Ukraine có nhiều tên lửa Javelin nhưng không biết cách sửa
Mỹ gửi cho Ukraine hơn 5.000 tên lửa Javelin nhưng không cung cấp số hotline hỗ trợ người dùng, khiến người nhận không biết cách tự tinh chỉnh vũ khí khi trục trặc.
Một lần, binh sĩ Ukraine gặp vấn đề với những bệ phóng tên lửa Javelin họ nhận được từ Mỹ. Những thiết bị tinh vi có giá 6 con số này bị trục trặc mà không ai trong đội biết cách sửa.
Họ phải cầu cứu Mark Hayward, cựu binh Lục quân Mỹ tình nguyện tới Ukraine làm giáo viên huấn luyện, cùng một người Mỹ nữa. Hai người nghĩ ra cách sửa cho một bệ phóng bằng cách tận dụng lại linh kiện từ tay cầm chơi game cũ.
Một binh sĩ Ukraine vác ống phóng Javelin ở phía bắc thủ đô Kyiv hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.
Những bệ phóng khác thực ra không có vấn đề. Vấn đề nằm ở tờ hướng dẫn sử dụng có nội dung được dịch ẩu bằng Google Translate, theo ông Hayward. Và quan trọng hơn, các kiện Javelin đến Ukraine không đi kèm tấm thẻ có ghi hotline hỗ trợ thường thấy.
“Chúng ta gửi đi thiết bị nhưng lại không có hỗ trợ kỹ thuật ư?”, ông Hayward nói.
Kiện hàng thiếu nhiều thứ
Tên lửa Javelin có hiệu quả cao nhưng phức tạp hơn các loại vũ khí vác vai khác. Bộ phận điều khiển (CLU) cầm tay của tên lửa Javelin cần chạy bằng pin và được làm mát bằng chất argon. Đi kèm với CLU là cuốn sách hướng dẫn sử dụng dày 258 trang.
Nhưng theo ông Hayward, điều đáng nói là dường như những kiện tên lửa Javelin được gửi tới Ukraine không đi kèm tấm thẻ có ghi hotline hỗ trợ miễn phí để người dùng gọi khi gặp trục trặc hoặc sửa chữa.
Hayward nói đã mở một vài hộp Javelin nhưng không tìm thấy tấm thẻ như thế. Cán bộ đào tạo của Ukraine ở nhiều đơn vị cũng nói không biết tới bất cứ hotline hỗ trợ Javelin nào, theo ông Hayward.
Thông tin về hệ thống tên lửa Javelin. Đồ họa: Washington Post.
Thông tin về hệ thống tên lửa Javelin. Đồ họa: Washington Post.
Ông Hayward cho biết hotline hỗ trợ là tài sản quan trọng đối với những binh sĩ không thể tự mình khắc phục sự cố. Việc chính quyền Biden không cung cấp cho Ukraine cùng mức hỗ trợ như thế là không chấp nhận được, ông nhận xét.
Bộ Quốc phòng Mỹ không trả lời câu hỏi của Washington Post về phạm vi Mỹ hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật cho Ukraine, cũng như câu hỏi liệu có phải tấm thẻ chứa hotline bị bỏ ra ngoài trước khi chuyển giao Javelin hay không.
“Mất tích” khỏi các kiện hàng còn là hai chương trình trên máy tính có vai trò cốt lõi trong giáo trình đào tạo sử dụng Javelin của Lục quân Mỹ, theo ông Hayward.
Một chương trình sẽ hướng dẫn các kỹ năng cơ bản như trình tự thao tác bắn. Đây được coi là kiến thức cần biết đối với binh sĩ Mỹ chuyên thao tác Javelin. Chương trình kia là bộ kit huấn luyện tác chiến mà binh sĩ Mỹ thường mang theo trong các buổi tập huấn mô phỏng chiến đấu thực địa.
Bradley Crawford, một cựu binh Lục quân Mỹ đang giúp đào tạo binh sĩ Ukraine về Javelin và các vũ khí khác, cho biết nhóm của ông đã yêu cầu chương trình đào tạo trên máy tính từ hơn một tháng trước. Nhưng tới nay, ông chưa thấy dấu hiệu các kit đào tạo này sẽ được chuyển đi.
Binh sĩ Mỹ được tập huấn sử dụng Javelin bằng phần mềm mô phỏng trên máy tính tại Hawaii vào năm 2012. Ảnh: Lục quân Mỹ.
Thiếu pin, Javelin chỉ là cái chặn cửa
Vấn đề hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine đã thu hút chú ý của ít nhất một nghị sĩ Mỹ. Trong phiên điều trần Thượng viện hôm 3/5, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski đã hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin liệu Mỹ có gửi đủ trang bị đào tạo cho Ukraine hay không.
Ông Austin cho biết việc này chưa bao giờ được đề cập trong lúc ông trao đổi với phía Ukraine. Sau đó, Lầu Năm Góc nói với bà Murkowski rằng quan chức Mỹ đã đặt vấn đề với phía Ukraine và đối phương nói không cần thêm trang bị đào tạo.
Nhưng hồi đầu tháng 6, một sĩ quan Ukraine đồn trú tại miền Nam nước này cho biết đơn vị mình đã yêu cầu bộ kit huấn luyện tác chiến một tuần trước buổi điều trần của ông Austin hôm 3/5 nhưng tới nay vẫn chưa nhận được. Những đơn vị khác cùng tiểu đoàn cũng thế.
Binh sĩ Ukraine biết cách thích ứng và đa số có thể ứng biến, vị sĩ quan nói. Nhưng nhiều người chỉ được học các lớp rút gọn kéo dài chưa đầy 2 ngày. Trong khi đó, khóa đào tạo Javelin của Lục quân Mỹ có thời lượng 80 giờ.
Mark Hayward chuẩn bị thử nghiệm nguyên mẫu pin lắp ngoài cho Javelin tại khu vực Mykolaiv, Ukraine hồi cuối tháng 3. Ảnh: Mark Hayward.
Tuy giao tranh Ukraine đã chuyển sang giai đoạn đối đầu chủ yếu bằng pháo binh và rocket, vũ khí chống giáp như Javelin vẫn có vai trò quan trọng. Nguyên nhân là Nga cần dùng xe tăng và xe bọc thép chở quân để nắm giữ lãnh thổ ở Donbas, theo vị sĩ quan.
Ông Hayward cũng đã trao đổi với Thượng nghị sĩ Murkowski về vấn đề thiếu pin cho CLU. Pin của CLU có thời lượng sử dụng 4 tiếng khi được sạc đầy và sẽ ngắn hơn nếu được sử dụng để khai hỏa.
Quân đội Ukraine đã cất lượng lớn pin đi để đảm bảo hoạt động cho những lần bắn trên thực địa. Số pin còn lại đến tay sĩ quan đào tạo rất ít. Nếu không có pin, Javelin chỉ là cái chặn cửa nặng 22 kg.
Kể với bà Murkowski, ông Hayward cho biết đã phải đấu nối pin vào ắc quy xe máy bằng băng dính và dây điện để có thể đứng lớp.
Ông Hayward vẫn nhớ một lần hồi tháng 3, khi đang đứng lớp về Javelin, ông nhận được cuộc gọi từ một binh sĩ ở Đông Nam Ukraine. Người lính nói CLU trong tay gặp trục trặc và đang phải ẩn nấp để tránh đạn xe tăng Nga.
Ông Hayward đã không thể phát hiện ra vấn đề qua điện thoại và người lính buộc phải bỏ chạy. Ông không biết số phận của người gọi.
Video tàu chiến Nga bắn loạt tên lửa Kalibr tấn công mục tiêu Ukraine .Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/6 đăng video tàu hộ vệ thuộc Hạm đội biển Đen đã bắn 4 tên lửa hành trình Kalibr tấn công hạ tầng quân sự của Ukraine.
Mỹ đã trượt sâu vào xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine?
Thời gian qua, ban lãnh đạo Mỹ thường khẳng định sẽ tránh đối đầu với quân Nga trên chiến trường và không tham gia trực tiếp cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, những diễn biến trên thực địa có thể khiến Mỹ bị kéo sâu vào cuộc xung đột này.
Giới quân sự, phân tích tình báo và ngoại giao cho rằng Tổng thống Biden đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng nhất tại lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tấn công vào lãnh thổ Ukraine vào tháng 2/2022.
Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng hệ thống phóng tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.
Kế hoạch dài lâu của Mỹ: Làm suy yếu Nga
Tháng 4/2022, người ta nhận thấy chính quyền Biden dường như đã lựa chọn cách tiếp cận cứng rắn với Nga. Họ tuyên bố "chiến thắng" của Ukraine trước Nga là kết quả duy nhất chấp nhận được.
Trợ giúp quân sự của Mỹ dành cho Ukraine đang được cựu tướng Mỹ Terry Wolff điều phối. Ông Wolff mới được bổ nhiệm vào Hội đồng An ninh quốc gia của chính quyền Biden.
Cựu đại tá lục quân Mỹ Lawrence Wilkerson đánh giá, chính quyền Mỹ hiện nay đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine.
Chính ông Wilkerson nhận định: "Họ thực sự muốn kéo dài xung đột vì họ muốn tác động làm thay đổi chế độ ở Moscow, gây bất ổn cho Nga, và sau đó là đến lượt Trung Quốc. Đây là chiến lược địa chính trị dài lâu của họ".
Thấy Nga chưa trả đũa, Mỹ ngày càng chủ động
Cựu đại sứ Mỹ Chas Freeman nhận xét về sự thay đổi trong quan điểm của chính quyền Biden: "Mất khoảng 8 tuần để chính quyền, thông qua cố vấn Sullivan, tuyên bố các mục tiêu cho cuộc chiến tranh ủy nhiệm".
"Lúc đầu khi phản ứng lại cuộc tấn công của Nga, chính quyền Mỹ đã thận trọng để hạn chế nguy cơ khiêu khích người Nga. Nhưng sau đó, khi không thấy sự trả đũa trực tiếp nào từ phía Moscow, họ đã bắt đầu trở nên ít thận trọng".
Theo ông Freeman, việc chính quyền Mỹ bớt thận trọng là do người Ukraine chứ không phải người Mỹ đang hứng chịu thương vong và do các tuyên truyền thân Ukraine của phương Tây khá thành công.
George Beebe - từng đứng đầu bộ phận phân tích về Nga tại CIA, cho rằng Mỹ đã khá bất ngờ về mức độ thành công của Ukraine trong việc kháng cự lại Nga, và khi ấy Mỹ bắt đầu tin rằng phe họ có thể giành chiến thắng.
Về cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà Mỹ được cho là đã khởi động trên thực tế ở Ukraine, đã có một sự thống nhất của cả 2 đảng ở điện Capitol.
Một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc cứng rắn hóa chính quyền Mỹ hiện nay chính là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Hai dự luật quan trọng mà Tổng thống Biden ký thành luật đã phản ánh xu hướng đó.
Việc ban hành luật hồi sinh chương trình cho mượn-cho thuê vũ khí và áp luật đó vào Ukraine đã được thông qua với số phiếu ủng hộ áp đảo tại Hạ viện Mỹ vào ngày 28/4. Hai tuần sau, Hạ viện Mỹ lại thông qua (cũng với số phiếu ủng hộ áp đảo) gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine. Lại một lần nữa, không có phiếu chống từ đảng viên phe Dân chủ Mỹ.
Bà Pelosi (thuộc phe Dân chủ) đã rất thành công trong thúc đẩy chương trình nghị sự chiến tranh tại Hạ viện, bà chỉ vấp phải sự kháng cự lấy lệ của phe Cộng hòa. Bà được đánh giá là người am tường thực chất vấn đề và chính sách.
Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã không đối mặt với sự phản đối nào từ phe tả liên quan đến việc cung cấp tài chính quy mô lớn cho các nỗ lực chiến tranh ở Ukraine.
Rủi ro tiềm ẩn nếu Mỹ sa đà
Cách tiếp cận của ông Biden đối với chiến tranh vẫn khá giống với các vị tổng thống Mỹ trước đây là Obama và Clinton, đó là theo đuổi việc đóng vai trò ngự trị toàn cầu và tầm quan trọng của các thể chế quốc tế đa phương như Liên Hợp Quốc.
Nhưng khi theo đuổi cách tiếp cận đó, Mỹ sẽ đối mặt các rủi ro nghiêm trọng.
Beebe - người có nhiều kinh nghiệm về Nga, nói rằng chính sách thời chiến của Tổng thống Biden phản ánh cách tiếp cận kiểu "trò chơi có tổng bằng 0" (thuật ngữ trong "lý thuyết trò chơi", với đại ý là "tôi được thì anh mất") mà chính Mỹ vẫn hay dùng để tố cáo Nga.
Theo Beebe, Mỹ vẫn duy trì lối suy nghĩ cứ điều gì làm suy yếu Nga và gây tổn thương cho ông Putin thì sẽ có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, chính điều đó lại tạo nguy cơ cho Mỹ: Một khi năng lực quân sự thông thường của Nga suy yếu, Nga có thể gia tăng khả năng sử dụng đến kho vũ khí đặc biệt của họ, đó chính là vũ khí hạt nhân.
Cựu đại sứ Freeman cảnh báo: Mỹ, NATO, Ukraine, và Nga đã bị kẹt trong xung đột kéo dài. Có thể cuộc chiến ở miền Đông và Nam Ukraine sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tương tự như xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir. Như thế sẽ có mối đe dọa thường trực về bùng nổ xung đột quân sự ở biên giới phía Đông của châu Âu và nguy cơ leo thang thành xung đột trực tiếp giữa Nga và Mỹ, bao gồm cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại nhau.
Vẫn theo ông Freeman, nếu thiếu vắng đối thoại ngoại giao nghiêm túc giữa Moscow và Washington thì khả năng leo thang xung đột là rất khó ngăn chặn.
Tổng thống Mỹ Biden thăm nhà máy sản xuất tên lửa Javelin viện trợ cho Ukraine Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến vào ngày 3/5 đến Alabama để thăm một cơ sở thuộc tập đoàn Lockheed Martin chuyên sản xuất tên lửa chống tăng Javelin. Binh sĩ Ukraine huẩn luyện với tên lửa chống tăng Javelin ngày 18/2. Ảnh: Reuters Nhà Trắng đã xác nhận thông tin trên ngày 27/4. Kênh CNN (Mỹ) cho biết tên lửa Javelin...