Ukraine: F-16 viện trợ không thể ‘1 đấu 1′ với Su-35 Nga
Dù F-16 từ phương Tây giúp Ukraine tăng cường sức mạnh không quân, nhưng chúng vẫn khó có thể đối đầu trực tiếp với Su-35 của Nga.
Hạn chế về công nghệ, số lượng và hậu cần khiến những chiến đấu cơ này khó có thể thay đổi cục diện chiến trường.
Máy bay chiến đấu F-16 của Bỉ tại căn cứ quân sự Melsbroek, ngày 28/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga bước sang năm thứ ba, ưu thế trên không vẫn là yếu tố then chốt quyết định cục diện chiến trường. Tuy nhiên, theo trang tin quân sự Bulgarianmilitary.com ngày 11/3, những tuyên bố mới đây của Yuriy Ignat, cựu phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine, đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của các máy bay F-16 do phương Tây viện trợ trong việc đối đầu trực tiếp với Su-35, niềm tự hào của không quân Nga .
Theo ông Ignat, những chiếc F-16 được chuyển giao cho Ukraine là các phiên bản cũ, thiếu công nghệ tiên tiến cần thiết để sánh ngang với Su-35. Ông Ignat nhấn mạnh rằng, dù F-16 là một bổ sung quan trọng cho kho vũ khí của Ukraine, chúng vẫn chưa đủ khả năng thách thức sự thống trị trên không của Nga.
Tính đến đầu năm 2025, Ukraine đã nhận được khoảng 20 máy bay F-16 từ các nước như Hà Lan , Đan Mạch và có thể cả Mỹ. Dù con số chính xác vẫn chưa được công bố do lo ngại an ninh, các nguồn tin cho biết Hà Lan cam kết chuyển giao 24 máy bay, trong khi Đan Mạch hứa cung cấp 19 máy bay. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là các phiên bản cũ, đã ngừng hoạt động tại các nước tài trợ và được tân trang lại trước khi chuyển giao.
Su-35: Ưu thế vượt trội về công nghệ và số lượng
Su-35, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Nga, được trang bị hệ thống radar Irbis-E tiên tiến, tên lửa tầm xa R-77 và động cơ đẩy vector, cho phép nó thực hiện các thao tác cơ động phức tạp và tấn công từ khoảng cách an toàn. Với tốc độ tối đa khoảng 2.400 km/giờ và bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km, Su-35 vượt trội hơn hẳn F-16 về cả khả năng tác chiến và hỏa lực.
Video đang HOT
Nga hiện vận hành hơn 100 chiếc Su-35, một con số áp đảo so với số lượng F-16 mà Ukraine sở hữu. Sự chênh lệch này không chỉ nằm ở số lượng mà còn ở khả năng bảo trì và hậu cần. Trong khi Nga có chuỗi cung ứng trong nước, Ukraine phụ thuộc vào hỗ trợ nước ngoài, điều này làm giảm hiệu quả triển khai và duy trì phi đội bay.
Trong khi đó, phần lớn F-16 mà Ukraine nhận được là các phiên bản A/B hoặc C/D sản xuất từ những năm 1970-1990, được nâng cấp một phần nhưng vẫn thiếu các công nghệ hiện đại như radar AESA hay tính năng tàng hình. Vũ khí đi kèm cũng là các phiên bản cũ của tên lửa AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, với tầm bắn ngắn hơn so với R-77 của Nga.
Một hạn chế lớn khác là đào tạo phi công. Dù các phi công Ukraine đã trải qua chương trình huấn luyện tại Mỹ và châu Âu, họ vẫn cần thời gian để làm quen với nền tảng hoàn toàn khác biệt so với các máy bay MiG và Sukhoi thời Liên Xô.
Kể từ khi được triển khai vào năm 2024, F-16 chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ phòng thủ, như đánh chặn thiết bị bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga. Một thành công đáng chú ý là vào tháng 1/2025, khi một phi công Ukraine bắn hạ 6 tên lửa hành trình trong một phi vụ. Tuy nhiên, vai trò của F-16 trong không chiến trực tiếp vẫn còn hạn chế.
Theo các nhà phân tích, Ukraine đang áp dụng chiến lược thận trọng, ưu tiên bảo toàn lực lượng và sử dụng F-16 cho các nhiệm vụ có tác động lớn thay vì đối đầu trực tiếp với Su-35. Cách tiếp cận này phản ánh thực tế rằng F-16 là nguồn tài nguyên khan hiếm và không thể dễ dàng thay thế.
Dù F-16 đã củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine, nhưng đạt được sự ngang bằng trên không với Nga vẫn còn là khoảng cách xa. Các chương trình đào tạo phi công và việc chuyển giao thêm máy bay F-16 từ Đan Mạch, Hà Lan trong những tháng tới có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.
Tuy nhiên, liệu phương Tây có sẵn sàng cung cấp các phiên bản F-16 hiện đại hơn hay không vẫn là một câu hỏi mở. Trong khi đó, tuyên bố của ông Ignat nhắc nhở rằng, dù F-16 là biểu tượng cho cam kết của phương Tây, chúng không phải là “viên đạn bạc” có thể thay đổi cục diện xung đột.
F-16 Ukraine ngày càng nguy hiểm hơn
Các máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây cung cấp cho Kiev đang được Không quân Ukraine triển khai thực hiện những nhiệm vụ ngày càng nguy hiểm hơn.
Một máy bay chiến đấu F-16 của NATO (Ảnh: NATO Flickr).
Các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine - được trang bị những tên lửa không đối không, bom lượn chính xác và hệ thống gây nhiễu radar thuộc loại tốt nhất - ngày càng tham gia nhiều hơn vào sứ mệnh tấn công các mục tiêu của Nga dọc theo chiến tuyến dài hơn 1.000km giữa hai nước.
Trước đây, F-16 Ukraine thường chỉ thực hiện các nhiệm vụ tương đối an toàn là đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga.
Tuy nhiên, nhiều hình ảnh và video xuất hiện gần đây cho thấy, các máy bay F-16 thế hệ cũ mà một số quốc gia thành viên NATO cung cấp cho Ukraine đã hoạt động ở cả những khu vực phía Đông nguy hiểm nhất đất nước.
Trong đó, một số F-16 được trang bị vũ khí cho nhiệm vụ tuần tra phòng không với tên lửa dẫn đường hồng ngoại AIM-9 và tên lửa dẫn đường radar AIM-120 cùng 3 thùng nhiên liệu treo dưới cánh và bụng để nối dài tầm bay.
Một số F-16 khác mang theo những thiết bị dành cho các cuộc không kích nguy hiểm hơn: 2 giá treo mang theo 8 quả bom đường kính nhỏ nặng 113kg và một hệ thống đối kháng điện tử AN/ALQ-131 ở giữa, cùng với 4 tên lửa không đối không và 2 thùng nhiên liệu phụ.
Với cấu hình này, F-16 có thể tấn công các mục tiêu của Nga cả trên không và dưới mặt đất ở khoảng cách hàng chục km, đồng thời có khả năng phát hiện và gây nhiễu radar cũng như hệ thống tên lửa đất đối không của Nga.
Hệ thống AN/ALQ-131 ECM là một khả năng mới và quan trọng đối với Không quân Ukraine vì lực lượng này đã tham chiến từ tháng 2/2022 nhưng chưa được trang bị khí tài gây nhiễu trên không đáng kể nào.
Sự thiếu hụt đó khiến các máy bay chiến đấu Ukraine phải hứng chịu hỏa lực tên lửa Nga, gây tổn thất nặng nề ngay từ đầu.
85 chiếc F-16 mà Ukraine nhận được từ Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ được trang bị tốt hơn nhiều so với lực lượng máy bay chiến đấu MiG và Sukhoi của Kiev từ thời Liên Xô.
Ngoài các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-131, F-16 còn có tùy chọn mang theo Hệ thống đối kháng điện tử tích hợp (PIDS) và Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp trên giá treo (ECIPS).
PIDS phóng ra các mảnh kim loại và mồi bẫy nhiệt để đánh lừa tên lửa phòng không dẫn đường bằng radar và hồng ngoại đang bay tới.
ECIPS có các hệ thống phòng thủ thụ động để bổ sung cho các mảnh kim loại và mồi bẫy nhiệt chủ động, gồm cả thiết bị gây nhiễu AN/ALQ-162 để vô hiệu hóa radar trên mặt đất và hệ thống cảnh báo tên lửa AN/AAR-60 nhằm kích hoạt các hệ thống phòng thủ thụ động.
Tất nhiên, những hệ thống bảo vệ này chưa thể làm cho F-16 trở nên "bất khả xâm phạm". Không quân Ukraine đã mất một chiếc F-16 trong số khoảng 16 máy bay mà họ nhận được từ Đan Mạch và Hà Lan.
Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga Hà Lan đã cho phép Ukraine sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 mà họ cung cấp để tấn công vào những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ nước Nga. Máy bay chiến đấu F-16 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine). Không quân Ukraine vừa nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phương Tây với sự xuất hiện của hai...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị kết án 13 năm tù vì tội tham nhũng

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn lên tiếng sau khi bị đình chỉ chức vụ

50.000 quân Nga đánh giáp lá cà, Ukraine phản đòn ở vành đai lửa Sumy

Lý do ông Putin ban hành Luật bảo vệ tiếng Nga

Tổng tư lệnh Ukraine ra mệnh lệnh khẩn cấp sau làn sóng tấn công của Nga

Tổng thống Trump úp mở biện pháp cứng rắn với tỷ phú Musk

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy giải cứu 87 người tại Địa Trung Hải

Tiêm kích F-16 thứ 4 bị rơi: Ukraine vào thế "ngồi trên đống lửa"

Nga áp dụng chiến thuật tấn công mới, phòng không Ukraine gặp khó

Chính quyền hai cấp ở Israel: Kết hợp hiệu quả giữa quản trị trung ương và địa phương

Tình huống chưa có tiền lệ khi Thủ tướng Thái Lan bị tạm đình chỉ chức vụ
Có thể bạn quan tâm

Xót xa nữ diễn viên từng ngủ ngoài công viên, chạy xe công nghệ kiếm sống
Nhạc việt
22:56:57 01/07/2025
Giọng hát của thành viên này sẽ phá hỏng tour diễn sắp tới của BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
22:36:29 01/07/2025
Lật xe chở keo, một thiếu niên tử vong
Tin nổi bật
22:20:16 01/07/2025
"Ông xã Katy Perry" lại có tuyên bố gây khó chịu sau 3 ngày cặp kè 2 em tại đám cưới tỷ phú Jeff Bezos
Sao âu mỹ
22:15:52 01/07/2025
Khởi tố một phóng viên tạp chí cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp
Pháp luật
22:13:14 01/07/2025
Ứng xử gây tranh cãi, vì sao Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam?
Sao việt
22:06:48 01/07/2025
Diễn viên Lee Seo Yi đột ngột qua đời, nguyên nhân chưa được làm rõ
Sao châu á
22:04:42 01/07/2025
Chồng gọi đến phòng công chứng, tôi sửng sốt khi biết phải ký giấy tờ gì
Góc tâm tình
21:50:27 01/07/2025
Dung nhan 'chân dài' 17 tuổi cao 1m9 của bóng chuyền Việt Nam
Sao thể thao
21:36:20 01/07/2025
Thiết lập hàng rào kiểm duyệt nội dung cho thương mại điện tử
Thế giới số
21:34:50 01/07/2025