Ukraine đổ bêtông lên 4 lò phản ứng ở Chernobyl
Ukraine đang tiến hành phủ bêtông lên trên khu vực bốn lò phản ứng để đảm bảo an toàn cho vùng Chernobyl. Sự kiện này diễn ra khi nước này tổ chức 26 năm thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử Chernobyl.
Hối thúc tất cả các nước phải hết sức thận trọng với năng lượng hạt nhân, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych ngày 26-4 bày tỏ lời cảm ơn với các nhà tài trợ đã giúp đỡ nước này xây dựng một lớp chắn mới, an toàn hơn đối với các lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl.
Cụ bà Valentina Lopatyuk, 79 tuổi, khóc bên mộ con trai Viktor Lopatyuk, qua đời khi 29 tuổi trong thảm họa Chernobyl 1986, ở nghĩa trang Mitino, Matxcơva – Ảnh: AP
Theo dự án đó, một lớp bêtông mới sẽ được phủ lên bốn lò phản ứng hạt nhân Chernobyl. Dự án đã được khởi công và dự kiến hoàn tất vào năm 2015. Một lớp bêtông cốt thép mái cong khổng lồ sẽ che phủ toàn bộ những gì còn lại của các lò phản ứng.
Kiến trúc này nặng tổng cộng 20.000 tấn. Chỉ sau khi khối bêtông được hoàn thành, công việc hết sức nguy hiểm là thu dọn rác thải xung quanh nhà máy mới có thể được bắt đầu.
Video đang HOT
“Thảm họa Chernobyl nhấn mạnh rằng loài người phải hết sức thận trọng trong sử dụng các công nghệ hạt nhân – Hãng tin Mỹ AP dẫn lời ông Yanukovych – Các tai nạn hạt nhân để lại những hậu quả mang tính toàn cầu. Chúng không phải là vấn đề của chỉ một nước mà ảnh hưởng tới cuộc sống ở nhiều vùng rộng lớn”.
Ngày 26-4-1986, vụ nổ Chernobyl đã làm tung lên những đám mây phóng xạ phát tán khắp Bắc bán cầu, khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa ở những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp tại Ukraine, Belarus và miền tây Nga.
Theo lời ông Yanukovych, đã có 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Ông Yanukovych cũng cảm ơn các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết tài trợ 740 triệu euro (980 triệu USD) để xây dựng mái vòm bêtông và một cơ sở xử lý chất thải hạt nhân.
Theo Tuổi Trẻ
Nhật Bản: Đóng cửa lò phản ứng nằm trên vùng động đất
Nhà máy điện hạt nhân Tsuruga của Nhật Bản có nguy cơ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn do 2 lò phản ứng của nhà máy này nằm ngay trên đỉnh một đới đứt gãy hoạt động mạnh, thường trực nguy cơ xảy ra động đất.
Nhà máy điện hạt nhân Tsuruga
Nhà máy điện hạt nhân Tsuruga nằm về phía tây bắc trong thị trấn Fukui của Nhật Bản, với công suất 1.517 megawatt (MW).
Lần đầu tiên trong vòng hơn 40 năm qua, đất nước Nhật Bản đối mặt với việc thiếu điện sinh hoạt trong nhiều tuần do hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đang phải đóng cửa để bảo dưỡng định kỳ.
Sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái gây ra cuộc khủng hoảng rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, người dân Nhật Bản đã dần mất lòng tin vào mức độ an toàn của điện hạt nhân, đồng thời lên tiếng phản đối việc tái khởi động các lò phản ứng sau giai đoạn bảo dưỡng định kỳ.
Kết quả nghiên cứu được Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) công bố hôm 24/4 chỉ ra rằng lò phản ứng số 1 và 2 của nhà máy Tsuruga nằm ngay trên một đới đứt gãy, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra động đất bất cứ lúc nào.
Cơ quan này lo ngại việc tái khởi động 2 lò phản ứng trên sẽ tác động tới hoạt động của đới đứt gãy và khả năng tái diễn lại sự cố rò rỉ hạt nhân như tại nhà máy Fukushima.
Trong khi đó, ban điều hành nhà máy Tsuruga phủ nhận việc xuất hiện một đới đứt gãy nằm ngay bên dưới khu vực nhà máy và yêu cầu NISA tiến hành điều tra thêm để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi, điện hạt nhân vẫn được xem là nguồn năng lượng giá rẻ và an toàn, cung cấp gần 30% tổng điện năng cho Nhật Bản. Tuy nhiên giờ đây, chỉ có duy nhất 1/54 lò phản ứng còn hoạt động cho tới ngày 5/5, còn 53 lò phản ứng còn lại hiện đã ngừng hoạt động để bước vào giai đoạn bảo dưỡng.
Nhật Bản có quy định không cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên các đới đứt gãy, hoạt động trong vòng từ 120.000 - 130.000 năm, và nhà máy Tsuruga có thể sẽ phải đóng cửa vì không đủ điều kiện an toàn hoạt động.
Trước thời điểm đóng cửa để bảo dưỡng vào năm ngoái, lò phản ứng số 1 của nhà máy Tsuruga có công suất 357 MW và lò phản ứng số 2 là 1.160 MW.
Công ty năng lượng nguyên tử Nhật Bản từng có dự định xây thêm lò phản ứng số 3 và 4 tại nhà máy Tsuruga. Dự kiến vào năm 2018, mỗi tổ máy trên sẽ có công suất là 1.538 MW. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện đang phải ngừng lại do sự phản đối từ phía công chúng sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào hồi tháng 3/2011.
Ngoài ra, việc tái khởi động lò phản ứng số 1 vốn được vận hành từ năm 1970 tại nhà máy Tsuruga vẫn là một điều chưa chắc chắn mặc dù chính phủ Nhật Bản đã cho phép kéo dài thời gian hoạt động của các lò phản ứng lên 40 năm.
Trước đây, Công ty năng lượng nguyên tử Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch cho lò phản ứng số 1 của nhà máy Tsuruga "nghỉ hưu" vào năm 2016.
Theo PLXH
Nhật Bản xác nhận đủ an toàn để khởi động lại 2 lò phản ứng Việc khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện tại Nhật Bản. Ngày 13/4, Nhật Bản xác nhận sẽ khởi động lại 2 lò phản ứng hạt nhân đang bị đóng cửa sau sự cố động đất và sóng thần ở nước này hồi năm 2011 trong bối cảnh đất nước mặt trời mọc này đang...