Ukraine cảnh báo “số phận” của siêu tăng Abrams trước hỏa lực Nga
Quan chức tình báo Ukraine cảnh báo nguy cơ các xe tăng Abrams do Mỹ cấp cho Ukraine bị phá hủy trước hỏa lực của Nga.
Lính Mỹ vận chuyển xe tăng Abrams (Ảnh: AFP).
Trong cuộc phỏng vấn với War Zone hôm 22/9, Kirill Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo (GUR) của quân đội Ukraine, cho biết xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do Mỹ cấp cho Kiev chỉ nên được triển khai trong các chiến dịch mang tính đột phá cụ thể, nếu không chúng sẽ nhanh chóng bị lực lượng Nga tiêu diệt.
Theo ông Budanov, Ukraine đang “mong đợi” nhận được 31 xe tăng Abrams mà Mỹ đã hứa cấp cho Kiev từ tháng 1.
Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky rằng, lô xe tăng Abrams M1 đầu tiên sẽ đến Ukraine “vào tuần tới”.
Sự xuất hiện của xe tăng Mỹ sẽ bổ sung thêm một loại vũ khí mới, đầy uy lực cho Ukraine khi các lực lượng vũ trang nước này phải vật lộn để chọc thủng hàng phòng ngự kiên cố của Nga dọc theo chiến tuyến trải dài hàng nghìn km.
Video đang HOT
Lớp giáp cứng cáp và vũ khí mạnh mẽ được trang bị trên Abrams có thể giúp các lực lượng Ukraine đạt được bước tiến đột phá tại các điểm nóng ở phía nam và phía đông.
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine cảnh báo nếu thiết giáp Mỹ được triển khai “trên tiền tuyến và trong một cuộc chiến vũ trang phối hợp, chúng sẽ không tồn tại được lâu trên chiến trường” dưới hỏa lực của Nga.
Ông Budanov cho biết, để tận dụng tối đa hiệu quả của xe tăng Mỹ, Ukraine chỉ nên để chúng tham gia vào các chiến dịch mang tính đột phá “rất cụ thể và được chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Ông Budanov giải thích, việc các lực lượng Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi pháo và mìn đã “làm giảm khả năng sử dụng khí tài bọc thép trên thực tế ở tất cả các hướng chính đến mức tối thiểu”.
“Nếu chúng ta triển khai một số tiểu đoàn xe tăng vào chiến trường, ngay khi chúng lọt vào tầm bắn của pháo binh, chúng sẽ bị tấn công”, quan chức Ukraine cảnh báo.
Người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine cũng đề cập đến tên lửa tầm xa ATACMS. NBC News ngày 22/9 dẫn lời 3 quan chức Mỹ đưa tin, Tổng thống Biden được cho đã thông báo với Tổng thống Zelensky rằng Washington sẽ cung cấp cho Kiev tên lửa tầm xa ATACMS dùng trên tổ hợp hỏa lực phóng loạt HIMARS.
Ukraine đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden cung cấp tên lửa ATACMS để tấn công và làm gián đoạn các tuyến tiếp tế, căn cứ không quân và mạng lưới đường sắt trên lãnh thổ Nga kiểm soát.
Ông Budanov cho biết lực lượng Ukraine cần tên lửa để nhắm vào các sân bay, sở chỉ huy và kho đạn dược của Nga ở những nơi mà ông gọi là “các khu vực của Ukraine bị Nga kiểm soát”, bao gồm bán đảo Crimea.
Ông Budanov nói rằng ông không biết liệu cuối cùng Kiev có nhận được ATACMS hay không khi chưa có thông báo chính thức từ Washington. Tuy nhiên, ông Budanov nhấn mạnh: “Vẫn còn nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này”.
NBC đưa tin Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine một “số lượng nhỏ” ATACMS. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine khẳng định “kể cả Mỹ cấp 100 quả ATACMS, điều đó cũng không thay đổi được tình hình” đối với Kiev.
Ukraine sắp nhận lô xe tăng M1 Abrams của Mỹ
Trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng ngày 21/9, Tổng thống Joe Biden cho biết Kiev sẽ nhận được lô xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ vào tuần tới.
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ngày 21/9. Ảnh: AP
"Hôm nay, tôi đã phê duyệt gói viện trợ an ninh tiếp theo của Mỹ dành cho Ukraine, bao gồm bổ sung pháo binh, thêm đạn dược, thêm vũ khí chống tăng và vào tuần tới, những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ sẽ được chuyển đến Ukraine", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, theo CNN.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết gói viện trợ mới mà Mỹ dành cho Ukraine trị giá 325 triệu USD, bao gồm khoản viện trợ an ninh 128 triệu USD và 197 triệu USD cho chi tiêu vũ khí và thiết bị quân sự.
Mỹ cũng sẽ gửi tên lửa phòng không tầm thấp MIM-23 Hawk, tên lửa phòng không vác vai AIM-9M Sidewinder, đạn cho hệ thống pháo phản lực HIMARS, vũ khí chống tăng và đạn pháo cho Kiev. Tuy nhiên, gói viện trợ lần này không bao gồm tên lửa tầm xa ATACMS được trang bị đạn chùm.
Xe tăng M1 Abrams. Ảnh: AFR
Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tập trung vào việc "tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, để bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu cung cấp nhiệt sưởi và điện chiếu sáng". Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định sẽ ủng hộ Ukraine và kêu gọi thế giới sát cánh cùng Kiev trong cuộc chiến.
Ông Zelensky đã gửi lời cảm ơn ông Biden về gói viện trợ mới.
Đây là chuyến công du Mỹ thứ hai của Tổng thống Zelensky kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào đầu năm 2022. Chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của Mỹ đang chia rẽ về vấn đề ngân sách liên quan đến gói hỗ trợ 24 tỷ USD dành cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc phản công mùa hè của Kiev vẫn chưa đạt được tiến triển như mong đợi.
Theo Reuters, kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ đã viện trợ khoảng 113 tỷ USD cho Kiev, trong đó bao gồm viện trợ quân sự trực tiếp và các khoản hỗ trợ ngân sách, tái thiết. Kiev cũng trở thành nước đồng minh nhận được khoản tài chính lớn nhất của Washington kể từ sau Thế chiến II.
Trong khi đó, giới chức Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và phương Tây đang trở thành những bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột khi trang bị vũ khí cho Ukraine. Điện Kremlin từng tuyên bố các gói viện trợ vũ khí của phương Tây gửi Kiev "không thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chiến dịch quân sự đặc biệt".
Ông Zelensky phát biểu tại Nghị viện châu Âu, EU hứa hẹn tăng viện trợ cho Ukraine Hôm 9/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu ở Brussels (Bỉ). Trong bài phát biểu tại Brussels, Tổng thống Zelensky cảm ơn Nghị viện châu Âu vì sự giúp đỡ mà Ukraine nhận được cho tới nay. Ngoài ra, ông Zelensky cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo Liên...