Ukraine dừng cho lính nữ duyệt binh bằng giày cao gót
Quân đội Ukraine xem xét cải tiến trang phục nữ binh sĩ, sau khi hình ảnh họ đi giày cao gót duyệt binh vấp phải chỉ trích dữ dội.
Tranh cãi nổ ra hồi tuần trước khi Bộ Quốc phòng Ukraine công bố ảnh các nữ học viên quân sự tập duyệt binh kỷ niệm 30 năm ngày nước này tách khỏi Liên Xô. Các nữ binh sĩ này mặc quân phục ngụy trang, đi giày cao gót màu đen tập các động tác điều lệnh đội ngũ.
Những hình ảnh đó đã khiến nhiều người Ukraine, bao gồm các nữ nghị sĩ, nổi giận và chỉ trích quân đội nước này phân biệt giới tính, có tư duy “thời trung cổ”.
“Khó lòng tưởng tượng ra được ý tưởng ngớ ngẩn và tai hại hơn thế”, nữ nghị sĩ đối lập Inna Sovsun viết trên Facebook và cảnh báo việc duyệt binh với giày cao gót sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ “vì định kiến rằng họ là những búp bê xinh đẹp”.
Phẫn nộ lên đến đỉnh điểm vào ngày 2/7, khi các nữ nghị sĩ mang giày cao gót vào quốc hội Ukraine và đặt chúng trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Andriy Taran. Một nghị sĩ đề nghị ông Taran đi đôi giày cao gót kiểu này trong lễ duyệt binh kỷ niệm 30 năm Ukraine độc lập, dự kiến diễn ra ngày 24/8.
Nữ binh sĩ Ukraine đi giày cao gót tập duyệt binh. Ảnh: BQP Ukraine .
Các thành viên nội các Ukraine cũng chỉ trích kế hoạch trên của quân đội. “Mục đích của các cuộc duyệt binh là phô diễn năng lực quân đội. Không nên dành chỗ cho định kiến và phân biệt giới tính”, theo tuyên bố chung của ba thành viên nội các Ukraine, bao gồm Bộ trưởng Cựu chiến binh Yulia Laputina.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Ukraine từ chối bình luận về những lời chỉ trích. Trong bài đăng trên Facebook ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết giày cao gót nằm trong điều lệnh về trang phục được áp dụng từ năm 2017 tại nước này, đồng thời đăng ảnh các nữ binh sĩ ở nước khác, gồm thành viên quân đội Mỹ, đi giày cao gót trong những sự kiện quân sự.
Tuy nhiên, bộ này có vẻ xuống nước sau khi Bộ trưởng Taran nói chuyện với các nữ học viên tại một học viện quân sự ở Kiev. Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 3/7 ra tuyên bố thừa nhận giày cao gót “không thuận tiện” cho nữ binh sĩ khi duyệt binh.
Taran cho biết sẽ xem xét việc cấp phát loại giày “cải tiến và tiện dụng” trong “thời gian ngắn nhất có thể”, song không nói rõ có phải trước lễ duyệt binh vào tháng 8 hay không.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết nếu việc thử nghiệm các mẫu giày “diễn ra tốt đẹp”, chúng sẽ được cấp phát cho toàn bộ nữ binh sĩ của nước này. Bộ trưởng Taran nói các quan chức quốc phòng cao cấp cũng sẽ xem xét cải thiện chất lượng quần áo lót và quân phục cho các nữ binh sĩ.
Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quân đội Ukraine, đặc biệt giữa lúc nổ ra xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông nước này.
Ukraine cho phép phụ nữ phục vụ tại những đơn vị trực chiến sau khi Nga sáp nhập bán đảo Ukraine năm 2014. Phụ nữ đang chiếm 15% quân số của Ukraine, cao gấp đôi thời điểm nổ ra xung đột vũ trang tại nước này cách đây 7 năm, trong đó hơn 13.000 nữ binh sĩ đã tham chiến.
Một nam binh sĩ Ukraine đi giày cao cổ đế bằng giám sát các nữ học viên quân sự tập duyệt binh với giày cao gót. Ảnh: BQP Ukraine .
Trong tuyên bố chung của mình, ba bộ trưởng Ukraine cho rằng các nữ binh sĩ nước này “chứng tỏ giá trị của bản thân không phải bằng giày cao gót mà bằng súng máy”. Trong lúc ngày càng nhiều phụ nữ gia nhập quân đội Ukraine, nhiều người chỉ trích lực lượng này chậm cấp phát trang bị phù hợp cho họ.
Một báo cáo năm 2016 về bình đẳng giới ở Ukraine cho thấy các nữ binh sĩ nước này “khi chiến đấu thường mặc quân phục và đi giày của nam giới, vốn gây ra tình trạng không thoải mái và không đúng cỡ”. Báo cáo cũng cho biết định kiến giới vẫn phổ biến trong quân đội Ukraine.
Maria Berlinska, một nhà hoạt động Ukraine tham gia thực hiện báo cáo năm 2016, cho biết cơn phẫn nộ của dư luận trước ảnh chụp các nữ binh sĩ đi giày cao gót tập duyệt binh là “phản ứng lành mạnh”.
“Các nữ binh sĩ duyệt binh với giày cao gót có thể làm vui lòng chỉ huy trên khán đài, nhưng họ cũng đang đổ xương máu như đồng nghiệp nam trên chiến trường với đôi giày tác chiến cao cổ”, Berlinska viết.
Máy bay Nga diễn tập ném bom tàu chiến
Chiến đấu cơ Nga diễn tập ném bom tàu chiến trên Biển Đen trong bối cảnh mâu thuẫn với phương Tây về các cuộc tập trận của NATO ở khu vực.
Hạm đội Biển Đen của Nga ngày 3/7 cho biết các máy bay chiến đấu thuộc không quân và quân khu phía nam đã tham gia cuộc diễn tập. "Các phi đội... thực hiện những chuyến bay huấn luyện trên Biển Đen, thực hành tấn công tên lửa và ném bom tàu chiến mô phỏng của đối phương", hãng thông tấn RIA dẫn thông báo từ hạm đội.
Góp mặt trong cuộc diễn tập có tiêm kích đa nhiệm Sukhoi Su-30SM, oanh tạc cơ Sukhoi Su-24M, máy bay tiêm kích - ném bom Sukhoi Su-34 và tiêm kích Sukhoi Su-27.
Máy bay ném bom Sukhoi Su-24M bay theo đội hình trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng bên trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga, ngày 9/5/2016. Ảnh: Reuters.
Hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ukraine và các đồng minh cũng đang tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn Sea Breeze trên Biển Đen.
Cuộc tập trận dự kiến kéo dài hai tuần, với 5.000 quân nhân từ NATO và các đồng minh khác, khoảng 30 tàu và 40 máy bay, trong đó có cả tàu khu trục tên lửa USS Ross và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia.
Moskva đã kêu gọi hủy bỏ những cuộc tập trận này và Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ phản ứng để bảo vệ an ninh quốc gia nếu cần thiết.
Nga tuần trước điều tàu tuần tra và máy bay quân sự xua đuổi tàu khu trục HMS Defender của Anh khi nó tiến vào vùng biển 12 hải lý quanh bán đảo Crimea.
Quân đội Nga cáo buộc HMS Defender tiến vào sâu 3 km trong lãnh hải nước này ở ngoài khơi Mũi Fiolent trên bán đảo Crimea. "Chúng tôi đã cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu họ xâm phạm biên giới Nga, nhưng tàu Anh không phản ứng. Một tàu tuần tra Nga bắn cảnh cáo, sau đó cường kích Su-24 thả 4 quả bom trên đường đi của tàu khu trục. Chiến hạm này đã rời đi ngay sau những phát bắn cảnh cáo", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn.
Bộ Quốc phòng Anh bác thông tin, khẳng định không có phát súng cảnh cáo hay quả bom nào được ném gần chiến hạm của nước này.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý, động thái không được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Anh và nhiều nước phương Tây cho rằng Crimea vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine.
Nga thường xuyên chỉ trích các chuyến thăm Biển Đen của chiến hạm NATO, gọi đây là hành vi gây bất ổn. Các vụ chạm trán liên quan đến chiến hạm và máy bay quân sự gần biên giới Nga không phải hiếm, song thường không dẫn đến nổ súng.
Máy bay Nga diễn tập ném bom tàu chiến địch giữa lúc NATO tập trận Máy bay và tàu chiến Nga đã tập trận phóng tên lửa và ném bom nhắm vào tàu đối phương tại biển Đen trong lúc NATO cũng đang tập trận quy mô lớn tại đây. Máy bay Su-24 Nga trong một cuộc tập trận ném bom . Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA Hạm đội biển Đen của hải quân Nga ngày 3.7 thông...