Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?
Ukraine đã nhận được không quá 50 tên lửa ATACMS từ Mỹ qua hai đợt viện trợ riêng biệt, với phiên bản cũ (tầm bắn 160km) vào cuối năm 2023 và phiên bản hiện đại hơn (tầm bắn 300km) vào tháng 3/2024.
Các tên lửa này đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch quan trọng, bao gồm các cuộc tấn công vào Crimea và những hệ thống phòng thủ của Nga.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân ( ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông tin từ Kiev Post (Ukraine) ngày 19/11, mặc dù cả Mỹ và Ukraine đều không công bố con số chính xác, nhưng có thể ước tính Kiev sở hữu không quá 50 tên lửa ATACMS.
Việc chuyển giao ATACMS được thực hiện qua hai đợt riêng biệt. Đợt đầu tiên diễn ra vào cuối năm 2023, khi Ukraine nhận được phiên bản cũ với tầm bắn khoảng 160km. Theo hãng tin AP, đợt này có thể chưa đến 10 tên lửa. Đợt thứ hai được thực hiện bí mật vào tháng 3/2024, cung cấp phiên bản hiện đại hơn với tầm bắn lên tới 300km. Đợt này nằm trong gói viện trợ trị giá 300 triệu USD từ Mỹ, bao gồm nhiều loại vũ khí khác như tên lửa phòng không Stinger, đạn dược cho hệ thống HIMARS, đạn pháo 155mm và 105mm, cùng 84 hệ thống chống tăng.
Dựa trên giá thành mỗi tên lửa ATACMS tầm xa (hơn 1 triệu USD/đơn vị) theo hợp đồng giữa Mỹ và nhà sản xuất Lockheed Martin, có thể ước tính Ukraine chỉ nhận được vài chục tên lửa ATACMS trong đợt viện trợ 300 triệu USD này.
Video đang HOT
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Về việc sử dụng, Ukraine đã triển khai ATACMS trong nhiều chiến dịch quan trọng kể từ khi nhận được. Cuộc tấn công đáng chú ý nhất là vào sân bay Dzhankoi ở Crimea ngày 17/4, được xác nhận sử dụng phiên bản tầm xa. Mặc dù sân bay này nằm trong tầm bắn của phiên bản cũ, nhưng do yêu cầu về khoảng cách an toàn tối thiểu 20km từ tiền tuyến, Ukraine đã phải sử dụng phiên bản tầm xa hơn cho cuộc tấn công này.
Ngoài ra, ATACMS dường như cũng được sử dụng trong nhiều chiến dịch khác. Vào đầu tháng 10 vừa qua, Ukraine đã tấn công một trạm radar “Nebo-M” của Nga tại một địa điểm không xác định. Tháng 7 năm nay cũng chứng kiến cuộc tấn công vào căn cứ không quân Saki ở Crimea, và ngày 16/7, bốn tên lửa M39 ATACMS mang đầu đạn chùm đã nhắm vào một bệ phóng tên lửa S-300 của Nga gần Mariupol. Trước đó vào cuối tháng 6, một hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 của Nga được cho là đã bị tấn công bởi ATACMS với đầu đạn chùm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các cuộc tấn công này đều được xác nhận chính thức là đã sử dụng ATACMS. Một số cuộc tấn công có thể được thực hiện bằng ATACMS phiên bản cũ từ năm 2023, và một số cuộc tấn công khác vào các mục tiêu ở Crimea, như căn cứ không quân gần Luhansk và Belbek, vẫn còn đang được điều tra xác minh.
Với quyết định mới nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga, số lượng tên lửa còn lại trở thành một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Đặc biệt khi chỉ có phiên bản tầm xa mới có thể thực hiện được các nhiệm vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, trong khi nguồn cung hiện tại có thể đã bị hạn chế đáng kể sau nhiều đợt tấn công trước đó.
Tóm lại, vì Ukraine sử dụng nhiều tên lửa ATACMS trong bất kỳ cuộc tấn công nào để đạt hiệu quả tối đa nên có khả năng Kiev sẽ chỉ còn lại một số lượng hạn chế các tên lửa ATACMS tầm xa nếu ban đầu chỉ có chưa đến vài chục quả tên lửa.
Nga tuyên bố bắn hạ 8 tên lửa ATACMS trên Biển Azov
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 8 tên lửa ATACMS trên bầu trời Crimea và 8 thiết bị bay không người lái (UAV) do lực lượng vũ trang Ukraine phóng trên Biển Đen, ngoài khơi bán đảo Crimea.
Tên lửa được phóng từ hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS ngày 30/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo cụ thể: "Vào ban đêm, một loạt âm mưu tấn công của Ukraine nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga đã bị ngăn chặn, bao gồm cả việc sử dụng tên lửa chiến thuật ATACMS, thiết bị bay không người lái có cánh cố định và phương tiện không người lái dưới nước. Lực lượng phòng không đang làm nhiệm vụ đã bắn hạ 8 tên lửa chiến thuật ATACMS trên Biển Azov. 8 thiết bị bay không người lái đã bị chặn trên Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Bán đảo Crimea".
Ngoài ra, phía Nga cũng phá hủy 2 phương tiện không người lái dưới nước đang di chuyển về phía Bán đảo Crimea.
ATACMS là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trong những tuần gần đây, Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở xa chiến tuyến.
ATACMS từ lâu đã nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách kêu gọi viện trợ từ phương Tây của Ukraine, nhằm giúp quân đội nước này có đủ hỏa lực để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở phía sau chiến tuyến. Ukraine lần đầu tiên sử dụng ATACMS vào tháng 10/2023.
Cuối tháng 4 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép gửi một số lượng đáng kể tên lửa ATACMS tới Ukraine. Đây là một phần của gói viện trợ trị giá 300 triệu USD được công bố vào giữa tháng 3 và đã đến Ukraine để triển khai bên trong biên giới nước này.
Các tên lửa ATACMS được cung cấp gần đây có tầm bắn xa hơn, có khả năng tấn công sâu hơn vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Trong khi lực lượng của Nga đang đạt được một số bước tiến ở trên bộ, Ukraine lại tập trung tấn công các mục tiêu như máy bay và trung tâm chỉ huy nằm sâu phía sau chiến tuyến, thường là ở Crimea.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã cảnh báo Kiev rằng vũ khí của họ chỉ được sử dụng trong lãnh thổ tranh chấp, thay vì các khu vực được quốc tế công nhận là của Nga. Nga đã sáp nhập Crimea một thập kỷ trước và Ukraine tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
Vào tháng 4, Ukraine ban đầu sử dụng ATACMS tầm xa hơn để tấn công một căn cứ không quân ở Crimea, nơi có một số bệ phóng tên lửa và radar.
Ngoài ra, Ukraine đã tấn công bằng ATACMS vào sân bay Belbek ngay bên ngoài thành phố cảng Sevastopol của Crimea.
Ukraine cũng tấn công một tàu quét mìn của Nga ở Sevastopol và tiếp đó là tàu hộ tống trang bị tên lửa Tsiklon của Moskva.
Các nguồn tin của Nga và Ukraine cũng xác nhận một cuộc tấn công nhằm vào khu huấn luyện quân sự của Nga ở khu vực Luhansk là do ATACMS.
Ukraine có lợi thế ra sao sau khi nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ? Sau khi Ukraine nhận được ATACMS, ông Dan Rice, cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ, nói với trang Business Insider: "Điều này sẽ khiến Nga phải thay đổi rất nhiều chiến lược và chiến thuật". Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Bình luận trên được đưa...