Ukraine chuẩn bị kiện Nga ra tòa án quốc tế về Crimea
Trong vòng 2 tuần tới, Ukraine sẽ kiện Nga lên các tòa án quốc tế liên quan tới vấn đề bán đảo Crimea.
Tổng thống cảnh báo sẽ kiện Nga về việc sáp nhập Crimea.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 24/1 tuyên bố trong vòng 2 tuần tới, nước này sẽ kiện Nga lên các tòa án quốc tế liên quan tới vấn đề bán đảo Crimea.
Trả lời phỏng vấn trên các kênh truyền hình Ukraine, Tổng thống Poroshenko nói: “Chúng tôi đã nhấn mạnh lập trường của mình rằng Crimea là chủ đề hàng đầu trong nghị trình với các đối tác quốc tế của chúng tôi. Trong khoảng 2 tuần nữa, các bạn sẽ thấy một số đơn khiếu kiện, trong đó liên quan tới các công ty tư nhân, mà chúng tôi sẽ trình lên nhiều tòa án quốc tế”.
Bất chấp việc 93% cử tri Crimea đồng ý sáp nhập vào Nga trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 16/3/2014, song Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều kiên quyết không công nhận bán đảo này là một phần của Nga.
Theo Báo Tin tức
Video đang HOT
Hé lộ kế hoạch phá hoại Crimea của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực giúp thành lập một tiểu đoàn Tatar chuyên thực hiện các hoạt động du kích, phá hoại tại Crimea
Thông tin trên được Lenur Islyamov, nhân vật đại diện nhóm "Hội đồng Tatar ở Crimea", đồng thời là nhân vật điều phối một kế hoạch phong tỏa trên bộ, cắt điện dẫn tới bán đảo này tiết lộ khi trả lời một loạt tờ báo Ukraine.
Islyamov nói: "Trong khi Bộ Quốc phòng Ukraine chỉ biết gãi đầu, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu hỗ trợ chúng tôi" và cho biết thêm, Ankara đã cung cấp cho lực lượng này các đôi giày và các bộ quân phục.
Người Tatar ở Crimea
Tiểu đoàn tình nguyện này hiện đang hoạt động dựa trên sự quyên góp của công chúng. Nhưng Islyamov hy vọng đơn vị sẽ được hợp nhất vào các lực lượng quốc phòng của Ukraine. Ông ta cũng cho biết tiểu đoàn Tatar của mình đã thu hút được khoảng 100 tình nguyện viên.
Islyamov hy vọng đơn vị này sẽ dần phát triển lên 560 chiến binh, hoạt động với vai trò "một tiểu đoàn đặc nhiệm SEAL toàn người Tatar". Nhiệm vụ của đơn vị là tiến hành chiến tranh du kích và phá hoại bên trong Crimea, điều mà Islyamov tin có thể thực hiện được vì đã "biết rõ mọi ngóc ngách" trên bán đảo.
Islyamov kêu gọi cô lập hơn nữa bán đảo Crimea và hứa hẹn sẽ "giải phóng những người Tatar" khỏi tay Nga, đưa bán đảo trở về với chính quyền Kiev "trong vòng một năm." Islyamov, người mang quốc tịch Nga, hiện đang bị Lực lượng an ninh liên bang (FSB) điều tra do có kế hoạch tổ chức một cuộc phong tỏa trên bộ tại Crimea.
Cuộc phong tỏa "sử dụng toàn bộ các nguồn lực và sức mạnh" sẽ bắt đầu vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016, theo lời Islyamov tuyên bố hồi đầu tháng. Ông ta đe dọa sẽ phá hoại các chuyến phà qua lại Eo biển Kerch, vốn ngăn cách bán đảo và lục địa Nga.
Hồi cuối tháng 11, cái gọi là "các chiến binh tình nguyện Tatar" đã phá hủy một số trụ điện ở khu vực Kherson, phía Nam Ukraine và còn ngăn cản các đội sửa chữa khôi phục nguồn cung điện, thông qua hai đường dây điện quan trọng dẫn tới Crimea. Màn phá hoại này đã khiến hơn 1,8 triệu người ở Crimea phải sống trong cảnh không điện.
Tuy nhiên, về lâu dài, kế hoạch của "tiểu đoàn Tatar" dưới sự giúp sức của Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể thành hiện thực bởi "lá bài dân tộc" mà Nga đang sử dụng ở Crimea tỏ ra hữu hiệu.
Chính sách của Nga
Đại đa số người sống ở Crimea hiện nay là dân tộc Nga - khoảng 1,2 triệu người hay 58,3% quy mô dân số bán đảo. Khoảng 24% còn lại là dân tộc Ukraine và 12% là người Tatar ở Crimea. Về ngôn ngữ, 97% dân Crimea nói tiếng Nga, 77% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, sống hoàn toàn theo phong tục Nga. Người Tatar tuân thủ các luật lệ của đạo Hồi - dòng Sunni, đối lập với phần lớn dân chúng Crimea theo Chính thống giáo Nga.
Trước đây, người Tatar hầu như bị cô lập trong cộng đồng xã hội Crimea nên họ đã thành lập Quốc hội (Mejlis) và lực lượng tự vệ có vũ trang riêng để bảo vệ cộng đồng. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ Ukraine sang Nga, Mejlis Crimea đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý và ra nghị quyết đòi quyền tự chủ dân tộc và lãnh thổ.
Tuy nhiên, Nga đã có chính sách dân tộc hết sức cần thiết và đúng đắn ở Crimea. Ngay sau khi Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga, trong bài phát biểu trước toàn dân về ý nghĩa lịch sử trọng đại của "Hiệp ước Thống nhất" ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định, Crimea có ba ngôn ngữ chính thức là tiếng Nga, Ukraine và tiếng Tatar Crimea.
Ngoài ra, ông Putin còn khẳng định, Nga sẽ thực hiện tất cả các biện pháp chính trị và pháp lý để hoàn tất quá trình phục hồi "quyền dân tộc" của nhân dân Tatar. Cùng với "quyền tự do ngôn ngữ" trong bản "Thông điệp Liên bang" của ông Putin, người Tatar hoàn toàn yên tâm sinh sống trên bán đảo.
Thậm chí, ngay cả trước khi Crimea sáp nhập vào Nga, chính quyền lâm thời trên bán đảo đã trân trọng gửi lời mời người Tatar trên bán đảo tham gia vào tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước tự trị, để xây dựng "một nước cộng hòa Crimea của các dân tộc anh em ngày càng tốt đẹp hơn".
Chính quyền mới đồng thời cam kết giành cho cộng đồng Mejlis Crimea (quốc hội riêng của người Tatar) một ghế phó thủ tướng, hai ghế bộ trưởng và các vị trí cao trong các ban ngành khác. Với dân số chưa bằng 1/5 số lượng người Nga và chưa bằng 1/8 tổng dân số, đây có thể coi là một sự "hậu đãi".
Đại diện của người Tatar ở Nga cũng đã đến Simferopol để thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và tôn giáo. Chính quyền Crimea cũng đã phân bổ 20% ngân sách để phát triển kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần cho người Tatar.
Rõ ràng những chủ trương và biện pháp mà Tổng thống Putin và chính quyền bán đảo Crimea áp dụng đã giúp cho nước cộng hòa này giữ vững được sự ổn định.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Nga phát hành tiền mới có hình ảnh Crimea Ngân hàng Trung ương Nga ngày 23/12 đã công bố hình ảnh một loại tiền mới được phát hành với hình ảnh của bán đảo Crimea. Tờ tiền mới được Ngân hàng Trung ương Nga phát hành. Những địa danh nổi tiếng của Crimea xuất hiện trên tờ tiền mới có mệnh giá 100 ruble (khoảng 1,41 USD) này là tượng đài kỷ...