Ukraine công bố kế hoạch tái thiết sau xung đột
Ngày 28/9, hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine đưa tin Phó Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine, ông Kyrylo Tymoshenko, đã công bố cơ chế tái thiết đất nước sau xung đột với tên gọi “Kế hoạch phục hồi nhanh”.
Ông Kyrylo Tymoshenko. Ảnh: twitter.com
Trong khuôn khổ kế hoạch tái thiết, Ukraine sẽ kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ tài chính để giúp nước này khôi phục các cơ sở hạ tầng bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề trong cuộc xung đột. Ông Tymoshenko cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với các đối tác quốc tế về kế hoạch này. Tôi đã tiến hành hơn 30 cuộc gặp với các đại sứ nước ngoài và mời tất cả họ hợp tác”. Cũng theo quan chức này, ban giám sát quỹ tái thiết Ukraine có 75% số thành viên là đại diện các nước tài trợ.
Đầu tháng này, Chính phủ Ukraine, Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cho thấy chi phí tái thiết Ukraine ước tính lên tới 349 tỷ USD.
Cũng theo Ukrinform, Ukraine cần khoảng 15 tỷ USD để khôi phục mạng lưới tưới tiêu nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Chính sách Nông nghiệp và Lương thực Ukraine Mykhailo Sokolov được dẫn lời cho biết nước này cần khôi phục hệ thống thủy lợi cấp nước tưới cho khoảng 5 triệu ha đất nông nghiệp. Nhà chức trách Ukraine đã xây dựng một dự luật cho phép các nhà vận hành công trình thủy lợi quốc doanh thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Ukraine là một trong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới với sản lượng năm 2021 đạt hơn 106 triệu tấn ngũ cốc, các loại đậu và hạt có dầu.
Video đang HOT
Ba Lan - Cường quốc quân sự mới của châu Âu?
Nhu cầu cấp bách hiện đại hóa quân sự của Ba Lan đến từ các hiệp ước bị phá vỡ và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu ở châu Âu.
Ba Lan đã đặt mua 500 HIMARS từ Mỹ. Ảnh: Quân đội Mỹ
Bình luận trên trang Geopoliticalmonitor.com mới đây, học giả Julian McBride cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra sự thay đổi lớn ở châu Âu. Là lục địa mà nhiều quốc gia vốn cắt giảm chi tiêu quân sự sau Chiến tranh Lạnh, các chính phủ châu Âu tìm cách tái quân sự hóa, nhận ra rằng mối đe dọa giao tranh vẫn tồn tại trong tương lai gần. Một trong những quốc gia châu Âu đó là Ba Lan đang trên đà trở thành cường quốc quân sự phi hạt nhân lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu.
Theo ông McBride, việc tái quân sự của Ba Lan không chỉ dựa trên vấn đề chuẩn bị cho các mối đe dọa tiềm tàng, mà còn phản ánh nhu cầu không muốn dựa vào những cam kết bảo vệ Warsaw từ các cường quốc khác trước đây.
Trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ba Lan đã bắt tay vào việc mua sắm lô hàng vũ khí thông thường của Mỹ lớn nhất trong lịch sử. Vào tháng 3, Warsaw đã ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 4,75 tỷ USD, củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.
Sau khi xung đột nổ ra, liên quan đến pháo MLRS (pháo phản lực bắn loạt tầm xa) và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm, Ba Lan cũng đã đề nghị mua thêm 6 hệ thống Patriot vào cuối tháng 5. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng đã ký hợp đồng mua sắm xe tăng lớn nhất từ trước đến nay, đặt hàng 250 xe tăng M1 Abram của Mỹ.
Khi bối cảnh địa chính trị trở nên phức tạp hơn, Ba Lan tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Điều này bao gồm một khoản mua vũ khí lớn từ tập đoàn công nghệ quân sự khổng lồ Hàn Quốc, với 180 xe tăng K2 sẽ được chuyển giao vào năm 2024 và 400 chiếc khác vào năm 2030. Ngoài ra, Ba Lan cũng mua 48 máy bay tấn công hạng nhẹ FA50, 1.400 xe chiến đấu bộ binh (IFV) và thêm 670 pháo tự hành K9.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Blaszczak tuyên bố nước này sẽ tăng lực lượng tại ngũ lên 400.000 quân với mức tăng ngân sách lên 3% GDP cho quốc phòng.
Có thể cho rằng khoản đầu tư quốc phòng hàng đầu mà Ba Lan thực hiện là mua 500 HIMARS (hệ thống pháo phản lực cơ động cao) từ Mỹ. Hệ thống này đã trở thành yếu tố "thay đổi cuộc chơi" đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt trong việc tấn công các mục tiêu chính như kho nhiên liệu, kho đạn và các trung tâm chỉ huy và điều khiển.
HIMARS cũng đã tìm ra cách để vượt qua hệ thống chống tên lửa S-400 nổi tiếng của Nga, do đó nó được coi là có thể mang lại lợi thế cho các thành viên NATO trong trường hợp xảy ra xung đột ở tương lai.
Ba Lan cũng đặt mua 180 xe tăng K2 từ Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Quyết tâm hiện đại hóa quốc phòng của Ba Lan không chỉ bắt nguồn từ tình hình địa chính trị của châu Âu, mà còn từ quá khứ của Warsaw khi bị "phản bội" bởi các siêu cường, vốn đã "hứa" bảo vệ nước này, nhưng không bao giờ thực hiện.
Về bối cảnh địa chính trị, xung đột Nga - Ukraine đã đặt Ba Lan vào thế bấp bênh, vì Ukraine không chỉ ngày càng là đồng minh thân thiết của Warsaw mà còn là vùng đệm chính có thể ngăn ngừa một cuộc tấn công khác của Moskva sang Đông Âu.
Xét về vấn đề lịch sử, trong khi Tây Âu trong lịch sử coi các mối đe dọa đối với Đông và Trung Âu là tương đối nhỏ và có thể giải quyết được bằng ngoại giao, thì Ba Lan và các nước Baltic vẫn phải chịu đựng những "vết sẹo" của các chính sách xoa dịu kiểu "Chamberlain" (chính sách nhượng bộ về chính trị và ngoại giao nhằm tránh xung đột xảy ra).
Ngày nay, Đông Âu có lẽ sẽ không mất cảnh giác, vì khả năng phòng thủ của Ba Lan cũng đóng vai trò như một lá chắn cho khu vực Baltic. Warsaw đã củng cố quan hệ với Vilnius và ủng hộ lệnh cấm quá cảnh của Litva đến Kaliningrad trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Belarus ngày càng gia tăng. Những biểu hiện quan trọng về sự ủng hộ này hoàn toàn trái ngược với một số cường quốc khác của EU, vốn chọn biện pháp xoa dịu.
Cùng với việc tăng cường năng lực để củng cố tuyến phòng thủ đến tận Baltic, Ba Lan cũng đã cho phép sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ và tìm kiếm mối quan hệ ngày càng tăng với quân đội Anh.
Ông ông McBride cho rằng, khi nhiều quốc gia hiện đang tìm cách củng cố quốc phòng - Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha và các nước vùng Baltic - Ba Lan đã đi đầu trong những nỗ lực này, tự coi mình là tiền tuyến phòng thủ của châu Âu. Với những bi kịch của lịch sử vẫn còn hằn sâu trong ký ức, có vẻ như Ba Lan sẽ không mất cảnh giác một lần nữa.
Nhật Bản cải tổ chính phủ nhằm khôi phục uy tín Cuộc cải tổ diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với môi trường an ninh ngày càng căng thẳng, đồng thời chịu rủi ro kinh tế do giá cả tăng cao và dịch COVID-19. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters Theo hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), Thủ tướng nước này Fumio Kishida ngày 10/8 sẽ tiến hành...