Ukraine đệ đơn mua hệ thống phòng không hiện đại nhất của Mỹ
Ngày 28-8, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Valeriy Chaly tuyên bố chính phủ sẽ tìm cách mua một hệ thống phòng không hiện đại nhất từ Mỹ.
Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh NV, ông Valeriy Chaly cho biết, Ukraine đã đệ đơn mua các hệ thống phòng không từ Mỹ.
“Ukraine đã gửi yêu cầu chính thức tới Washington để mua một hệ thống phòng không có giá trị 750 triệu USD cho một đơn vị phòng không, nếu cần thiết ít nhất ba tổ hợp này sẽ được xem xét để tăng cường sức mạnh phòng không cho quân đội Ukraine”, ông Valeriy Chaly nói.
Ngoài ra, Ukraine cũng dự định mua thiết bị không người lái, radar phòng không, hệ thống chống bắn tỉa.
Vị Đại sứ nói thêm rằng yêu cầu mua này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Brussels, Bỉ, cũng như tại cuộc gặp giữa phía Ukraine với Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ John Bolton.
Một số chuyên gia đã bày tỏ quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều chuyên gia cho rằng Ukraine yêu cầu được mua hệ thống phòng không Patriot để thay thế các hệ thống S-300PT và S-300PS cũ.
Patriot được cho là có đủ khả năng giúp Ukraine tăng cường khả năng quốc phòng và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực.
Video đang HOT
Hiện có 15 quốc gia sử dụng hệ thống phòng không Patriot là nền tảng phòng thủ và tích hợp tên lửa tấn công.
Tính từ 1-2015, hệ thống Patriot đã đánh chặn hơn 100 tên lửa đạn đạo trong các hoạt động chiến đấu trên khắp thế giới.
Theo anninhthudo
Tổng thống Poroshenko tuyên bố chấm dứt quan hệ với Nga
Ukraine đang chuẩn bị thủ tục chấm dứt hiệu lực Hiệp ước hữu nghị với Nga, tố Moscow can thiệp bầu cử.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban hành hướng dẫn cho Bộ Ngoại giao nước này để soạn thảo gói văn kiện khởi động thủ tục chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác được ký kết giữa Ukraine và Nga vào năm 1997, theo TASS.
"Cuối cùng, sau khi chuẩn bị đầy đủ và sau khi hoàn thành việc bảo vệ pháp lý, chúng tôi đã đi đến bước tiếp theo, đó là sự giải thể Hiệp ước Hữu nghị" - ông Poroshenko tuyên bố.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Phát biểu ngày 28/8, Tổng thống Poroshenko cho biết sau khi chuẩn bị và xây dựng đầy đủ về vấn đề bảo vệ pháp lý, Ukraine tiến tới bước kế tiếp, đó là chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Ông hy vọng Bộ Ngoại giao sớm đưa ra gói văn kiện cần thiết về việc nhanh chóng khởi động tiến trình này.
Trước đó, vào lễ kỷ niệm Ngày Độc lập Ukraine 24/8, Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố rằng nhiệm vụ của thế hệ hiện tại là cắt đứt mọi quan hệ với "Đế quốc Nga và Liên Xô" một cách triệt để và không thể đảo ngược.
"Chúng ta đập tan mọi xiềng xích trói buộc chúng ta với Đế quốc Nga và Liên Xô. Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là biến nền độc lập thành điều không thể đảo ngược, biến Ukraine thành nước lớn và mạnh, đập tan mọi cơ hội quay trở lại vùng ảnh hưởng của Nga. Đây là nhiệm vụ của xã hội và của chính quyền được xã hội bầu ra" ông Poroshenko phát biểu tại cuộc diễu binh.
Ông lưu ý rằng, Ukraine phải dựa vào sức mạnh của chính mình, và sự nghiệp khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine có ích cho toàn bộ châu Âu.
"Trên lục địa này, mọi người đều hiểu rằng nếu thiếu đi một nước Ukraine độc lập thì hòa bình và an ninh ở châu Âu sẽ chỉ giảm đi chứ không tăng lên. Nếu không khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của nước ta thì tất cả những đường biên giới ở miền Trung và Đông Âu sẽ nhạt nhòa" - ông Poroshenko nói.
Hồi tháng Tư vừa qua, Tổng thống Poroshenko khẳng định ông đã trình Quốc hội một dự luật về việc đơn phương chấm dứt một số điều khoản của hiệp ước trên, đồng thời thừa nhận không thể hủy bỏ toàn bộ hiệp ước nhưng đình chỉ một số điều khoản là việc cần thiết.
Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Nga được ký vào tháng 5/1997 và có hiệu lực vào tháng 4/1999 trong thời hạn 10 năm. Văn kiện này bao gồm điều khoản về tự động gia hạn thêm 10 năm nữa nếu các bên không phản đối.
Hiệp ước này quy định nguyên tắc hợp tác chiến lược và các tuyên bố bất khả xâm phạm những đường biên giới hiện có, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và nghĩa vụ tương ứng của hai bên trong việc kiềm chế sử dụng các vùng lãnh thổ của mình để gây tổn hại cho an ninh của đối phương.
Tháng 10/2018 sẽ là hạn chót, theo đó các bên cần tuyên bố ý định của mình, hoặc kéo dài hiệp ước thêm 10 năm, hoặc chấm dứt hiệu lực.
Cùng với việc chấm dứt mối quan hệ giữa Ukraine và Nga, Tổng thống Poroshenko cũng gia tăng các cáo buộc đối với Moscow.
Ông Poroshenko tuyên bố rằng, Nga hiện đang tích cực tham gia can thiệp vào cuộc bầu cử trong nước thông qua các mạng xã hội.
"Hiện tại các công ty CNTT hàng đầu đã ghi nhận được hàng chục tài khoản giả có gốc Nga. Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch điều khiển thông tin mạnh mẽ - đó là tin giả, nhằm mục đích gây bất ổn" - ông Poroshenko nói trong một cuộc họp với lãnh đạo các tổ chức ngoại giao nước ngoài tại Ukraine.
Theo ông, Nga "đã có vốn kinh nghiệm dày dạn" khi can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan nhằm phê chuẩn Hiệp định về Hiệp hội giữa Nga và Liên minh châu Âu và trưng cầu dân ý về Brexit.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu ở các nước khác nhau.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov gọi những lời cáo buộc này là "hoàn toàn vô căn cứ".
Sơn Dương
Theo baodatviet
Ukraine phô diễn dàn khí tài tại lễ duyệt binh lớn nhất trong lịch sử Nhân kỷ niệm 27 năm ngày quốc khánh, Ukraine đã tổ chức lễ duyệt binh có quy mô lớn nhất trong lịch sử quốc gia này. Dàn vũ khí hiện đại đã xuất hiện trong lễ duyệt binh ngày 24/8 của Ukraine, nhân dịp kỉ niệm 27 năm ngày quốc khánh của Kiev, cũng như là dịp để Ukraine phô diễn sức mạnh...