Ukraine đàm phán về đảm bảo an ninh với Nhật, ông Biden muốn 100 tỷ USD cho Kiev
Ukraine đã bắt đầu vòng đàm phán song phương đầu tiên về đảm bảo an ninh với Nhật Bản như một phần của tuyên bố được các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) thông qua trước đó.
“Theo chỉ đạo của Tổng thống Zelensky vòng đàm phán đầu tiên với Nhật Bản về thỏa thuận song phương đảm bảo an ninh đã bắt đầu. Nhóm đàm phán của Ukraine do Phó Chánh văn phòng Tổng thống Igor Zhovkva đứng đầu”, hãng tin TASS dẫn thông báo trên trang web chính thức của nhà lãnh đạo Ukraine cho biết.
Hôm 9/9, Tổng thống Zelensky thông báo rằng ông đã đồng ý với Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa, người đã đến thăm Ukraine, để bắt đầu làm việc về một tài liệu song phương cung cấp bảo đảm an ninh cho Kiev.
Trước đó, Ukraine đã bắt đầu đàm phán về việc ký kết các thỏa thuận tương tự với Anh, Canada và Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tổng thống Biden muốn 100 tỷ USD cho Kiev
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định yêu cầu Quốc hội thông qua gói viện trợ quân sự và nhân đạo lớn nhất cho Ukraine đủ cho đến đầu năm 2025.
Tờ Telegraph dẫn các nguồn tin cho hay, quy mô của gói viện trợ này có thể lên tới 100 tỷ USD. Theo nguồn tin này, chính quyền đảng Dân chủ đang tìm cách tránh những tranh chấp mới với đảng Cộng hòa cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 11/2024.
Một quan chức trong chính quyền ông Biden cho biết, sẽ không có quyết định nào được đưa ra về việc có hay không có một gói viện trợ lớn cho đến khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện mới. Đồng thời, nhấn mạnh khả năng phân bổ gói viện trợ lớn kéo dài đến cuối năm 2024 đang được nghiên cứu.
Đến nay, Quốc hội Mỹ đã thông qua 4 gói viện trợ cho Ukraine với tổng trị giá 113 tỷ USD, tuy nhiên, việc duy trì hỗ trợ tài chính cho Kiev đang ngày càng trở thành vấn đề gây tranh cãi trong dân chúng Mỹ.
Bế tắc trần nợ Mỹ sẽ được giải quyết trong hôm nay?
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã có một cuộc điện đàm "hiệu quả" nhằm giải quyết bế tắc về trần nợ.
Hãng Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy hôm 21.5 đã tổ chức một cuộc điện đàm "hiệu quả" về tình trạng bế tắc liên tục liên quan vấn đề trần nợ công. Hai bên thống nhất sẽ trực tiếp gặp nhau trong hôm nay 22.5, ngay sau khi ông Biden trở về Washington từ chuyến công du châu Á.
Cụ thể, phát biểu sau cuộc gọi, ông McCarthy cho biết ông và ông Biden đã có những thảo luận tích cực về cách giải quyết khủng hoảng và các cuộc đàm phán cấp thấp hơn giữa các quan chức sẽ được nối lại. Ông McCarthy nói thêm rằng cuộc thảo luận lần này "tốt hơn" so với những lần trước đó, bởi dù vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng, các bên đã đồng ý nối lại đàm phán.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp G7 tại Nhật Bản ngày 20.5. Ảnh REUTERS
"Những gì tôi đang xem xét là sự khác biệt của chúng tôi ở đâu và làm thế nào chúng tôi có thể giải quyết những điều đó, và tôi cảm thấy phần đó hữu ích", ông McCarthy nói với phóng viên.
Trong khi đó, phát biểu từ hội nghị G7 ở Nhật Bản, ông Biden cho biết ông sẵn sàng cắt giảm chi tiêu cùng với điều chỉnh thuế để đạt được thỏa thuận, nhưng nói rằng đề nghị mới nhất từ các đảng viên Cộng hòa về mức trần là "không thể chấp nhận được".
"Phần lớn những gì họ đã đề xuất đơn giản là không thể chấp nhận. Đã đến lúc các đảng viên Cộng hòa chấp nhận rằng không có thỏa thuận lưỡng đảng nào được thực hiện đơn độc, chỉ dựa trên các điều khoản đảng phái của họ. Họ cũng phải thay đổi", ông Biden nói.
Trên Twitter, ông Biden cho biết ông sẽ không đồng ý với một thỏa thuận bao gồm điều khoản bảo vệ các khoản trợ cấp cho các tập đoàn dầu mỏ lớn và "những người giàu có trốn thuế", trong khi đặt việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ thực phẩm cho hàng triệu người Mỹ vào rủi ro.
Tháng trước, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua luật cắt giảm 8% chi tiêu của chính phủ vào năm tới. Các đảng viên Dân chủ nói rằng điều đó sẽ buộc các chương trình như giáo dục và thực thi pháp luật phải cắt giảm trung bình ít nhất 22%.
Ông Biden cũng cho rằng một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa sẵn sàng chứng kiến việc Mỹ vỡ nợ với hy vọng rằng hậu quả thảm hại sẽ ngăn cản ông tái đắc cử vào năm 2024, đài CNN đưa tin.
Còn hơn một tuần nữa là đến ngày 1.6, thời điểm mà Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo Mỹ sẽ vỡ nợ nếu như chính phủ liên bang không thể thanh toán tất cả các khoản nợ. Viễn cảnh vỡ nợ sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc với kinh tế thế giới, trong đó, các công nhân liên bang Mỹ sẽ bị sa thải, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ bị tác động mạnh và nền kinh tế Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái.
Mỹ vẫn chưa giải quyết nguy cơ vỡ nợ Reuters hôm qua (14.5) dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết cuộc đàm phán với quốc hội về việc nâng trần nợ đang tiến triển. "Chúng tôi chưa đến điểm thống nhất nhưng chúng ta sẽ biết rõ hơn trong 2 ngày nữa", ông Biden nói. Theo tờ The New York Times, 2 thập niên giảm thuế cùng các đợt ứng...