Ukraine cáo buộc quân đội Nga ra tối hậu thư
Hôm qua (3/3), Ukraine cáo buộc quân đội Nga đổ thêm quân vào bán đảo Crimea và ra tối hậu thư yêu cầu các lực lượng ở đây đầu hàng.
“Theo tối hậu thư, chúng tôi phải công nhận chính quyền mới ở Crimea, hạ vũ khí và rời đi nếu không họ sẽ tiến hành tấn công”, hãng tin AFP dẫn lời Vladyslav Seleznyov, người phát ngôn của bộ quốc phòng Ukraine tại Crimea nói. Ông này cũng cho biết thêm hạn chót thực hiện tối hậu thư là rạng sáng ngày 4/3.
Ukraine cho hay quân đội Nga đã gửi tối hậu thư tới các căn cứ Ukraine tại bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, hãng tin Interfax (Nga) dẫn lời người phát ngôn lực lượng Nga đang đóng tại Crimea tuyên bố cáo buộc trên là “hoàn toàn vô lí”.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã quen với việc bị cáo buộc sử dụng vũ lực chống lại các đồng nghiệp Ukraine. Những âm mưu khiến hai bên đối đầu sẽ không thể thành công”, ông này khẳng định.
BBC (Anh) dẫn thông tin từ các báo cáo cho hay Nga đã điều động hàng nghìn binh sĩ tới Crimea, bao vây các căn cứ quân sự và kiểm soát các sân bay.
Tư lệnh hai tàu chiến Ukraine cho biết họ cũng đã nhận thời hạn đầu hàng thậm chí còn sớm hơn nhưng khẳng định sẽ chiến đấu vì Ukraine. Một báo cáo cũng cho biết tư lệnh Hải quân Ukraine đã ra lệnh cho các sĩ quan của lực lượng này không “đào ngũ”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế và cho rằng Mátxcơva đang “ở phía sai lầm của lịch sử”. Các quan chức Mỹ tuyên bố đang lên kế hoạch áp đặt các lệnh cấm vận kinh tế đối với một số cá nhân và tổ chức của Nga.
Mỹ cũng lại lên tiếng thúc giục Nga rút quân khỏi Crime và đã đề xuất cử các quan sát viên quốc tế tới Ukraine.
Theo infonet
Thời khắc ngặt nghèo tại Ukraine
Ukraine đang ở vào thời điểm ngặt nghèo khi đất nước này phải trải qua "ngày đẫm máu nhất" trong cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình chống chính phủ ở Quảng trường Độc lập tại trung tâm Thủ đô Kiev.
Lực lượng biểu tình chống Chính phủ dùng chướng ngại vật - đốt phá và ném gạch
về phía lực lượng an ninh
Quốc gia Đông Âu Ukraine vừa trải qua một ngày được cho là đẫm máu nhất nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát tháng 11-2013. Bộ Y tế Ukraine cho biết ít nhất 25 người đã thiệt mạng (gồm 18 người biểu tình và 7 cảnh sát), 241 người bị thương (có 79 cảnh sát và 5 phóng viên) khi đụng độ xảy ra giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình chiếm giữ Quảng trường Độc Lập ở trung tâm Thủ đô Kiev vào đêm 18-2.
Cuộc đụng độ dữ dội tại Quảng trường Độc Lập diễn ra sau hàng loạt động thái leo thang đầy căng thẳng giữa chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych và phe đối lập tổ chức biểu tình chống đối. Trước đó, người biểu tình đã phong tỏa tòa nhà Quốc hội và ra tối hậu thư cho các nghị sỹ đòi Tổng thống Yanukovych phải bầu cử Tổng thống và Quốc hội trước thời hạn, đồng thời bỏ phiếu quay lại Hiến pháp 2004 quy định áp dụng chế độ Tổng thống - nghị viện để hạn chế quyền lực của Tổng thống.Sau tối hậu thư, người biểu tình vào tối 18-2 đã tái chiếm Tòa thị chính Thủ đô Kiev, nơi họ chỉ mới rút khỏi ngày 16-2 sau một thỏa thuận ân xá với chính quyền, và lần đầu tiên chiếm đóng một trụ sở của quân đội là Câu lạc bộ sĩ quan. Cùng lúc, những người biểu tình quá khích đã ném đá và bom xăng vào cảnh sát, đốt cháy nhiều ô tô, cướp phá các cửa hiệu, tấn công trụ sở đảng cầm quyền tại Kiev.
Trong khi đó, nhà chức trách Ukraine cũng ra tối hậu thư yêu cầu người biểu tình chống chính phủ phải chấm dứt mọi hành động bạo lực trước 18 giờ ngày 18-2 (giờ địa phương) nếu không các lực lượng an ninh sẽ được phép sử dụng "mọi công cụ pháp lý" để lập lại trật tự. Sau đó, đụng độ dữ dội đã nổ ra khi cảnh sát chống bạo động cùng với xe bọc thép đã dùng vòi rồng, lựu đạn cay... tiến vào Quảng trường Độc Lập giải tán người biểu tình.
Cuộc đụng độ tại "chiến trường" Quảng trường Độc Lập tiếp diễn sang ngày 19-2 khiến quốc tế hết sức lo ngại về việc bạo lực vượt tầm kiểm soát tại Ukraine. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tuyên bố thấy sốc trước sự leo thang bạo lực mà ông gọi là "không thể chấp nhận được", đồng thời yêu cầu các bên cùng phải kiểm chế và ngồi vào "đối thoại ngay lập tức".
Tuy nhiên, hiện cả chính quyền Tổng thống Yanukovych và phe đối lập cùng đổ lỗi cho nhau để xảy ra "ngày đẫm máu", đồng thời đều chưa tỏ dấu hiệu sẵn sàng ngồi vào đàm phán. Giới quan sát cho rằng trong lúc bạo lực leo thang hiện nay, khó có thể sớm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc vốn xuất phát từ đối đầu gay gắt giữa hai sự lựa chọn đầy khó khăn ở Ukraine: ngả về phía Đông với nước Nga hay về phía Tây với phương Tây.
Hai khuynh hướng trên đã chia rẽ chính trường và người dân Ukraine suốt cả chục năm qua kể từ khi nước này tách khỏi Liên Xô thành quốc gia độc lập. Song tính chất khốc liệt của cuộc đụng độ đẫm máu đêm 18-2 có thể sẽ tạo ra một ngã rẽ ngặt nghèo cho đất nước Ukraine.
Theo ANTD
Ngày 18 đẫm máu tại Kiev: 19 người chết, hàng trăm người bị thương Ngày 18-2, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Ukraine với những người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kiev bùng phát đã làm 19 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, khiến ngày này trở thành ngày bạo lực đẫm máu nhất tại Ukraine trong hơn 20 năm qua. Các cuộc đụng độ tại quảng trường trung...