Ukraine có thể từ chối trả Nga khoản nợ 3 tỉ USD
Ngày 8.12, trả lời báo Nikkei (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko cho biết không loại trừ khả năng Kiev từ chối trả Nga khoản nợ 3 tỉ USD trong khi thời điểm đáo hạn là ngày 21.12.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vừa qua ơ Paris, Pháp – Ảnh: AFP
Bà Yaresko cho biết Kiev đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để thực hiện việc từ chối thanh toán nợ. Bà cũng chỉ trích đề xuất chuyển dịch cơ cấu nợ của Nga (Nga đồng ý hoãn nợ 3 năm, mỗi năm chỉ phải trả 1/3 tổng nợ, nhưng phải có sự bảo lãnh của phương Tây) và cho rằng điều đó trái với các tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) trong thể thức cung cấp khoản vay hỗ trợ cho Ukraine.
Bà Yaresko phát biểu: “Hiện tại, chúng tôi chịu rất nhiều áp lực từ phía những người phản đối việc trả khoản nợ này”.
Bà bộ trưởng cũng khẳng định, trong năm 2016, Ukraine sẽ kìm hãm mức sụt giảm GDP còn 7%, so với 9% của năm nay.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 12.2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thỏa thuận với Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych về việc Moscow cho Kiev vay 15 tỉ USD thông qua thị trường chứng khoán Ukraine. Trong khuôn khổ chương trình này, lượng trái phiếu trị giá 3 tỉ USD đã được đưa lên sàn chứng khoán Ireland vào ngày 20.12.2013 và được Nga chuộc lại bằng các chi phí của Quỹ phúc lợi quốc gia. Đợt thanh toán cuối cùng khoản vay bằng coupon (đồng tiền Ukraine) cho Nga đã được Ukraine thực hiện vào tháng 6 năm nay. Giờ đây, Nga yêu cầu Ukraine trả hết số nợ 3 tỉ USD trong tháng 12.2015.
Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow đã gia hạn nghĩa vụ trả nợ của Ukraine trong 3 năm (2016-2018), mỗi năm chỉ thanh toán 1 tỉ USD, nhưng phải có sự bảo lãnh từ chính phủ Mỹ hay EU, hoặc từ một trong những tổ chức tài chính quốc tế có uy tín lớn như IMF chẳng hạn.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Ukraine tuyên bố sẽ gia nhập NATO
Ngày 11.11, gazeta.ru cho biết, trả lời phỏng vấn Hãng truyền thông quốc tế Đức Deutsche Welle, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố rằng nước này sẽ gia nhập NATO.
Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko trên một chiếc tiêm kích Su-27 ngày 14.10. Ngày 11.11 ông Poroshenko tuyên bố rằng quốc gia này sẽ gia nhập NATO - Ảnh: Reuters
Theo lời ông Poroshenko, để có thể gia nhập NATO, Ukraine cần tiến hành nhiều cải cách triệt để và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề gia nhập Liên minh này.
"Chúng ta cần có những bước tiến để Ukraine phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO, và điều đó cần có lộ trình cụ thể chứ không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, cũng không phải chỉ trong một vài năm", ông Poroshenko khẳng định. Ông cũng đưa ra thời hạn thực hiện lộ trình là khoảng 6 -7 năm.
Tổng thống Poroshenko cho biết, cách đây 2 năm, kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine chỉ được 16% người dân nước này ủng hộ, nhưng bây giờ con số đó đã là gần 60%.
Được biết, các chuyên gia NATO sẽ tham gia giúp đỡ phát triển mọi mặt các lực lượng vũ trang của Ukraine cho đến năm 2020.
Bình luận về động thái này của tổng thống Poroshenko, ông Mikhail Popov, Phó thư ký Hội đồng an ninh Nga cho biết, việc đưa khái niệm "Nga là kẻ thù của Ukraine" vào Học thuyết quân sự mới của Ukraine là bước mở đầu trên con đường đến với NATO.
Cần biết, hồi cuối tháng 9.2015, tổng thống Poroshenko đã phê duyệt Học thuyết quân sự mới của Ukraine, trong đó có nhấn mạnh rằng "Nga là mối đe dọa quân sự thực tế". Văn bản của Học thuyết này ghi rõ: "Mối đe dọa đến từ hành vi tăng cường quân sự của Liên bang Nga trong những vùng gần biên giới với Ukraine, trong đó có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Crimea".
Trả lời phỏng vấn báo Sao đỏ của Nga, ông Popov nói rằng việc Ukraine muốn từ bỏ vai trò một quốc gia không liên kết (điều này được ghi trong Học thuyết quân sự mới) và chiến lược gia nhập NATO của Ukraine không phải là chuyện bất ngờ đối với Nga.
"Thứ nhất, chính các chuyên gia từ NATO đã tham gia xây dựng học thuyết này. Thứ hai, những nỗ lực gia nhập NATO từng được cựu tổng thống Ukraine Yushchenko thể hiện trong thời gian cầm quyền (2005-2010) khi gửi đến Brussels đơn xin gia nhập NATO, nhưng lúc đó không được đáp ứng. Thứ ba, việc công khai tuyên bố nước Nga là kẻ thù của Ukraine và từ chối mọi sự hợp tác với Nga chính là một bước được Poroshenko coi là đột phá trên con đường đến với NATO", ông Popov một lần nữa khẳng định.
Ông Popov cũng nói rằng phương Tây luôn coi Nga là đối thủ chính của NATO, đồng thời bất chấp các thỏa thuận song phương với Nga và Thỏa ước NATO-Nga năm 1997, họ đã áp sát biên giới với Nga một lực lượng lớn quân đội và vũ khí, bố trí nhiều lực lượng phản ứng nhanh tại các nước láng giềng của Nga, tăng cường mức sẵn sàng tác chiến của máy bay chiến đấu tại các căn cứ quân sự ở Lithuania và Estonia. Song song, NATO luôn nâng đỡ Kiev về mọi mặt.
"NATO và Ukraine đang cùng nhau phát triển một hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự mới, để trên cơ sở đó tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Ukraine phù hợp với tiêu chuẩn của NATO", ông Popov nói thêm.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Tổng thống Ukraine muốn gia nhập NATO Tổng thống Petro Poroshenko nói với Hội đồng An ninh Ukraine rằng việc đứng ngoài NATO là một chính sách "tội phạm" mà chính quyền hiện tại cần thay đổi, AP cho biết hôm 22.9. Tổng thống Ukraine, Poroshenko (phải) bày tỏ ý muốn gia nhập NATO - Ảnh: Reuters Hơn 8.000 người đã thiệt mạng tại miền đông Ukraine từ lúc quân...