Ukraine cáo buộc Nga dùng khinh khí cầu do thám, tuyên bố bắn hạ 6 chiếc
Các hệ thống phòng không gần thủ đô Kiev của Ukraine đã phát hiện và bắn hạ tới 6 khinh khí cầu mà nước này cho là do Nga sử dụng.
Theo đài RT, thông tin trên do ông Yuri Ignat, một phát ngôn viên của quân đội Ukraine đưa ra trên truyền hình ngày 15/2.
Theo ông Yuri Ignat, các khinh khí cầu này được phát hiện bay phía trên thủ đô Kiev và có thể đã được trang bị thiết bị trinh sát nhằm xác định và làm tiêu hao nguồn lực của hệ thống phòng không của Kiev.
Các quan chức thành phố Kiev cũng thông báo trên kênh Telegram rằng những quả khinh khí cầu, dường như được đẩy đi nhờ gió, có thể mang theo gương phản xạ góc và các thiết bị tình báo khác. Họ cho biết sẽ nghiên cứu mảnh vỡ của các vật thể bị bắn rơi rồi xác định mục đích sử dụng của các thiết bị này.
Theo ông Ignat, khinh khí cầu có thể là một chiến thuật mới mà Nga triển khai để bảo toàn kho máy bay không người lái trinh sát. Ông nói: “Các máy bay không người lái trinh sát như Orlan-10 đang được sử dụng ít hơn, vì vậy họ nghĩ tới việc sử dụng khinh khí cầu này”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nga vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.
Trước đó cùng ngày, còi báo động không kích đã vang lên trên khắp khu vực Kiev sau khi phát hiện các vật thể bay không xác định phía trên thành phố. Ngay sau cảnh báo, người ta có thể nghe thấy tiếng nổ trên khắp thủ đô. Các quan chức thành phố Kiev tuyên bố rằng các hệ thống phòng không đã phát hiện một số mục tiêu trên không và bắn hạ chúng.
Gần đây, khinh khí cầu cũng là tâm điểm tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ đã bắn hạ một khinh khí cầu Trung Quốc bay trên không phận mà nước này nói rằng là khinh khí cầu do thám. Sau vụ việc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy chuyến thăm Bắc Kinh, khiến cho quan hệ hai nước căng thẳng. Trung Quốc khẳng định đó là khinh khí cầu do thám bay lạc vào Mỹ và cáo buộc Mỹ thổi phồng sự cố.
Sau khi Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng phản ứng của Mỹ là bốc đồng và thái quá.
Theo đài RT, bà Zakharova nói trong một cuộc họp báo ngày 7/2: “Chúng tôi cho rằng những lời giải thích của phía Trung Quốc về vụ việc là đầy đủ và rõ ràng”.
Bà nói thêm rằng phản ứng của Bắc Kinh trong tình huống này là có trách nhiệm, trái ngược với phản ứng giật gân của chính phủ và truyền thông Mỹ: “Không thể dùng cách khác để mô tả phản ứng bốc đồng của Washington và giới truyền thông Mỹ ngoài từ kích động”. Bà Zakharova nói thêm rằng Mỹ tiếp tục sử dụng những lý do giả tạo, hoặc không có lý do nào cả, để vu khống và bôi nhọ các quốc gia từ chối làm theo ý họ”.
Nga tuyên bố về phản ứng của Mỹ trong sự cố khí cầu của Trung Quốc
Sau khi Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng phản ứng của Mỹ là bốc đồng và thái quá.
Khinh khí cầu Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, bà Zakharova nói trong một cuộc họp báo ngày 7/2: "Chúng tôi cho rằng những lời giải thích của phía Trung Quốc về vụ việc là đầy đủ và rõ ràng".
Bà nói thêm rằng phản ứng của Bắc Kinh trong tình huống này là có trách nhiệm, trái ngược với phản ứng giật gân của chính phủ và truyền thông Mỹ: "Không thể dùng cách khác để mô tả phản ứng bốc đồng của Washington và giới truyền thông Mỹ ngoài từ kích động". Bà Zakharova nói thêm rằng Mỹ tiếp tục sử dụng những lý do giả tạo, hoặc không có lý do nào cả, để vu khống và bôi nhọ các quốc gia từ chối làm theo ý họ".
Một khinh khí cầu không người lái của Trung Quốc đã bay qua Alaska, một phần của Canada và sau đó qua lục địa Mỹ vào tuần trước. Ngày 2/2, Lầu Năm Góc nói đó là khinh khí cầu Trung Quốc nhằm mục đích thu thập thông tin tình báo, còn giới truyền thông gọi đó là khí cầu do thám. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn vô thời hạn chuyến thăm Trung Quốc dự kiến vào ngày 3/2.
Trong một cuộc điện đàm với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Nghị, ông Blinken gọi tình huống này là vi phạm rõ ràng chủ quyền của Mỹ và luật pháp quốc tế, làm suy yếu mục đích của chuyến đi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết đây là vụ khí cầu nghiên cứu khí tượng dân sự xâm nhập nước Mỹ ngoài ý muốn do nguyên nhân bất khả kháng. Nhà ngoại giao này cho rằng Bắc Kinh đã xác minh và thông báo về tính chất dân sự của khinh khí cầu cho phía Mỹ. Người phát ngôn Mao Ninh nói thêm: "Một số chính trị gia và phương tiện truyền thông ở Mỹ đã thổi phồng vụ việc lên để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc".
Ngày 4/2, Lầu Năm Góc đã điều một máy bay chiến đấu F-22 đến bắn hạ an toàn quả khinh khí cầu sau khi nó trôi phía trên Đại Tây Dương. Quân đội Mỹ cho biết họ đang tìm kiếm những mảnh vỡ của khinh khí cầu đã bị bắn hạ này.
Sau đó, ngày 5/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ hết sức bất bình và phản đối việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự. Tuyên bố nhấn mạnh động thái này của Mỹ là hành động quá mức và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong đã trao công hàm cho Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự không người lái của Trung Quốc. Ông Tạ Phong cũng hối thúc Mỹ không làm leo thang căng thẳng hoặc tiếp tục thực hiện hành động gây tổn hại cho các lợi ích của Trung Quốc. Ông cho biết Chính phủ Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc. Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Biden nêu quan điểm rằng lực lượng chức năng Mỹ bắn hạ khinh khi cầu dựa trên nhận định hợp lý. Ông khẳng định đây là thực tế, không đặt ra vấn đề suy yếu hay tăng cường quan hệ song phương.
Trong diễn biến liên quan, ngày 6/2, Chính phủ Costa Rica thông báo phía Trung Quốc đã xin lỗi vì sự cố khinh khí cầu của nước này bay qua lãnh thổ của quốc gia Trung Mỹ. Hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Costa Rica cho biết Bắc Kinh đã thừa nhận một trong những khinh khí cầu của nước này đã bay qua Costa Rica và Đại sứ quán Trung Quốc ở San Jose đã "gửi lời xin lỗi vì sự cố". Trung Quốc khẳng định khinh khí cầu này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chủ yếu là nghiên cứu thời tiết. Trước đó, ngày 5/2, lãnh đạo Cơ quan Hàng không dân dụng Costa Rica cho biết các quan chức nước này đã nhận được báo cáo về việc một khinh khí cầu bay qua lãnh thổ nước này vào ngày 2/2.
Liên tiếp xuất hiện 'vật thể lạ' cả ở phương Tây lẫn Trung Quốc Kể từ sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận Mỹ, liên tiếp xuất hiện hàng loạt vật thể bay (UFO) ở nhiều nước cả phương Tây lẫn Trung Quốc. Mỹ, Trung Quốc (TQ) và Canada nhiều ngày qua liên tiếp phát hiện và bắn hạ các vật thể bay không xác định (UFO), trong bối cảnh căng thẳng giữa...