Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất “khao khát hòa bình”
Nhiều người dân ở Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống mới của nước Mỹ bởi họ tin rằng ông Trump sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến hiện nay và mang lại hòa bình cho Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp thường niên lần thứ 55 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ ngày 21/1 (Ảnh: Reuters).
Hy vọng về một sự thay đổi
Chỉ vài tháng trước đây, người dân Ukraine có thể đã rất lo lắng trước viễn cảnh Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình bằng cách buộc Kiev phải nhượng bộ Moscow trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.
Thế nhưng hiện nay, họ đang đặt hy vọng vào chính ông Trump, người có khả năng sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến đau thương kéo dài suốt gần 3 năm qua và mang lại hòa bình cho Ukraine.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên ở Davos trong tuần này, nhiều người Ukraine cùng các bên ủng hộ họ coi tổng thống mới của nước Mỹ là người nhiều khả năng sẽ phá vỡ thế bế tắc khi có thể vận động nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin ngồi vào bàn đàm phán cũng như sẽ đem đến cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một lối thoát.
“Đó là sự lạc quan thực sự”, Kurt Volker, quan chức từng phục vụ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump trên cương vị đặc phái viên của Mỹ về Ukraine chia sẻ với Politico.
“2024 giống như một năm chờ đợi vậy. Đã có các cuộc bầu cử, đã có sự xao lãng. Nhưng 2025 có vẻ như là một năm hành động. Mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng đó”, ông Volker nhận định.
Video đang HOT
Tất nhiên, Kiev không hề ảo tưởng. Trở ngại lớn nhất đối với thỏa thuận hòa bình không hoàn toàn thuộc quyền giải quyết của ông chủ Nhà Trắng mà là ở Điện Kremlin.
Mặc dù vậy, chính Tổng thống Zelensky cũng thừa nhận rằng ông Trump cuối cùng có thể sẽ là người đưa Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
“Ông Trump là một doanh nhân. Ông ấy biết cách gây áp lực”, ông Zelensky nói với các phóng viên tại Davos hôm 21/1, đồng thời bày tỏ sự hy vọng vào chính quyền mới của nước Mỹ.
“Điều chúng ta cần hiện nay là một sự bảo đảm chắc chắn”, Maksym Timchenko – Giám đốc điều hành của DTEK, nhà đầu tư tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Ukraine cho biết.
“Tôi nghĩ rằng chính quyền Donald Trump có thể mang lại nhiều sự chắc chắn hơn, nhưng tất nhiên phải không gây tổn hại đến tính công bằng cho một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine”.
Ông Zelensky có thể sẽ bị thúc ép phải đưa ra những nhượng bộ mà cho đến tận những tuần gần đây bản thân ông thấy cũng khó chấp nhận.
Nhiều khả năng, ông Zelensky buộc phải chấp nhận Ukraine sẽ không thể lấy lại được đường biên giới trước chiến tranh, mặc dù ông không bao giờ công nhận vùng đất bị chiếm đóng là lãnh thổ của Nga.
Nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine cũng đã “chết yểu”. Điều này thể hiện rõ trong cả những phát biểu của chính ông Zelensky tại Davos và từ những người Ukraine đến đây vận động cho thỏa thuận kết thúc cuộc chiến ở quê hương họ.
“Có thể không được tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều so với thời Tổng thống Joe Biden”, ông Tymofiy Mylovanov, một cựu bộ trưởng trong chính phủ Ukraine bình luận. Hiện ông Mylovanov là Hiệu trưởng Trường Kinh tế Kiev.
“Cách ông Biden xử lý cuộc chiến là một cuộc khủng hoảng. Ông ấy nghĩ rằng nếu kiên trì đủ lâu thì cơn bão sẽ đi qua. Nhưng nó đã không đi qua. Ông Trump cho rằng chúng ta phải ngăn chặn cơn bão đó. Ông ấy không quan tâm đến cách thức nó sẽ bị ngăn chặn”, ông Mylovanov nói thêm.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (Ảnh: East News).
Hai luồng quan điểm
Zoya Lytvyn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính phủ Toàn cầu tại Kiev cho biết, quan điểm của người Ukraine về ông Trump được chia thành hai nhóm.
Nhóm đầu tiên gồm những người “tôn sùng” các giá trị phương Tây, gần với quan điểm của Đảng Dân chủ Mỹ, đồng thời lo sợ ông Trump cũng như Phó Tổng thống J.D. Vance.
Trong khi đó, những người thuộc nhóm thứ hai nói rằng họ đã chứng kiến mọi việc mà cựu Tổng thống Joe Biden có thể làm, mức độ ủng hộ của ông và họ nhận thấy như vậy là chưa đủ. Họ cho rằng ông Trump “ít nhất cũng có đủ quyền lực để mang lại sự ổn định”.
Ông Steven Moore, nhà sáng lập Dự án Tự do Ukraine, người từng có 7 năm làm việc ở Quốc hội Mỹ, chủ yếu dưới cương vị Chánh văn phòng cho cựu Phó Tổng thư ký đảng Cộng hòa Peter Roskam cho biết: “Người dân Ukraine không biết ông Trump sẽ làm gì. Nhưng họ lại biết ông Biden đã làm gì. Chính quyền ông Biden đã tìm cách “câu giờ”. Cần phải thay đổi điều gì đó”.
“Rõ ràng đang có một sự lạc quan. Những người Ukraine mà tôi từng nói chuyện cảm thấy rằng ông Trump là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, trong khi ông Biden không chứng tỏ được tinh thần này”, ông Moore nói thêm.
Nga thấy "tín hiệu tích cực" từ ông Trump về Ukraine
Nga hôm 10/11 cho biết đã thấy "những tín hiệu tích cực" từ lập trường của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về Ukraine nhưng cảnh báo "khó dự đoán được cách ông Trump sẽ hành động khi nhậm chức".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Tass).
"Những tín hiệu này là tích cực. Trong suốt chiến dịch bầu cử, ông Trump đã nói về cách bản thân nhận thức mọi thứ thông qua các thỏa thuận, rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận có thể dẫn đến hòa bình", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông nhà nước được công bố hôm 10/11.
Tuy nhiên, ông Peskov vẫn cảnh báo thật khó để dự đoán "mức độ ông ấy (Tổng thống đắc cử Trump) sẽ tuân thủ các tuyên bố mà mình đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử".
Trước đó, hôm 9/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow và Washington đang "trao đổi tín hiệu" về vấn đề Ukraine thông qua "các kênh kín". Ông không nói rõ liệu cuộc trao đổi là với chính quyền hiện tại của Tổng thống Joe Biden hay Tổng thống đắc cử Trump và các thành viên trong chính quyền sắp tới của ông.
"Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của ông Trump về Ukraine, miễn là đây là những ý tưởng về việc hướng tới cách thức giải quyết vấn đề, chứ không phải là tiếp tục bơm thêm mọi loại viện trợ cho Kiev", ông Ryabkov cho biết khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax.
Trong khi đó, tại Kiev, Ngoại trưởng Andrii Sybiha cho biết Ukraine sẵn sàng làm việc với chính quyền Tổng thống mới ở Mỹ.
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell nhấn mạnh sự ủng hộ kiên định của liên minh này đối với Ukraine và hối thúc "chuyển giao nhanh và ít tự đặt ra giới hạn đỏ" trong hỗ trợ vũ khí của phương Tây cho Kiev.
3 kịch bản Anh đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine Thủ tướng Anh Keir Starmer xác nhận đang thảo luận với các đồng minh về kịch bản triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine hậu xung đột với Nga. Anh là một trong các quốc gia viện trợ và huấn luyện quân sự tích cực cho Ukraine (Ảnh: Avia Pro). "Tôi đã thảo luận vấn đề này với một số...