Ukraine giao chức bộ trưởng cho người Mỹ
Ukraine trao cho những người nước ngoài, trong đó có một công dân Mỹ, chức vụ hàng đầu trong chính phủ mới, nhằm diệt trừ nạn tham nhũng.
Tân Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko trong một phiên họp Quốc hội ở Kiev hôm qua. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua phát biểu trong một phiên điều trần Quốc hội rằng nước này phải học hỏi “kinh nghiệm nước ngoài”.
Ông Poroshenko sau đó ký sắc lệnh trao quốc tịch Ukraine cho công dân Mỹ Natalie Jaresko, người được Quốc hội xác nhận trở thành tân bộ trưởng tài chính. Bà Jaresko là lãnh đạo một quỹ đầu tư tư nhân. Ngoài ra, ông Aivaras Abromavicius, nhà đầu tư ngân hàng người Litva, cũng được cấp quốc tịch Ukraine và trở thành tân bộ trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Các nhà lập pháp cũng xác nhận Alexander Kvitashvili , cựu bộ trưởng y tế Gruzia, sống ở New York, Mỹ, được bổ nhiệm làm bộ trưởng y tế ở Ukraine.
Bà Marie Harf, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bác bỏ thông tin cho rằng Washington liên quan đến việc lựa chọn một người Mỹ làm bộ trưởng tài chính. “Đây là lựa chọn của nhân dân Ukraine và các đại biểu họ bầu ra. Đây là quyết định của họ”, AFP dẫn lời bà Harf nói. “Tôi không nghĩ chúng tôi có bất cứ sự liên quan nào với điều đó”.
Ukraine đang cố gắng thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, điều nhiều người cho là kết quả của hàng thập kỷ bế tắc chính trị và tham nhũng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Một tòa nhà của người Mỹ gốc Việt bị thiêu rụi trong vụ bạo loạn ở Ferguson
Một cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt đã bị thiêu rụi trong vụ bạo động ở thị trấn Ferguson thuộc tiểu bang Missouri, "gây thiệt hại hàng trăm nghìn USD".
Một cơ sở bị đốt trong vụ bạo loạn
Bạo loạn bùng phát ở khu vực ngoại ô thành phố St. Louis hôm 24.11, nơi phần đông người Mỹ gốc Phi sinh sống, sau phán quyết gây tranh cãi của bồi thẩm đoàn không truy tố một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ khí nhiều tháng trước.
Ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Cộng đồng người Việt ở thành phố St. Louis, cho hay: "Có một cửa hàng mà chủ nhân là người Việt bị đốt cháy. Người này cũng là chủ cả tòa nhà đó. Theo ước tính, giá trị thiệt hại có thể lên tới 500.000 USD. Ngoài ra, thiệt hại lớn nhất đối với doanh nghiệp là việc giảm đi thu nhập. Từ khi sự việc này xảy ra, việc kinh doanh của họ rất chậm. Họ không làm ăn buôn bán gì được cả".
"Căng thẳng lắm. Những người xấu lợi dụng các cuộc biểu tình, đập phá và đốt cháy nhiều cửa hàng. Người Việt ở đây cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người bị đốt cháy cửa hiệu. Mấy ngày nay không ai dám mở cửa. Người Việt sống ở đây cũng hơi hoang mang"- ông Phạm Tuấn Phong, một doanh nhân người Việt ở thành phố St. Louis, cho biết về những gì mắt thấy tai nghe khi bạo loạn bùng phát.
Quan chức địa phương cho biết, cảnh sát đã phải bắn hơi cay, và cả bắn chỉ thiên khi bạo loạn trở nên tồi tệ.
Gần 100 người bị bắt, trong đó đa phần bị cáo buộc các tội danh trộm cắp và xâm nhập trái phép. Hôm 25.11, Tổng thống Barack Obama nói "không có gì có thể bào chữa" cho những hành động phá hoại.
Cũng hôm 25.11, thêm hơn 2.200 vệ binh quốc gia đã được triển khai tới hạt St Louis để giúp cảnh sát địa phương vãn hồi trật tự.
Đến hôm nay (26.11), bạo loạn lan rộng trên khắp nước Mỹ. Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở hơn 170 thành phố trên khắp nước Mỹ để phản đối quyết định của tòa án, song phần lớn diễn ra ôn hòa.
Theo G.M
Lao Động
Chuyện một người Mỹ muốn... ở tù tại Triều tiên Matthew Miller chuẩn bị tất cả từ việc xóa sạch thông tin trên mạng xã hội đến cố ý làm hỏng VISA, khai giả thông tin liên lạc khẩn và nhiều thứ khác, tất cả chỉ để được... ở lại Triều Tiên, chấp nhận mọi tra tấn. Miller thừa nhận cố tình muốn ở lại Triều Tiên - Ảnh: Reuters "Nỗi sợ lớn...