Ukraine đưa quân NATO đến gần biên giới Nga
Từ ngày 15 đến ngày 26 tháng 9, NATO sẽ tổ chức cuộc tập trận “Cây đinh ba” (“Rapid Trident”) tại Ukraine.
Quyết định này được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales hôm 4 tháng Chín. Quân nhân của 15 nước thành viên NATO sẽ tiến vào lãnh thổ nước láng giềng với Nga.
“Kế hoạch chuẩn bị hành động” của NATO được thiết kế nhằm tăng cường hoạt động của lực lượng quân phản ứng nhanh với sự tham gia của khoảng 4000 binh sĩ từ các đơn vị đặc nhiệm động cao. NATO cũng muốn mở rộng các đơn vị hàng không tại Estonia. Đồng thời tàu khu trục thứ ba của Hoa Kỳ sẽ đi vào Biển Đen.
Cuộc tập trận tới đây của NATO ở Ukraine sẽ là một sự kiện gây căng thẳng thêm cho tình hình.
Mở rộng hiện diện của không quân và hải quân gần biên giới Nga sẽ củng cố kế hoạch lập ra 5 căn cứ NATO trên đất liền Đông Âu. Tất cả những hoạt động này nhằm tăng cường công khai đối đầu và làm trầm trọng thêm mối đe dọa quốc gia của LB Nga. Tất nhiên, Nga sẽ buộc phải trả đũa những hành động của NATO. Chuyên gia Victor Baranez cho biết:
“NATO đang cố gắng gây tổng áp lực đối với Nga, vì vậy khối này đã hành động và cư xử để có lợi cho liên minh. Điều mà NATO được lợi nhất là làm sao để Nga không còn bất kỳ ảnh hưởng nào đến tình hình ở Ukraine, sao cho tình hình phát triển theo kịch bản của NATO, chứ không phải của Nga. Trong tất cả những điều này có rất nhiều xảo quyệt, đạo đức giả, dối trá và hành động khiêu khích. Hiện nay đang giải quyết một vấn đề lịch sử có ý nghĩa toàn cầu là không thể đơn cực. Chính bởi vậy Ukraine đang trở thành sân chơi mà NATO đang cố gắng khẳng định học thuyết ưu thế toàn cầu của mình, để ngăn chặn Nga trở thành một trong những lực lượng của một thế giới đa cực”.
Cuộc tập trận của NATO trên lãnh thổ Ukraine trong các điều kiện khi mà nước này thực sự đang tham gia vào một cuộc nội chiến quả là mối đe dọa công khai. Trước hết, đó là mối đe dọa đối với sự ổn định ở châu Âu. Điều này cũng chính là sự thử thách bản lĩnh chính trị cứng rắn và tầm nhìn của Moskva. Đồng thời, khá nực cười để nói rằng điều đó có thể đe dọa Nga. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga Sergei Mikhailov nói:
“Tất nhiên, máy bay tại Estonia hoặc ba tàu chiến đi vào Biển Đen, hoặc các cuộc tập trận của phương Tây tại Ukraina đều không thể ảnh hưởng tới quan điểm của các nhà lãnh đạo quân sự-chính trị Nga về cuộc xung đột Ucraine. Đó là chuyện rõ ràng. Đơn giản là Barack Obama cần phải thể hiện rằng ông là một tổng thống mạnh mẽ. Trong ý nghĩa này, NATO đã không nghĩ ra được bất cứ điều gì tốt hơn ngoài việc phô trương sức mạnh của mình, trong khi có thể nói thẳng ra “cơ bắp khá yếu ớt”. Điều này rất có thể được thiết kế cho chính nội bộ NATO, đó là cách để xoa dịu tâm thế cuồng nộ của những giới nhất định nào đó ở các nước vùng Baltic, chứ không hẳn là nỗ lực thực sự để tìm cách gây ảnh hưởng đến Nga. Đó là những chuyện vô ích. Tôi nghĩ rằng người Mỹ hoàn toàn hiểu được điều này”.
Hội nghị thượng đỉnh NATO rõ ràng là đã chuyển vector mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Châu Âu với Nga. Hơn nữa, hội nghị đã bật đèn xanh cho EU đưa ra lệnh trừng phạt mới chống Nga. Đồng thời, khối cũng khẳng định với Kiev là sẽ ủng hộ tổng thống Ukraina và phân bổ viện trợ quân sự cho Petro Poroshenko. Moskva sẽ tự hiểu nên chơi với bạn nào. Trong khi đó, những lời đề nghị của NATO về Ukraina có thể sẽ đưa ra tín hiệu sai lầm “cuộc chiến đảng phái” ở Kiev, đã gây ra một cuộc nội chiến ở miền Đông.
NATO đã từng luôn luôn khoát phản đối việc cung cấp viện trợ quân sự cho một bên tham gia xung đột vũ trang. Vậy mà ở xứ Wales, các thành viên NATO hứa sẽ ủng hộ Kiev thiết bị và phụ kiện “sát thương hay phi sát thương”. Chính phủ phân bổ 15 triệu để tăng cường củng cố các cơ quan thực thi . Đây là một sự khích lệ trực tiếp đối với các hoạt động quân sự ở phía đông. Và cũng có một lý do khác cho lực lượng dân quân ở miền đông Ukraina nghi ngờ sự chân thành trong báo cáo Poroshenko, người đã trở thành tổng thống “của mình” trong NATO, về sự khởi đầu của “chuyến leo thang khủng hoảng”.
Tổng thống Poroshenko chính thức công bố rằng ngày 5 tháng 9 Kiev sẽ đưa ra lệnh ngừng bắn. Nếu quân đội Ukraine thực sự ngừng pháo kích các thành phố Đông Ukraine, về phần mình, lực lượng dân quân nổi dậy cũng công bố sẵn sàng chấm dứt chiến tranh. Có một cơ hội đang mở ra để ngăn chặn đổ máu. Tất nhiên, trừ khi tín hiệu đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO không truyền cảm hứng cho “bên chiến tranh” tại Kiev, một lần nữa phá vỡ tất cả các thỏa thuận và làm gián đoạn quá trình phôi thai xóa bỏ khủng hoảng leo thang.
Theo Tiếng nói nước Nga