Ukraine chi 697 triệu USD nâng cấp vũ khí, quyết đấu với Nga
Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết, chính phủ Ukraine đã quyết định chi 6,8 tỷ hryvnie (khoảng 697 triệu USD) cho nhiệm vụ quốc phòng để nâng cấp vũ khí và cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước này.
Trong tuần này, những chiếc xe tăng cũ kỹ của quân đội Ukraine sẽ rời bán đảo Crimea để đi lên phía bắc. Kiev đang phải vật lộn với khó khăn để xây dựng lại lực lượng quân đội. Trung tâm nghiên cứu quân sự và chính trị ở Kiev ước tính Nga đã chiếm ít nhất 15 tàu hải quân của nước này.
Trang mạng tin tức Quốc phòng của Mỹ hôm 31-3 dẫn lời các chuyên gia phân tích quân sự nói rằng, sức mạnh quân sự của Ukraine kém hơn rất nhiều so với quân đội Nga. Những diễn biến tình hình hiện nay ở Crimea, khiến Ukraine rất cần mua sắm và hiện đại hóa hàng loạt các trang bị quân sự của mình.
Hãng tin AP cũng cho rằng, quân đội Ukraine có khoảng cách quá lớn so với Nga do những khó khăn về tài chính. Một bên là quân đội Ukraine với ngân sách quốc phòng èo uột cùng vấn nạn tham nhũng tràn lan và một bên là quân đội Nga hùng mạnh với sự đầu tư rất lớn trong vài năm trở lại đây.
Kể từ Liên Xô tan rã, đầu tư cho lực lượng vũ trang của Ukraine bị giảm sút nhiều cả về con người lẫn trang bị vũ khí. Theo “ Sách trắng Quốc phòng 2011″ của Ukraine, từ năm 2006 đến năm 2011, quân đội nước này đã cắt giảm tới 140.400 quân.
Video đang HOT
Những chiếc xe tăng gỉ sét trong nghĩa địa xe tăng khổng lồ ở Kharkov – Ukraine
Sách trắng quốc phòng năm 2012 của Ukraine nêu, Bộ tư lệnh lục quân có tổng cộng 735 xe tăng, 2.155 xe bọc thép và 72 chiếc trực thăng chiến đấu. Bộ tư lệnh không quân có 208 máy bay chiến đấu, 39 máy bay vận tải và Bộ tư lệnh hải quân có 26 tàu chiến, 8 trực thăng chống ngầm, 4 máy bay chống ngầm, 177 xe bọc thép và 41 xe tăng.
Phần lớn các xe tăng của Ukraine được sản xuất từ thời Liên Xô, các trang bị này hầu hết đã cổ lỗ sĩ nên rất cần được nâng cấp.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk trong một tuyên bố nói rằng, Kiev cần phải tăng chi tiêu cho quốc phòng để chống lại sự can thiệp quân sự của Nga vào bán đảo Crimea.
Ông Stephen Blank, chuyên gia quân sự của Hội đồng chính sách ngoại giao Mỹ nhận định: “Ukraine đã mất tất cả các căn cứ và cơ sở quân sự ở Crimea từ lục quân, hải quân và không quân, các cơ sở hạ tầng cùng vài nghìn binh sĩ. Ukraine đang rất dễ bị tổn thương trước một cuộc xâm lược từ phía nam và phía đông”.
Các nhà phân tích cho rằng, trước những diễn biến gần đây ở Crimea, ưu tiên hàng đầu là nền độc lập của Ukraine nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ quốc phòng của Nga.
Theo ANTD
Nhật thay đổi chính sách quốc phòng nhằm đối phó Trung Quốc
Ngày 26-7, chính phủ Nhật Bản đã công bố dự thảo sách trắng quốc phòng, kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự của nước này và một vai trò quyết đoán hơn đối với tình hình an ninh khu vực, do các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Dự kiến, sách trắng quốc phòng chính thức sẽ được công bố vào cuối năm nay. Nếu được thực hiện sẽ có số thay đổi lớn về chính sách đối với một quân đội mà hiện đang bị hạn chế ở phòng vệ và bị cấm hoạt động tại các vùng chiến sự ở bên ngoài lãnh thổ theo hiến pháp hòa bình của nước này.
Sách trắng lần này kêu gọi Nhật Bản cần phải tăng cường sức mạnh quân sự, để ngăn chặn và đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bao gồm cả việc mua sắm các phương tiện có thể tấn công các căn cứ ở nước ngoài, và thậm chí là tấn công các căn cứ tên lửa bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản từ chối việc này có thể được vận dụng để tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu.
Sau khi trở lại nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe muốn thay đổi chính sách quốc phòng trước đó của chính phủ do Đảng Dân chủ có quan điểm ôn hòa hơn lãnh đạo, để tăng cường sức mạnh và tự do hơn cho quân đội Nhật Bản.
"Không có thay đổi chút nào đối với chính sách phòng thủ cơ bản của chúng tôi," Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot-3 của Nhật Bản
Trong liên minh an ninh Mỹ - Nhật, Nhật Bản giữ vai trò như một lá chắn phòng thủ trong khi Mỹ đảm nhiệm khả năng tấn công các căn cứ của đối phương, ông nói và cho biết thêm, nhưng môi trường an ninh thay đổi nên cần phải nghiên cứu lại.
Sách trắng này đã nhiều lần gọi các hoạt động quân sự và hàng hải của Trung Quốc là những mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trong khu vực, và kêu gọi Nhật Bản tăng cường sức mạnh để đối phó.
Trong sách trắng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nước này cần phải tăng cường khả năng giám sát và cân nhắc việc sử dụng máy bay không người lái, hoặc máy bay trinh sát không người lái có khả năng giám sát liên tục ở tầm cao, tầm xa. Đồng thời, đề xuất thành lập một lực lượng hải quân đánh bộ có khả năng đổ bộ và vận tải, để bảo vệ các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Sách trắng cho rằng, liên minh an ninh Mỹ - Nhật vẫn là "nền tảng" trong chính sách phòng thủ của Nhật Bản và kêu gọi Nhật Bản tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo, trước những quan ngại về chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo ANTD
Nhật Bản tính chuyện sắm máy bay do thám không người lái Chính phủ Nhật Bản đang có ý định trang bị máy bay do thám không người lái, loại tương tự như máy bay Global Hawk của quân đội Mỹ. Máy bay do thám không người lái được Nhật mua sẽ giống với máy bay Global Hawk này của Mỹ. Dự thảo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề ngày 24/7 cho...