách đột ngột vài giờ sau đó.
Trong cuộc họp quốc hội sáng thứ Bảy, lãnh đạo 4 cơ quan an ninh của Ukraine có mặt tại đây đã phải tuyên bố không can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào với người dân. Chủ tịch quốc hội Volodymyr Rybak, một đồng minh thân cận của Tổng thống Yanukovych cũng phải tuyên bố từ chức vì "lý do sức khỏe".
Ngay sau khi cảnh sát rút đi, người biểu tình đã tràn vào các tòa nhà chính phủ và nhà riêng của Tổng thống Yanukovych.
Người biểu tình canh gác bên ngoài dinh thự của Tổng thống Yanukovych
Nhà Trắng đã ra một tuyên bố cho biết Mỹ đang "theo dõi sát" diễn biến tình hình ở Ukraine, và họ cho rằng những diễn biến hôm thứ Bảy đã giúp họ tiến gần hơn tới mục tiêu "tiết giảm bạo lực, thay đổi hiến pháp và tổ chức bầu cử sớm" cho Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lại tuyên bố đã đến lúc chấm dứt quan điểm sai lầm rằng những người biểu tình ở quảng trường Maidan "đại diện cho quyền lợi của nhân dân Ukraine".
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Lavrov cũng bày tỏ quan ngại rằng Kiev đã bị "các nhóm cực đoan bất hợp pháp" khống chế, và tình hình căng thẳng ở Ukraine đã leo thang quá nhanh chóng.
Theo Khampha
Không có cơ hội cho "Nữ thần cách mạng Cam" ở Ukraine? Sau khi Tổng thống Yanukovych bị phế truất, lực lượng đối lập của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko đang nỗ lực lấp khoảng trống quyền lực ở Ukrainenhưng việc này sẽ không dễ dàng. Ngay sau khi được phóng thích khỏi nhà tù vào ngày 22/2 sau 3 năm bị giam giữ sau biến động chính trị ở Ukraine, "Công chúa tóc bím"...