Ukraine: Crimea giải tán chính quyền, tổ chức trưng cầu dân ý
Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bầu một lãnh đạo đảng thân Nga làm chủ tịch mới. Các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25/5.
Các cảnh sát lập vòng vây bên ngoài tòa nhà quốc hội Crimea ngày 27/2.
55 trong số 64 nghị sĩ của quốc hội Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc giải tán chính quyền. Quyết định này đã được quan chức quốc hội Olga Sulnikova thông báo.
Quốc hội Crimea sau đó cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của bán đảo, với 61/64 nghị sĩ ủng hộ.Chủ tịch hội đồng các bộ trưởng của Crimea, Anatoly Mogilyov, đã bị sa thải. Lãnh đạo đảng Thống nhất Nga của Crimea, Sergey Aksyonov, đã được bầu làm chủ tịch mới. Chính trị gia thân Nga này nhận được sự ủng hộ của 53 nghị sĩ, với 64/100 nghị sĩ tham gia cuộc bỏ phiếu.
Hội đồng các bộ trưởng mới dự kiến sẽ được thành lập vào hôm nay 28/2.
Video đang HOT
Trước đó, đoàn chủ tịch của quốc hội Crimea đã ra thông báo cho biết họ tin tưởng rằng “bằng việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn để cải thiện vị thế của khu tự trị và mở rộng quyền hạn, người Crimea sẽ có thể tự quyết định tương lai của khu tự trị mà không bị sức ép từ bên ngoài”.
“Do những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, với sự trợ giúp của các băng nhóm có vũ trang, chiếm đoạt quyền lực một cách bất hợp pháp tại Ukraine nên trật tự và hòa bình của Crimea đang bị đe dọa”, Oksana Korniychuk, thư ký báo chí của chủ tịch quốc hội Crimea, cho biết.
Thư ký Korniychuk lên tiếng chỉ vài giờ sau khi một nhóm người chưa rõ danh tính xông vào bên trong tòa nhà quốc hội Crimea và kéo cờ Nga. Tuy nhiên, nhóm này đã cho các nghị sĩ vào bên trong, trong đó có chủ tịch quốc hội Vladimir Konstantinov. Các nghị sĩ sau đó tiến hành các phiên họp theo đúng kế hoạch.
Sau đó, khoảng 400 người biểu tình đã thông báo tiến hành một cuộc biểu tình kéo dài bên ngoài tòa nhà quốc hội, yêu cầu tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vị thế của Crimea.
Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea sẽ được tổ chức cùng ngày với cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn tại Ukraine vào ngày 25/5.
Theo Dantri
Bạo lực bùng phát tại bán đảo tự trị của Ukraine
Cuộc xung đột đầu tiên diễn ra hôm qua giữa nhóm người ủng hộ và phản đối Nga ở khu tự trị Crimea cua Ukraine khiến một người thiệt mạng và 20 người bị thương.
Khoảng 20.000 người Hồi giáo Tatar ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraina đã đụng độ với một nhóm người thân Nga tại thành phố Simferopol thuộc Crimea.
Xung đột tại Ukraina khiến ít nhất 20 người bị thương. Ảnh: AP.
Một quan chức y tế cho biết, một người thiệt mạng và ít nhất 20 người bị thương. Những người biểu tình đã la hét, tấn công nhau bằng đá, chai và nắm đấm trước khi cảnh sát và thủ lĩnh 2 phe nỗ lực ngăn chặn xung đột leo thang. Đám đông giải tán sau khi cơ quan lập pháp tại địa phương thông báo sẽ hoãn cuộc họp khẩn gây tranh cãi.
Nhiều người Tatar lo sợ sẽ có những bước đi dẫn đến sự chia tách đất nước Ukraina tại cuộc họp này. Refat Chubarov, lãnh đạo cộng đồng người Tatar ở Crimea, nói với đám đông: "Mối đe dọa của chủ nghĩa ly khai đã được loại bỏ".
Tatar là một nhóm dân tộc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Crimea trong nhiều thế kỷ qua. Họ từng bị trục xuất dưới thời Liên Xô năm 1944 nhưng sau đó đã quay trở lại sau khi Ukraina giành độc lập.
Các nhân viên y tế đang chữa trị người biểu tình bị thương. Ảnh: AP.
Xung đột diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao khi các cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 28/2 và kéo dài 4 ngày.
Cuộc tập trận này có sự tham gia của tàu chiến thuộc hạm đội Baltic và hạm đội phương Bắc, cùng với không quân.
Ông Shoigu cho biết, cuộc diễn tập nhằm kiểm tra hành động phản ứng kịp thời của quân đội trong tình huống an ninh quốc gia bị đe dọa. Tuy nhiên khi công bố thông tin về cuộc tập trận, ông Shoigu không đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Trước khi thông báo được đưa ra, một nghị sĩ hàng đầu Nga đã đến thăm Crimea và khẳng định Moscow sẽ bảo vệ người dân nói tiếng Nga tại khu vực này, dẫn đến lo ngại rằng Nga sẽ đưa quân đến Ukraina.
Theo Người lao động
Không rõ tung tích tổng thống Ukraine Tình hình Ukraine vẫn diễn biến phức tạp trong ngày 23/2. Tổng thống Yanukovych bặt vô âm tín. Ảnh: EPA Những phần tử cực đoan đập phá trụ sở của Đảng Cộng sản Ukraine, các nhóm tự vệ của phe đối lập kiểm soát an ninh trật tự. Trong khi đó, đại diện phong trào cực đoan "Bên hữu" tuyên bố không rời...