Ukraine chỉ trích Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga làm suy yếu châu Âu
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 ( Nord Stream 2) sẽ giúp củng cố cho nước Nga nhưng lại làm suy yếu châu Âu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Trao đổi trong cuộc họp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Kiev ngày 31/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng chỉ trích việc Đan Mạch cấp phép cho dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga.
Ông Zelensky cho rằng quyết định của Đan Mạch sẽ làm ảnh hưởng đến cả Ukraine, đến hợp đồng trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu thông qua đường ống đặt trên lãnh thổ Ukraine.
Việc mất hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ukraine. Năm 2017, nước này kiếm được khoảng 3 tỷ USD phí vận chuyển khí đốt của Nga.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine việc xây dựng Nord Stream-2 không chỉ là vấn đề an ninh năng lượng là còn là là vấn đề địa chính trị. Ông Zelensky cảnh báo châu Âu sẽ bị suy yếu vì dự án này còn.
Video đang HOT
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Đường ống này sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic – Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.
Mới đây, trong thông báo ngày 30/10, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết cơ quan này “đã cấp phép cho dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 xây dựng một phần đường ống khí đốt tự nhiên ở thềm lục địa của Đan Mạch thuộc Đông Nam đảo Bornholm trên Biển Baltic”. Cơ quan này khẳng định Đan Mạch có nghĩa vụ cho phép việc xây dựng đường ống trung chuyển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Trước đó, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn năng lượng Gazprom Victor Zubkov hồi đầu tháng 10 cho biết tuyến đường ống đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện đã hoàn thành được 83% trong chiều dài đường ống hơn 2.000 km nhưng bị trì hoãn do thiếu sự cho phép đặt ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Tuyến đường ông qua biển Baltic này sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt giữa Nga và Đức, làm một số nước Tây Âu lo ngại sẽ bị phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đức, Phần Lan và Thụy Điển đã cấp giấy phép xây dựng dự án này.
Đức, nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), cho rằng đường ống sẽ đem lại nguồn cung năng lượng ổn định với giá cả phải chăng.
Minh Đăng
Theo vietnamfinance/RT
Nga dè chừng trước vũ khí cực mạnh của nước láng giềng bé nhỏ?
Ba Lan được cho là đã và đang xây dựng một hệ thống phòng không hiện đại và mạnh, đủ để khiến Nga gặp khó khăn trong bất kỳ kế hoạch tấn công nào. Hệ thống này bao gồm các tên lửa đình đám Patriot - một vũ khí khiến Nga phải kiêng dè.
Ba Lan đã trở thành một thành viên NATO chống Nga hàng đầu và là một đồng minh thân thiết của Mỹ. Ba Lan nằm trong số ít các nước thành viên NATO đạt mục tiêu dành ít nhất 2% GDP cho quốc phòng. Hơn nữa, Ba Lan đang đầu tư ngày càng nhiều tiền vào hoạt động hiện đại hóa quân đội. Warsaw đã đạt được bước tiến gây chú ý trên con đường hướng tới mục tiêu xây dựng một quân đội hiện đại bằng quyết định mua các hệ thống tên lửa phòng không đình đám Patriot của Mỹ. Ba Lan đã mua hai khẩu đội Patriot của Mỹ và sẽ mua thêm 6 khẩu đội này vào năm 2026.
Các động thái của Ba Lan được tuyên bố là nhằm để giúp nước này đối phó với mối đe dọa từ Nga và bảo vệ cho Ba Lan cũng như các lực lượng của NATO đang đóng tại lãnh thổ nước này.
Ba Lan tin rằng, việc họ tăng cường an ninh quốc gia là vấn đề sống còn khi mối đe dọa từ tên lửa và từ trên không của Nga đối với Châu Âu đang gia tăng.
Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là "sự can thiệp" của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như "tiền đồn" chống Nga của NATO.
Song song với đó, trong thời điểm này, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe dọa từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho nước họ đồng thời liên tục kêu gọi, thúc giục Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự đến khu vực xung quanh Nga.
Với cái cớ về mối đe dọa từ Nga, Ba Lan có rất nhiều hành động khiêu khích, chọc giận nước láng giềng Nga. Ba Lan là nước được Mỹ và NATO chọn làm nơi lắp đặt các bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là nhằm vào Nga. Ba Lan cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận của Mỹ và NATO. Chưa hết, Ba Lan còn từng công khai tuyên bố, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng đưa "kho vũ khí hạng nặng" của Washington đến đặt trên đất Ba Lan. Ba Lan đã sở hữu trong tay các tên lửa Patriot và muốn mua thêm nó để đối phó với Nga.
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa được nhiều "ông lớn" về quân sự trên thế giới ưa chuộng. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác. Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h. Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh, Patriot có khả năng cùng một lúc nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu.
Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện. Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.
Patriot được xem là phiên bản tương đương với hệ thống phòng không đình đám S-300 và S-400 của Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Báo Nga chỉ sự cần thiết của Gremyashchy với Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Handelsblatt rằng dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 không thể dừng lại ở giai đoạn này. Ngoài ra, Bộ trưởng Đức cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đường ống này đối với đất nước mình. Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Liên...