Ukraine: Căng thẳng bùng phát trước giờ trưng cầu dân ý
Một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về quy chế độc lập dự kiến được tổ chức trong ngày 11/5, căng thẳng tại các khu vực phía Đông Ukraine đã bùng phát khi những người ly khai bắt giữ một số nhân viên Chữ thập đỏ bị nghi ngờ làm gián điệp.
Trong khi các công tác chuẩn bị đang được tăng tốc tối đa để chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi tại hai vùng Donetsk và Lugansk, thành phố cảng Mariupol ở phía Nam đã có một ngày tưởng nhớ ít nhất 21 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ bạo lực ngày 9/5.
Tình hình tại Mariupol hiện vẫn rất nóng
Phương Tây tin rằng cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn tới việc 2 vùng nêu trên xin gia nhập Nga giống như Crimea, và nhấn mạnh rằng việc tổ chức trưng cầu dân ý sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất với Mátxcơva kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại Geneva cho biết 9 nhân viên của họ, gồm 4 người đến từ Donetsk, 4 người đến từ Kiev và một từ Thụy Sỹ, đã bị bắt giữ “trong vài giờ” trước khi được phóng thích không hề hấn gì.
“Theo những gì chúng tôi biết thì không có ai bị thương”, David Pierre Marquet, người phát ngôn của ICRC khu vực châu Âu và Trung Á khẳng định. “Những người này tới đó để đánh giá nhu cầu của người dân Donetsk. Có lẽ đó là lí do vì sao họ được trả tự do nhanh như vậy. Nhiệm vụ của họ là rất rõ ràng”.
21 người chết vì bạo lực trong ngày 9/5
Vụ bắt giữ đã cho thấy những căng thẳng đang diễn ra tại hai khu vực phía Đông Ukraine trước cuộc trưng cầu dân ý, mà nhiều khả năng sẽ dẫn tới sự leo thang căng thẳng địa chính trị.
Những người ly khai tại hai khu vực – với tổng cộng 7,3 triệu dân trong tổng số 46 triệu dân của toàn Ukraine, đã khước từ lời kêu gọi của Tổng thống Nga Putin về việc hoãn trưng cầu dân ý để tạo điều kiện cho đối thoại hạ nhiệt căng thẳng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cảnh đổ máu vốn đẩy Ukraine tới miệng vực nội chiến sẽ dừng lại, khi các vụ bạo lực bùng phát tại Mariupol hôm 9/5 khiến ít nhất 21 người thiệt mạng.
Bộ trưởng nội vụ Ukraine Arsen Avakov khẳng định trên trang Facebook của mình rằng cảnh sát trưởng của thành phố này đã bị bắt, và rằng các tay súng bắn tỉa đã tham gia tích cực vào các vụ bạo lực diễn ra giữa lúc Ukraine kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II.
Một cuộc tấn công nhắm vào trụ sở cơ quan cảnh sát thành phố, với sự tham gia của khoảng 60 người ly khai được trang bị súng máy tự động, đã biến thành một cuộc “đối đầu quân sự toàn diện”, khi quân đội và các binh sỹ của Bộ nội vụ được tăng viện tới, Avakov cho biết.
Ông khẳng định cuộc đụng độ kéo dài gần 2 giờ làm 20 người ly khai và một cảnh sát thiệt mạng, trong khi 4 cảnh sát bị thương và thêm 4 người ly khai bị bắt.
Các nhân chứng tại Mariupol thì thuật lại với hãng tin AFP rằng, cuộc đấu súng có sự tham gia của súng máy và đạn pháo từ 8 xe bọc thép.
Trong chiều nay, tiếng súng và nhiều tiếng nổ vẫn vang lên tại trung tâm Mariupol. Một phóng viên của hãng tin Ruptly cho biết tiếng súng xuất hiện gần khu vực một bệnh viện.
Các binh sỹ chính phủ Ukraine vẫn đang tiếp tục chiến dịch “chống khủng bố” tại miền Đông
Trong khi đó một chiếc xe quân sự bị người biểu tình chặn bắt được trong ngày 9/5 đã bị phóng hỏa gây nổ lớn, nhiều khả năng do đạn trong xe. Hiện chưa rõ ai là người phóng hỏa, tuy nhiên có thông tin cho rằng những người địa phương đã ném bom xăng vào xe.
Trong khi đó Vệ binh quốc gia Ukraine đã tuyên bố rút quân khỏi trung tâm Mariupol.
“Cảnh vệ quốc gia đã được rút khỏi vùng tâm điểm của các vụ việc nhằm không khiêu khích thêm sự hiếu chiến từ phía người biểu tình, và cũng để đảm bảo an ninh cho những cư dân hòa bình tại Mariupol”, cơ quan báo chí của Cảnh vệ quốc gia Ukraine khẳng định.
2/3 người dân Đông Ukraine không hài lòng với chính quyền Kiev
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày mai, câu hỏi đầu tiên các cử tri sẽ được hỏi đó là liệu họ có ủng hộ việc thành lập một nhà nước “Cộng hòa nhân dân” độc lập hay không. Đây được xem như một tiền đề để gia nhập liên bang Nga, như từng diễn ra tại Crimea.
Lãnh đạo người ly khai tại Donetsk Denis Pushilin cho biết cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức tại “90% các thị trấn trong vùng”, và tỷ lệ người đi bỏ phiếu dự kiến khoảng 60%.
Một khảo sát được công bố ngày thứ Năm bởi trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ thì khẳng định, chỉ 18% người Ukraine ở phía Đông muốn tách khỏi Ukraine, trong khi 70% muốn tiếp tục là một phần của Ukraine.
Tuy nhiên có tới 2/3 số người được hỏi tại phía Đông Ukraine cho biết không hài lòng với chính quyền Kiev thân phương Tây.
Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra sau một loạt các sự vụ leo thang bạo lực khiến hơn 100 người chết. Ngoài 21 người vừa thiệt mạng tại Mariupol, khoảng 14 binh sỹ đã thiệt mạng và 66 người bị thương trong các vụ tấn công của quân đội Ukraine nhắm vào những người ly khai.
Các cuộc đụng độ cũng đã khiến hơn 30 người ly khai thiệt mạng. Trong khi đó tại thành phố cảng phía Nam Odessa hồi tuần trước, 42 người chủ yếu là người biểu tình thân Nga đã tử nạn.
Theo Dantri
Ukraine: Thị trưởng thành phố nguy kịch vì trúng đạn
Hãng tin Guardian dẫn lời các quan chức địa phương cho biết, sáng hôm nay (28/4, giờ địa phương), Thị trưởng thành phố Kharkiv của Ukraine, ông Gennady Kernes, bị bắn trọng thương và đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo nguồn tin từ Văn phòng Thị trưởng, ông Gennady Kernes, 54 tuổi, Thị trưởng của thành phố lớn thứ 2 Kiev đang trải qua một cuộc phẫu thuật trong bệnh viện. Các bác sĩ đang nỗ lực để cứu lấy tính mạng ông.
Ông Kernes bị một kẻ lạ mặt bắn trúng vào lưng khi đang đi tập thể dục buổi sáng. Vẫn chưa rõ kẻ đứng sau vụ ám sát này.
Thị trưởng Gennady Kernes là nhân vật hàng đầu trong Đảng Khu vực của cựu Tổng thốngUkraine thân Nga Viktor Yanukovych. Ông Kernes đã quyết liệt phản đối các cuộc biểu tình Maidan, những cuộc biểu tình khiến ông Yanukovych phải bỏ trốn sang Nga vào đầu tháng 2 năm nay. Bên cạnh đó, ngài Thị trưởng luôn ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow.
Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền Kiev thay đổi, ông Kernes "yêu nước" hơn. Ông cho rằng, Kharkiv cách biên giới Nga 40km vẫn là một thành phố của Ukraine. Với tư cách là một tỷ phú, ông cũng tuyên bố mình là một nạn nhân trong hệ thống tham nhũng của cựu tổng thống Yanukovych.
Tình hình phía đông Ukraine ngày càng căng thẳng
Nhà báo Zurab Alasania của thành phố Kharkiv đã đổ lỗi cho Nga đứng sau vụ ám sát này. Ông Alasania đã viết lên facebook của mình rằng, ai cũng biết ngài Thị trưởng luôn duy trì thói quen đi bơi vào buổi sáng. Thêm vào đó tình hình ở phía đông Kiev đang ngày càng xấu đi nên một vụ ám sát do Moscow chủ mưu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trước đó, một nhóm 30 tay súng thân Nga đã bị bắt giữ tại một đồn cảnh sát thuộc Konstantinovka, thị trấn cách Slavyansk khoảng 48km về phía nam. Những tay súng này đeo mặt nạ và đột nhập vào đồn cảnh sát lúc 6 giờ sáng (giờ địa phương).
Cũng trong ngày hôm nay, lực lượng thân Nga đã chiếm thêm được một tòa thị chính của thành phố thuộc khu vực Donetsk, cách biên giới Nga khoảng 160km.
Bên cạnh đó, Mỹ và EU cũng tuyên bố sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các nhà chính trị Nga thân cận Tổng thống Putin khi tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Theo Khampha
Ukraine quyết định dùng vũ lực trấn áp với miền đông Tổng thống tạm quyền Ukraine Aleksandr Turchinov tuyên bố mở chiến dịch trấn áp người biểu tình ở vùng Donetsk, phía đông Ukraine. Người biểu tình ở vùng Donetsk, phía đông Ukraine "Chiến dịch chống khủng bố bắt đầu vào đêm thứ hai", hãng tin RT dẫn lời Turchynov nói. "Mục tiêu của các hành động này là bảo vệ công dân Ukraine"....