Ukraine “cấm cửa” tàu Nga
Kể từ ngày 1/1/2022, Ukraine cấm các tàu chở hàng và chở khách của Nga tiếp cận các tuyến đường thủy nội địa lớn, nhỏ của Ukraine.
Tàu, thuyền lưu thông qua tuyến đường thủy sông Dniester, đoạn chảy qua Ukraine (Ảnh: Sputnik).
Sputnik đưa tin ngày 1/1, theo “ Luật vận tải đường thủy nội địa” vừa ban hành của Ukraine cấm các tàu chở hàng, chở khách của Nga tiếp cận các đường thủy nội địa lớn, nhỏ của Ukraine gồm các sông Dniester, Dnieper và Dunabe và những hồ chứa khác.
“Việc đi lại ven biển giữa các cảng sông để thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa trong các tuyến đường thủy nội địa của Ukraine có thể được thực hiện bởi các tàu Ukraine hoặc tàu nước ngoài có chủ sở hữu là những tổ chức kinh doanh đã đăng ký trên lãnh thổ Ukraine, ngoại trừ tàu treo cờ của nước gây hấn và những tàu mà chủ sở hữu là công dân của nước bị Ukraine coi là nước gây hấn”, luật mới nêu rõ.
“Nước gây hấn” là cụm từ mà Ukraine ngầm chỉ Nga kể từ sau năm 2014 khi Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea.
Video đang HOT
Luật trên được quốc hội Ukraine thông qua từ cuối năm 2020 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 trong bối cảnh quan hệ giữa Nga – Ukraine và quan hệ giữa Nga với phương Tây nói chung leo thang căng thẳng.
Phương Tây chỉ trích việc Nga tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới Ukraine. Trong khi đó, Moscow cho rằng việc triển khai lực lượng trong lãnh thổ Nga là hoàn toàn bình thường, mặt khác, chỉ trích việc liên minh quân sự NATO mở rộng hiện diện về phía đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về cái giá phải trả nếu Moscow có động thái với Ukraine. Đáp lại, Tổng thống Putin cũng cảnh báo người đồng cấp Mỹ rằng, bất cứ lệnh trừng phạt mới nào của phương Tây chống lại Moscow có thể khiến quan hệ Nga – Mỹ đổ vỡ và đó sẽ là “sai lầm lớn”.
Ông Biden cảnh báo ông Putin "trả giá đắt" nếu có động thái với Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về cái giá phải trả nếu Moscow có động thái với Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: EPA).
"Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin rằng nếu ông ấy tiến hành thêm bất kỳ động thái nào, nếu ông ấy tiến vào Ukraine, chúng tôi sẽ có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc. Chúng tôi sẽ tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Âu, với các đồng minh NATO và (Nga) sẽ phải trả một cái giá rất đắt", Tổng thống Joe Biden nói với các phóng viên khi rời một nhà hàng ở Wilmington, bang Delaware, Mỹ hôm 31/12.
Trước đó, trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút hôm 30/12, Tổng thống Biden và Tổng thống Vladimir Putin đã trao đổi để giải quyết những căng thẳng liên quan đến Ukraine.
Tổng thống Biden cho biết ông Putin đã đồng ý về "3 hội nghị lớn" vào tháng tới với sự tham gia của các quan chức cấp cao nhằm giúp tìm ra giải pháp và ông Biden cũng kỳ vọng những tiến triển từ các cuộc đàm phán đó. Tuy nhiên, ông Biden nói thêm: "Tôi đã nói rõ rằng tiến triển chỉ có thể đạt được nếu ông ấy (Putin) giảm leo thang".
Khi được hỏi liệu Moscow có phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu vẫn duy trì quân đội ở biên giới Ukraine hay không, Tổng thống Biden nói: "Tôi sẽ không công khai ở đây, nhưng chúng tôi đã nói rõ rằng ông ấy (Putin) không thể có động thái với Ukraine".
Một quan chức Nhà Trắng hôm 31/12 cho biết Tổng thống Biden sẽ có cuộc trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 2/1. Quan chức này cho biết, ông Biden dự kiến sẽ tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine, thảo luận về sự hiện diện của quân đội Nga ở biên giới Ukraine và xem xét việc chuẩn bị cho các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu tình hình trong khu vực.
Cuộc điện đàm mới nhất giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ được thực hiện theo đề xuất của Tổng thống Putin. Chủ nhân Nhà Trắng đã nhận lời điện đàm nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine.
Trong cuộc điện đàm này, Tổng thống Biden nói rõ, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác sẽ đáp trả quyết đoán nếu Nga tiếp tục có thêm các hành động "gây hấn" liên quan đến Ukraine.
Đáp lại, Tổng thống Putin cũng cảnh báo người đồng cấp Mỹ rằng, bất cứ lệnh trừng phạt mới nào của phương Tây chống lại Moscow có thể khiến quan hệ Nga - Mỹ đổ vỡ và đó sẽ là "sai lầm lớn".
Mặc dù đưa ra những cảnh báo cứng rắn, nhưng trong cuộc điện đàm mới nhất, hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ đều ủng hộ tăng cường các biện pháp ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng.
Cuộc điện đàm diễn ra giữa lúc quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng do vấn đề Ukraine. Phương Tây chỉ trích việc Nga tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới Ukraine. Trong khi đó, Moscow cho rằng việc triển khai lực lượng trong lãnh thổ Nga là hoàn toàn bình thường, mặt khác, chỉ trích việc liên minh quân sự NATO mở rộng hiện diện về phía đông.
Đầu tháng này, Nga đã đưa ra đề xuất an ninh gồm 8 điểm, trong đó đề nghị NATO chấm dứt sự mở rộng này bởi đó bị coi là mối đ.e dọ.a đối với Moscow.
Gần một giờ đồng hồ lãnh đạo Mỹ - Nga cảnh báo lẫn nhau Trong cuộc điện đàm gần một tiếng đồng hồ hôm 30/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã thảo luận vấn đề căng thẳng liên quan đến Ukraine và đưa ra cảnh báo lẫn nhau. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: EPA). Bloomberg dẫn thông tin từ Nhà Trắng cho biết,...