Ukraine đối mặt với ‘một trong những cuộc tấn công mạnh nhất’ của Nga
Trong bối cảnh Nga đẩy mạnh các cuộc tấn công trên bộ và không kích ở khu vực Donbas, Ukraine không chỉ phải đối phó với sự thiếu hụt nhân lực và vũ khí mà còn lo ngại rằng diễn biến bầu cử tổng thống Mỹ có thể tác động đến chính sách hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Binh sĩ Nga trong cuộc giao tranh với các lực lượng Ukraine ở vùng Donbass. Ảnh: Sputnik
Theo kênh CNN (Mỹ) và tờ Kyiv Post (Ukraine) ngày 3/11, tình hình chiến sự tại Ukraine đang trở nên căng thẳng khi Tổng tư lệnh quân đội nước này Oleksandr Syrskyi cảnh báo các lực lượng Ukraine đang phải đối mặt với “một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Nga” kể từ khi xung đột nổ ra.
Tướng Syrskyi thừa nhận tình hình ở tiền tuyến “vẫn còn khó khăn” và một số khu vực “cần liên tục bổ sung nguồn lực cho các đơn vị Ukraine”.
Hãng tin Reuters cũng đưa tin, dựa trên dữ liệu nguồn mở, Nga đang tiến triển với tốc độ nhanh nhất trong ít nhất một năm qua tại khu vực Donbas phía Đông Ukraine.
Trong những diễn biến mới nhất, Nga ngày 3/11 tuyên bố đã chiếm được hai khu định cư ở vùng Donetsk là Kurakhivka và Vyshneve. Đặc biệt, Vyshneve nằm cách Pokrovsk chưa đầy 6km – một trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine và là mục tiêu chính trong chiến dịch tấn công của Nga.
Kiev không bình luận ngay về tuyên bố này, nhưng Bộ Tổng tham mưu Ukraine trong bản cập nhật hàng ngày đã thừa nhận rằng lực lượng Nga đã tiến hành 19 cuộc tấn công vào khu vực Pokrovsk. Báo cáo cho biết thêm rằng “tình hình nóng nhất” xảy ra gần thị trấn công nghiệp Kurakhove.
Video đang HOT
Bên cạnh các cuộc tấn công trên bộ, Nga cũng đẩy mạnh các đợt không kích. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, chỉ trong một đêm, Nga đã tiến hành hơn 50 cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV). Trong tuần qua, Nga đã thả hơn 900 quả bom, phóng khoảng 30 tên lửa và gần 500 UAV vào nhiều khu vực của Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Quân đội nước này không chỉ thiếu hụt nhân lực mà còn đang gặp khó khăn về trang thiết bị và vũ khí. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố gói viện trợ mới trị giá 425 triệu USD, nhưng vẫn chưa rõ thời điểm các trang thiết bị trong gói này sẽ đến nơi và liệu chúng có tạo ra sự khác biệt trên chiến trường hay không.
Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 cũng là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến tương lai của Ukraine. Trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris dự kiến sẽ tiếp tục các chính sách ủng hộ của chính quyền Biden, ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump đã gợi ý rằng ông sẽ giảm và thậm chí là chấm dứt hỗ trợ cho Kiev.
Trước tình hình này, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ từ phương Tây. Ông cảnh báo rằng Nga đang dần gia tăng các hoạt động quân sự và chỉ ra rằng nhiều thành phần trong vũ khí của Nga được cung cấp từ các công ty ở Trung Quốc, châu Âu và cả Mỹ.
Mỹ nêu điều kiện cho Ukraine toàn quyền sử dụng vũ khí
Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với Ukraine về việc sử dụng vũ khí viện trợ nếu Triều Tiên thực sự triển khai lực lượng quân sự đến hỗ trợ Nga, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Reuters ngày 28/10 đưa tin, Lầu Năm Góc ước tính, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 quân nhân đến Nga để huấn luyện.
"Một phần trong số những người lính này đã tiến đến gần Ukraine hơn, chúng tôi ngày càng lo ngại Nga có ý định sử dụng những binh sĩ này trong tác chiến, hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine tại vùng Kursk gần với biên giới Ukraine", người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói.
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các đơn vị quân sự Triều Tiên đã được triển khai đến vùng Kursk của Nga.
Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine tuần trước cho biết, các đơn vị quân sự đầu tiên của Triều Tiên đã được triển khai đến Kursk. Kiev kêu gọi các đồng minh hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
"Điểm mấu chốt: hãy lắng nghe Ukraine. Giải pháp: dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa của chúng tôi chống lại Nga ngay bây giờ", Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha kêu gọi trên X.
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, cho biết chỉ các biện pháp trừng phạt sẽ không đủ để đáp trả. Ông nói thêm rằng Kiev cần "vũ khí và một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn kịch bản Triều Tiên hỗ trợ quân sự Nga".
Tuy vậy, Lầu Năm Góc chưa xác nhận thông tin Triều Tiên triển khai quân đến Kursk hay các khu vực chiến tuyến ở Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc chỉ nói: "Có khả năng là họ đang di chuyển theo hướng Kursk".
Cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ thông tin triển khai lực lượng quân sự trên, song cũng nhấn mạnh nếu kịch bản như vậy xảy ra cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
Kể từ khi 2 nhà lãnh đạo Nga, Triều Tiên gặp nhau ở vùng Viễn Đông năm ngoái, 2 bên đã nâng cấp quan hệ quân sự và ký hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung.
Về việc Mỹ và các đồng minh có thể dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào đất Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cảnh báo Moscow sẽ có nhiều biện pháp đối phó.
"Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét cách ứng phó với các cuộc tấn công tầm xa có thể xảy ra vào lãnh thổ Nga, họ sẽ đưa ra một loạt phản ứng", chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin cho biết hiện vẫn còn sớm để tiết lộ chính xác cách thức, thời gian và địa điểm Nga sẽ đáp trả, nhưng Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu các cuộc tấn công tầm xa được tiến hành vào lãnh thổ Nga.
Theo ông, chỉ quân nhân từ các nước NATO mới có thể vận hành các thiết bị mà Ukraine muốn sử dụng vì Kiev không có đủ chuyên gia cần thiết.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga cũng nêu rõ, sự tham gia trực tiếp của các nước phương Tây sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột và Moscow sẽ buộc phải đưa ra quyết định dựa trên những mối đe dọa có thể tạo ra đối với Nga.
Tổng thống Putin lên tiếng về hợp tác quân sự với Triều Tiên Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga và Triều Tiên có thể tự quyết định việc áp dụng điều khoản hỗ trợ quân sự lẫn nhau theo hiệp ước chung. Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Nga năm 2019 (Ảnh: AFP). Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1 hôm 25/10, Tổng thống Vladimir...