Ukraine cung cấp xe thiết giáp cho Thái Lan
Hãng tin Interfax ngày 24.7 đưa tin, Ukraine sẽ sớm cung cấp cho Thái Lan 48 xe thiết giáp BTR-3E1 do các công ty quốc phòng Ukraine sản xuất theo những hợp đồng mà hai bên đã ký kết trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2011.
Interfax dẫn một nguồn tin tại Công ty Ukroboronprom thuộc sở hữu nhà nước Ukraine cho biết theo kế hoạch, các cuộc kiểm tra kỹ thuật và lễ ký kết được tiến hành trong hai ngày 24 và 25.7 (theo giờ Ukraine).
Xe thiết giáp BTR-3E1 – Ảnh: Kyiv Post
Việc chuyển giao số xe trên cho phía Thái Lan sẽ được tiến hành “trong tương lai gần”, nguồn tin cho biết thêm.
“Các xe thiết giáp của Ukraine đang được cung cấp cho Thái Lan đúng lịch trình. Khách hàng Thái Lan hài lòng với tiến độ thực hiện hợp đồng”, nguồn tin nói.
Đến cuối năm 2012, Thái Lan sẽ nhận thêm ít nhất 30 chiếc BTR-3E1 nữa từ Ukraine. Theo các hợp đồng đã được ký kết, Thái Lan sẽ mua khoảng 233 chiếc BTR-3E1 của Ukraine với tổng trị giá 270 triệu USD, theo Lenta.
BTR-3E1 là phiên bản cải tiến của BTR-3E. Phiên bản mới được trang bị pháo cỡ nòng 30 mm, súng máy, súng phóng lựu và tên lửa chống tăng Bars.
Video đang HOT
Ngoài ra, BTR-3E1 còn được trang bị động cơ Deutz do Đức sản xuất và hộp số tự động Allison của Mỹ.
Theo Thanh Niên
Úc và kế hoạch củng cố sức mạnh hải quân trong tương lai
Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.
Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.
Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.
Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:
12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.
Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết. Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Ảnh: Combimac
Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không. Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.
Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.
Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.
Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).
Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.
Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.
Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc - Ảnh: Navy.mil
Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không - hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.
Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.
Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.
Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân - đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.
Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Theo Thanh Niên
Những đại gia vũ khí mới nổi Không phô trương ồn ào nhưng một số nước trong khu vực đang âm thầm trở thành những thế lực mới về xuất khẩu khí tài quân sự. Tham vọng 10 tỉ USD của Hàn Quốc Sau nhiều năm nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mỹ, Hàn Quốc không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật để trở thành đại gia...