Ukraine đề nghị thỏa hiệp với Ba Lan, Hungary và Slovakia về xuất khẩu ngũ cốc
Theo tờ Pravda của Ukraine ngày 19/9, chính phủ nước này đã đưa ra một kịch bản thỏa hiệp cho các nước láng giềng liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ảnh: Pravda
Nguồn tin trên dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nêu rõ: “ Chính phủ Ukraine đã đưa ra cho EU và các nước láng giềng một kịch bản thỏa hiệp. Chúng tôi đã trình bày với Ủy ban châu Âu một kế hoạch hành động nhằm kiểm soát xuất khẩu bốn nhóm nông sản của Ukraine”.
Ông Shmyhal cho biết cơ chế kiểm soát được đề xuất sẽ giúp ngăn chặn tác động tiêu cực đến thị trường ở các nước thành viên EU giáp với Ukraine.
Video đang HOT
Thủ tướng Shmyhal nói: “Đặc biệt, chúng tôi dự định thông qua một nghị quyết, theo đó hàng hóa xuất khẩu sang 5 nước láng giềng sẽ phải được Bộ Kinh tế Ukraine xác nhận và phê duyệt”.
Nếu không, theo ông Shmyhal, Kiev sẽ tiếp tục nộp đơn khiếu nại Ba Lan, Hungary và Slovakia lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì đã đưa ra những lệnh cấm đơn phương nhằm vào nông sản Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine sẽ bắt đầu một cuộc điều tra chống phân biệt đối xử đối với những hành động không thân thiện của các quốc gia này trong lĩnh vực thương mại dựa trên số liệu thống kê của năm 2023.
Thủ tướng Shmyhal nhấn mạnh: “Nếu Ba Lan và Hungary không đồng ý với các biện pháp đã thỏa thuận với Ủy ban châu Âu và không hủy bỏ lệnh cấm đơn phương đối với hàng hóa của chúng tôi, chúng tôi sẽ quyết định cấm nhập khẩu một số loại hàng hóa từ các nước này vào Ukraine”.
Trong khi đó, Ba Lan, Hungary và Slovakia đã phản đối Ukraine đệ đơn kiện lên WTO. Đặc biệt, ba nước tuyên bố sẽ không tham gia vào Diễn đàn điều phối của Ủy ban châu Âu liên quan đến ngũ cốc Ukraine.
Cùng ngày, WHO xác nhận Ukraine đã gửi yêu cầu tham vấn với các nước đơn phương cấm nhập khẩu nông sản Ukraine.
Ukraine kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp để khôi phục cơ sở hạ tầng
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 12/12 cho biết nước này cần hỗ trợ khẩn cấp tổng số tiền 1 tỷ USD để đưa lưới điện và hệ thống sưởi ấm trung tâm hoạt động bình thường trở lại.
Người tị nạn Ukraine nghỉ tạm tại một trường học ở Lubycza, Ba Lan, ngày 4/3/2022. Ảnh minh họa: PAP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Thủ tướng Shmyhal nhấn mạnh 50% cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này đã bị hư hại do xung đột trong những tuần gần đây.
Theo ông, quá trình khôi phục cần 3 giai đoạn, nhưng giai đoạn ưu tiên nhất hiện nay là nhanh chóng phục hồi cơ sở hạ tầng trọng yếu và ngành năng lượng để vượt qua mùa Đông này. Do đó, chi phí ước tính hỗ trợ khẩn cấp cho ngành điện là 500 triệu USD và cho các hệ thống sưởi ấm trung tâm là 500 triệu USD. Thủ tướng Shmyhal dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tính đến tháng 6 năm nay, Ukraine cần đến 349 tỷ USD cho tái thiết đất nước.
Hiện hàng triệu người ở Ukraine không có điện, nước sạch và không được sưởi ấm khi nhiệt độ giảm mạnh.
Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 18 triệu người, tương đương 40% dân số Ukraine, đang phụ thuộc vào nguồn viện trợ, trong khi 7,8 triệu người khác đã rời khỏi đất nước đến các quốc gia khác ở châu Âu.
Trong bối cảnh đó, Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Các quan chức Mỹ ngày 12/12 cho biết nước này đã vận chuyển một phần của gói viện trợ thiết bị điện tới Ukraine nhằm giúp khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia Đông Âu này. Theo một quan chức Mỹ, đợt viện trợ đầu tiên này bao gồm các thiết bị điện có tổng trị giá khoảng 13 triệu USD. Đây là đợt hỗ trợ đầu tiên trong gói viện trợ 53 triệu USD được thông báo hồi tháng trước. Một nguồn thạo tin khác cho biết Mỹ sẽ tiếp tục triển khai 2 đợt viện trợ thiết bị điện nữa đến Ukraine trong tuần này.
Châu Âu chia rẽ vì chuyện ngũ cốc Ukraine Ủy ban châu Âu (EC) thúc giục Ba Lan, Slovakia và Hungary "có thái độ xây dựng" sau khi 3 nước nhất quyết cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bất chấp quyết định ngược chiều của EC. Reuters dẫn lời phát ngôn viên của EC ngày 17/9 xác nhận đã được 3 nước thành viên là Ba Lan, Slovakia và Hungary thông báo...