Ukraine ghi nhận hơn 100 ca tử vong do COVID-19 trong một ngày lần đầu tiên kể từ tháng 6
Bộ Y tế Ukraine ngày 16/9 cho biết nước này ghi nhận 118 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, vượt ngưỡng 100 ca lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6 vừa qua.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trên cũng cho biết có 5.744 ca mắc mới COVID-19 tại nước này trong một ngày qua, tăng mạnh so với 4.640 ca ghi nhận 24 giờ trước đó. Như vậy, tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 ở Ukraine tính đến ngày 16/9 lần lượt là 2,33 triệu ca và 54.651 ca. Với dân số 41 triệu người, Ukraine là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Số ca mắc mới đang có chiều hướng gia tăng trong vài tuần gần đây, do đó chính phủ nước này tuyên bố sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế trong tương lai gần nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trước đó, Ukraine dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa khi số ca bệnh giảm trong mùa Hè, song vẫn áp đặt cảnh báo “màu vàng” trên toàn quốc, hạn chế các sự kiện tập trung đông người và giới hạn công suất hoạt động của các phòng tập thể thao, rạp chiếu phim và nhiều địa điểm khác.
Video đang HOT
*Tại Nga, cùng ngày, Tổng thống Vladimir Putin xác nhận hàng chục người trong đội ngũ thân cận của ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trước khi ông tự cách ly vào đầu tuần này.
Phát biểu qua kết nối video tới một cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) được tổ chức tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, Tổng thống Putin bày tỏ rất tiếc phải hủy bỏ chuyến thăm Dushanbe vào phút chót do nhiều người trong đội ngũ nhân viên của ông mắc COVID-19. Ông xác nhận “không chỉ một hoặc hai người mà là vài chục người”.
Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Tổng thống Putin đã tiếp xúc với một số người trong đoàn tháp tùng mắc COVID-19. Ông đã quyết định tự cách ly sau khi gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở Moskva vào ngày 13/9 và tham vấn các bác sĩ. Hiện tại, Tổng thống Putin hoàn toàn khỏe mạnh và bản thân ông không mắc COVID-19. Vì đang tự cách ly, ông không đến Tajikistan tham dự các cuộc họp của CSTO trong tuần này, thay vào đó sẽ tham dự theo hình thức trực tuyến.
Điểm tựa của người Việt xa xứ trong 'cơn sóng dữ' COVID-19
Tình hình đại dịch COVID-19 tại Ukraine đang diễn biến nghiêm trọng, số người nhiễm mới và số ca tử vong mỗi ngày trong thời gian gần đây liên tục tăng lên những mốc cao nhất từ trước tới nay (hơn 18.000 ca nhiễm mới và hơn 340 người tử vong mỗi ngày).
Trong làn sóng dịch bệnh thứ ba này, số bệnh nhân nặng tăng đột biến, có ngày hơn 5.000 trường hợp phải nhập viện, khiến cho các bệnh viện ngày càng quá tải. Mặc dù vậy, cộng đồng khoảng 10.000 người Việt sinh sống và làm ăn tại quốc gia Đông Âu này vẫn vững vàng vượt "cơn sóng dữ" COVID-19 nhờ những kinh nghiệm có được kể từ khi đại dịch bùng phát, nhờ tình người cũng như sự đùm bọc, tương trợ lẫn nhau.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Cởi mở chia sẻ, ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Odessa, miền Nam Ukraine, thành viên Ban phòng chống dịch cộng đồng ở Odessa, cho biết là địa phương tập trung đông người Việt (hơn 3.000 người) với hai khu đô thị Làng Sen và Sorsa, hiện mỗi ngày tại Odessa đều ghi nhận có người Việt nhiễm bệnh và có trường hợp phải nhập viện. Ban phòng chống dịch cộng đồng, được thành lập từ tháng 3 năm ngoái sau khi đại dịch bùng phát ở Ukraine, đã trở thành "cầu nối" giúp bà con nhập Bệnh viện Truyền nhiễm Odessa, là bệnh viện tốt nhất chữa COVID-19 ở tỉnh này với các dịch vụ có chất lượng cao.
Ông Nguyễn Văn Hùng, thành viên tích cực nhất của Ban phòng chống dịch, cho biết Hội người Việt Nam tỉnh Odessa từ lâu đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với Bệnh viện Truyền nhiễm của tỉnh, chính vì thế mà suốt đợt đại dịch này, hội có thể chủ động liên hệ để được các bác sĩ giỏi tư vấn, thăm khám kịp thời khi cần thiết. Ban phòng chống dịch cũng lưu hồ sơ từng trường hợp bà con trong cộng đồng nhiễm COVID-19.
Với tinh thần ứng phó nhanh, hiệu quả, Ban phòng chống dịch đã lập các tổ phản ứng nhanh, yêu cầu các bà con thông báo định kỳ (sáng - tối) thân nhiệt và nồng độ oxy trong máu; người nào có vấn đề như sốt cao đều được liên hệ để nhập viện điều trị kịp thời. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, chăm sóc tận tình của Hội người Việt Nam ở tỉnh Odessa và Ban phòng chống dịch, tinh thần của bà con người Việt vững vàng, phấn khởi hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu đại dịch. Ông Hải Anh không giấu được niềm vui: "Tôi với anh Hùng rất hay được bà con gọi điện... bà con rất yên tâm".
Nói chuyện với bà Chu Thị Thiết, vợ bệnh nhân người Việt nặng nhất ở Odessa là ông Đỗ Văn Sinh, 68 tuổi, có bệnh nền và điều trị trong bệnh viện đã hơn một tháng, bà Thiết cho biết cả hai vợ chồng bà cùng mắc COVID-19. Ông Sinh nhập viện ngày 26/2 còn bà nhập viện ngày 7/3. Với tâm trạng xúc động, bà chia sẻ cả hai vợ chồng đã được bà con cộng đồng, Ban phòng chống dịch đặc biệt quan tâm và các bác sĩ chăm sóc tận tình. Thời điểm đầu tháng 3, bệnh tình của ông Sinh trở nặng, bà cũng nằm viện. Hằng ngày, đại diện Ban phòng chống dịch thường xuyên gọi điện cho bà để hỏi han tình hình, có khi nửa đêm, lúc 2,3 giờ sáng, khi nào bà cần là đều trao đổi được, rồi trực tiếp liên lạc với bác sĩ, vận dụng mọi nguồn lực để có thể tìm phương án chữa trị hiệu quả nhất. Giờ ông Sinh đã qua giai đoạn nguy kịch. Bà Thiết bồi hồi tâm sự gia đình bà được cộng đồng người Việt ở các thành phố giúp đỡ nhiệt tình cả về kinh tế, vật chất và tình cảm, "cả từ thành phố Kharkov và Odessa, rồi anh em xa gần".
Tương tự như gia đình bà Thiết, cả hai vợ chồng ông Đặng Xuân Tiếu cũng phải nhập viện điều trị COVID-19 và ông mới ra viện cách đây 2 tuần sau 15 ngày nằm viện. "Trong hoạn nạn mới biết cộng đồng quan trọng như thế nào - ông Tiếu bộc bạch. Theo ông, lãnh đạo Hội người Việt Nam ở tỉnh Odessa là "những người không chỉ quá tốt" mà còn biết lo xa, có kinh nghiệm, đã giúp đỡ bà con cộng đồng người Việt mắc bệnh được chữa trị, nhập viện kịp thời.
Có thể nói rằng trên đất nước Ukraine, ở đâu có người Việt sinh sống, ở đó nghĩa cộng đồng được thể hiện rõ rệt trong giai đoạn đại dịch. Nếu ở Odessa có mô hình Ban phòng chống dịch cộng đồng, thì ở thủ đô Kiev có "Quỹ phòng chống dịch bệnh COVID-19", ở Kharkov, nơi có đông người Việt tại Ukraine nhất, có nhóm "Tương trợ người Việt Ukraine" và "Tổ phiên dịch tình nguyện"...
Ông Hồ Sỹ Trúc, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam thành phố Kiev, cho biết hội người Việt tại đây đã lập nhóm để hỗ trợ bà con mắc bệnh nhập viện, lập nhóm phiên dịch... Đặc biệt, cộng đồng Việt Nam từ hơn 1 năm nay đã đóng góp tích cực cho quỹ chống COVID-19 của các bệnh viện ở Ukraine, trao tặng khẩu trang..., chia sẻ khó khăn với nước bạn trong giai đoạn chống dịch, lan tỏa những phẩm chất tốt đẹp của người Việt.
Có thể thấy trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành như hiện nay, nghĩa đồng bào, tinh thần tương trợ giúp đỡ của người Việt Nam ngày càng thể hiện sâu đậm hơn. Tinh thần này ngày càng được củng cố, nâng cao, trở thành điểm tựa vững chắc cho các cộng đồng người Việt xa xứ vững vàng đối phó với "con sóng dữ".
Ukraine trải qua ngày có số ca tử vong cao nhất do COVID-19 Trong 24 giờ qua, đã có thêm 289 trường hợp tử vong do mắc COVID-19 tại Ukraine. Đây là ngày có số ca tử vong cao nhất được ghi nhận tại Ukraine từ trước đến nay. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó 1 ngày, Ukraine cũng đã...